Hôm nay,  

Obama Trước Ngã Ba

03/12/200800:00:00(Xem: 8728)

Obama Trước Ngã Ba
Nguyễn Xuân Nghĩa

Hay từ ngã ba bước ra ngã bảy"

Tổng thống tân cử Barack Obama đã có cử chỉ ngoạn mục khi chuẩn bị nội các để chấp chánh vào ngày tháng  Giêng tới đây.
Về kinh tế, ông Obama mời nhiều nhân vật ôn hoà đã từng phục vụ trong Chính quyền Bill Clinton, tạm quên lời hẹn tăng thuế, và tỏ vẻ hoài nghi kế hoạch cấp cứu ba đại gia xe hơi của Mỹ tại Detroit. Quyết định ấy khiến thị trường thở ra nhẹ nhõm trong khung cảnh kinh tế bị suy trầm từ cả năm nay.
Về an ninh đối ngoại, ông Obama mời Nghị sĩ Hillary Clinton làm Ngoại trưởng và lưu dụng Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates của Chính quyền Bush. Tướng James Jones được mời làm Cố vấn An ninh Quốc gia là một người thân cận với Nghị sĩ John McCain. Quyết định ấy cũng khiến phe Cộng hoà và thành phần ôn hoà thấy yên tâm hơn, trong khi phe cực tả và phản chiến thì bắt đầu thất vọng, phàn nàn...
Nhiều người cho là Barack Obama cần đưa Nghị sĩ Hillary Clinton ra khỏi Thượng viện để tránh một chướng ngại quá lớn bên Quốc hội - và một đối thủ trong cuộc tranh cử 2012 - mà muốn điệu hổ ly sơn thì phải mời bà tham chánh trong chức vụ đứng đầu Nội các, là Tổng trưởng Ngoại giao, thì mới đủ hấp dẫn. Nhưng, biết đâu là theo kiểu Đại nghị Âu Châu (parliamentarian system), Obama có thể đã mời Hillary qua Hành pháp như một hình thái liên hiệp giữa hai phe mạnh nhất trong đảng Dân Chủ. Đó là cánh tả phản chiến, bao cấp và bảo hộ mậu dịch của ông, liên hiệp với cánh trung tả của Hillary, người được 18 triệu cử tri ủng hộ và thua ông chỉ một số phiếu cực nhỏ của cử tri đoàn trong vòng loại - qua quyết định chia đôi số phiếu của Florida và Michigan.
Nếu điều ấy đúng thì chính là hình thái liên hiệp sẽ càng khó cho Obama xoay trở, nhất là trên trận tuyến quốc tế. Tránh ngã ba có khi ông trổ ra ngã bảy.
Sau đây là mấy ngả đường quốc tế ấy. 
Khi còn tranh cử, Nghị sĩ Joe Biden trong liên danh Obama-Biden đã dại dột dự báo rằng Chính quyền mới Hoa Kỳ có thể bị một vụ khủng bố. Vụ ấy đã xảy ra tại Mumbai, trễ một tháng để có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử - cử tri Mỹ bỏ phiếu ra sao nếu Ấn Độ bị vụ 9-11 của họ vào ngày 26 tháng 10 thay vì tháng 11" Nhưng vừa đủ để thách đố Chính quyền Obama.
Ấn Độ và Pakistan là hai xứ cừu thù từ thời... lập quốc 1947. Và ngày nay cả hai quốc gia đều có võ khí nguyên tử. Cuối năm 2001, quân khủng bố Hồi giáo từ đất Kashmir bên Pakistan đã đột nhập và tấn công trụ sở Quốc hội Ấn khiến Hoa Kỳ phải vào hoà giải hai nước để tránh xung đột năm 2002.
Năm tới, Ấn Độ sẽ có bầu cử Quốc hội. Nhiều phần là đảng Quốc đại (thiên tả) sẽ thất cử để liên minh trung hữu do đảng Nhân dân Ấn Độ BJP lãnh đạo trở lại cầm quyền. Vụ khủng bố Mumbai đêm 26 và kéo dài bốn ngày càng khiến Chính quyền của đảng Quốc đại lúng túng vì đã để xảy ra một thất bại lớn về an ninh. Chính quyền Dheli lập tức cho thấy là quân khủng bố có được sự trợ giúp từ ngoài: nếu không từ nội bộ cơ quan an ninh ISI của Pakistan thì do sự chểnh mảng của Pakistan khi dung túng các phần tử khủng bố, từ cốt lõi al-Qaeda hay từ các lực lượng Hồi giáo quá khích đang hoạt động tại Pakistan.
Vì vậy, Ấn nêu vấn đề và là vấn đề của Hoa Kỳ!
Chính quyền dân cử tại Pakistan không có thực quyền vì quyền lực vẫn nằm trong tay quân đội.  Trong quân đội lại có nhiều tướng tá có thiện cảm với chế độ Taliban của Afghanistan và có cơ quan tình báo liên quân Inter-Service Intelligence ISI xưa nay vẫn hợp tác hoặc dung chứa khủng bố. Bài toán của Ấn không thể có giải đáp từ Pakistan - vốn đang bị khủng hoảng tài chánh - nếu xứ nay muốn tránh nội loạn hoặc tan rã.
Mà bài toán của Ấn là vấn đề của Mỹ vì Pakistan có thể nêu lên đòi hỏi hay sự hăm dọa của Ấn để lấy lý do rút quân từ biên giới với Afghanistan về biên giới với Ấn Độ. Nếu như vậy, trận tuyến Afghanistan của Hoa Kỳ và NATO sẽ nguy to.
Khi hứa hẹn tăng cường quân số cho chiến trường Afghanistan và lưu dụng Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates, Obama muốn áp dụng tại Afghanistan chiến lược dồn quân đánh tới của Bush - do ông Gates và Tướng David Petraeus thi hành tại Iraq. Then chốt của chiến lược là gây sức ép với Pakistan để đẩy các lãnh tụ Taliban vào chỗ phải thỏa hiệp hay hợp tác với Mỹ hầu cô lập và tiêu diệt al-Qaeda, cho Mỹ thư thái rút quân. Bây giờ, vì vụ Mumbai, ưu tiên của Pakistan đã đổi khác, hết là miễn cưỡng hợp tác với Hoa Kỳ. Hoàn cảnh của Taliban cũng sẽ dễ thở hơn nên chả còn lý do nói chuyện với Mỹ hay với Chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai tại Kabul!


Bằng một đòn ngoạn mục tại Mumbai, quân khủng bố đã châm ngòi cho mâu thuẫn Ấn Hồi làm Hoa Kỳ hết sử dụng được lá bài Pakistan cho chiến trường Afghanistan. Những kẻ thiết kế ra trò ma quỷ này biết khá rõ về nội tình Pakistan, Ấn Độ và Hoa Kỳ!
Bài này chỉ nêu riêng thách đố cho Chính quyền Obama (và từ tuần trước đã gợi ý là Phó Tổng thống tân cử Joe Biden nên qua Dehli trấn an Ấn Độ và nói chuyện phải quấy với Islamabad về vụ Mumbai và Afghanistan - xem bài "Khi Tổng thống học bài" ngày Thứ Bảy 29). Vụ khủng bố Mumbai không chỉ làm Hoa Kỳ lỡ trớn trong quan hệ tay ba với Ấn Độ và Pakistan để giải quyết hồ sơ Afghanistan, nó còn khiến Trung Quốc phải theo dõi để nếu mâu thuẫn Ấn Hồi bùng nổ thì sẽ yểm trợ đồng minh truyền thống là Pakistan. Và gây thêm vấn đề cho Hoa Kỳ!
Đây là lúc Tổng thống Barack Obama sẽ phải quyết định ở giữa ngã ba và có khi chọn lựa một hai giải pháp có khác biệt, của Ngoại trưởng Hillary Clinton và của Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates. Không dễ!
Mà nào chỉ có Mumbai!
Vì tình hình vẫn chưa ngã ngũ tại Georgia.
Trong khi ông Obama long trọng giới thiệu thành phần phụ trách về an ninh và đối ngoại, thì Ngoại trưởng đương nhiệm là Condoleezza Rice phải vừa qua phủ dụ Ấn Độ vừa giải quyết một khúc mắc lớn tại Âu Châu. Hội nghị cấp Tổng trưởng (hàng năm) của các thành viên Minh ước NATO đang họp tại Bruxelles thuộc Bỉ. Tại hội nghị này, Hoa Kỳ kêu gọi mở rộng cơ chế NATO cho Georgia và Ukraine nhưng gặp sự phản đối hoặc nhẹ nhất là ngần ngại của nhiều hội viên NATO tại Âu Châu.
Với sự ủng hộ lưỡng đảng tại Quốc hội, Chính quyền Bush đã đẩy mạnh cuộc Cách mạng màu hồng tại Georgia vào năm 2003 và màu cam tại Ukraine vào năm 2004. Nối tiếp quyết định tham chiến của Chính quyền Bill Clinton tại Kosovo, Hoa Kỳ thời Bush cũng ủng hộ việc cho Kosovo được độc lập từ đầu năm nay. Các biến động ấy đã gây phản ứng mạnh từ Liên bang Nga khiến Vladimir Putin muốn đẩy lui phong trào dân chủ và không cho lá chắn của NATO cứ theo đà Đông tiến mà vào tới Georgia và Ukraine.
Ngày nay, vì nhiều lý do khác nhau, NATO đang bị suy yếu với chiến trường Afghanistan chưa ngã ngũ, Liên hiệp Âu châu bị phân hoá vì đối sách với Nga, Thủ tướng Vladimir Putin đã - như quân khủng bố - đóng một cái nêm vào mối quan hệ đầy bất trắc giữa Hoa Kỳ với các đồng minh.
Là người được dư luận Âu châu thổi lên trời xanh, Tổng thống tân cử Barack Obama sẽ xử trí ra sao với mũi dùi của Nga và sự rạn nứt trong nội bộ Âu Châu về cái lẽ có bảo vệ hay không Georgia và Ukraine" Khi đòi tài giảm ngân sách quốc phòng và tự ý chấm dứt kế hoạch phòng thủ chiến lược - sức mạng khả tín nhất của Mỹ trước sức ép của Nga và Iran - Obama có khiến Âu Châu bị tách làm đôi và chiến tranh có thể bùng nổ ngay tại Âu Châu trong năm mười năm tới hay không"
Từ thời Harry Truman - một Tổng thống Dân Chủ - cho đến nay, Hoa Kỳ mới gặp loại vấn đề gay go và có hậu quả lâu dài như hiện nay. Cái nút dễ gỡ nhất là Iraq thì đang thành hình. Nhưng giải xong là để bước qua gỡ mìn tại Afghanistan, trong khi tinh thần Hồi giao cực đoan và ý thức hệ khủng bố vẫn còn và vẫn còn đào tạo ra nhiều thế hệ sát nhân nữa. Mỗi thế hệ khủng bố lại một lần gây thêm rạn nứt hay mâu thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
Trong khi đang phải xoay trở với các đơn vị tác chiến, chuyền từ Iraq qua Afghanistan chẳng hạn, thì Hoa Kỳ vẫn bị Liên bang Nga điểm trúng huyệt vào lúc bất lợi, khiến Âu Châu sẽ bi khủng hoảng, có khi vỡ đôi theo ranh giới cũ của cuộc Chiến tranh lạnh. Manh giáp còn lại là lực lượng NATO thì lại bị bào mỏng...
Nếu nhìn ra sự thể ấy, có lẽ Barack Obama sẽ xét lại những hứa hẹn khi tranh cử. Mà có xét lại hay không thì ông cũng phải chật vật mới bảo vệ được sự thuần nhất trong nội các đầy tính chất liên hiệp của những người đều cứng đầu và có kinh nghiệm hơn ứng cử viên Ô Ba Hoa.
Tránh ngã ba mà có khi lại trổ ra ngã bẩy là như vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.