Hôm nay,  

Những Cuộc Trùng Phùng Hy Hữu

18/10/200800:00:00(Xem: 11477)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Bạn tù gặp gỡ nhau trong Ngày Tù Nhân Chính Trị VN tại Dallas; Miệng cười nhưng mắt đỏ long lanh.
 (Hình của VAHF)

 

Trong Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Tại DallasTriều GiangNgoài 3 khách sạn Hampton Inn, Holiday Inn tai Richardson, và Comfort Suites tại Plano, là những nơi có đầy ắp những khách Việt phương xa, từ chiều thứ năm, ngày 2 tháng 10, một số đông đảo các gia đình Việt Nam thuộc các thành phố: Richardson, Plano, Arlington, Garland, Port Arthur…, những thành phố lân cận của Dallas đã đón tiếp những người bạn, những thân nhân từ phương xa đến.
 Họ tụ tập tại  các tiệm ăn và khu phố người Việt.
 Những người khách với những mái tóc hoa râm và gương mặt khắc khổ mang nhiều suy tư.
 Họ đi thành từng nhóm, hoặc đi với gia đình.
 Họ là những cựu tù nhân chính trị Việt Nam từ khắp tiểu bang và một số quốc gia như Canada, Úc, đã tề tựu về đây để tham dự Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam do hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam với Bà Khúc Minh Thơ đứng ra tổ chức trong 3 ngày từ mùng 3 tới 5 tháng 10 vừa qua, tại Dallas, Texas.
“ Anh Mạnh đã chết trong trại tù K2 Tân Lập”Ngày đầu tiên cuộc họp mặt được đặt tên là ngày “Trở về” diễn ra tại White Rock Lake Park, một công viên thơ mông nằm không xa trung tâm thành phố Dallas với chiếc hồ nhân tạo rộng mênh mông có những gợn sóng lăn tăn bời cơn giông nhẹ.
 Bên cạnh hồ là những thảm cỏ xanh mát mắt dù muà thu đã được báo hiệu bởi những chiếc lá vàng nhạt trên những tàng cây cao vút.
 Ở đây, cây cỏ, sông nước đã chứng kiến những cảnh hội ngộ để đời cuả hàng ngàn cựu tù nhân chính trị Việt Nam, những người đã phải gánh chịu đau thương, thiệt thòi nhất trong khúc quanh lịch sử vừa qua của đất nước VN.
 Họ đã ôm lấy nhau mà khóc.
 Họ đã không dằn được tiếng reo vui hay những lời nói nghẹn ngào vì xúc động khi nhận ra nhau.
 Họ tay trong tay tản bộ ven hồ, hoặc cùng nhau ngồi trên thảm cỏ để ôn lại những chuyện ngày xưa, những ngày tháng nhục nhằn trong lao tù Cộng sản, Họ nhắc đến những người bạn đã phải bỏ xác trong tù trong những ngày đen tối đó, hoặc những người đã ra đi vĩnh viễn tại quê nhà hay trên mảnh đất tự do.
 Họ nói với nhau về đời sống hiện tại, về con cái, và nhất là về những ưu tư về quê hương, đất nước…“ Tôi đến hơi trễ vì bị lạc đường.
 Khi tôi đến thi đã hơn 10 giờ.
 Ban tổ chức đã có những tấm bảng ghi rõ các trại tù cắm dài dài trên thảm cỏ, để anh em có thể tìm đến và gặp nhau.
 Tôi dến ôm bảng trại Yên Bái và nhờ câu em ra đứng ở bảng trại Tân Lập, Vĩnh Phú.
 nhưng không gặp ai.
 Có lẽ anh em đến trước và đã gặp nhau.
 Tôi chạy vào hội trường thì đã thấy trên 1,000 người đứng ngồi chật nứt.
 Tôi đang ngơ ngác thì nghe ông Nguyễn Hân, Chủ tịch Hội HO Dallas đang kêu gọi trên loa phóng thanh: “Chi Hằng, vợ anh Nguyễn Lương Mạnh xin được gặp các anh từng ở trại K2 Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú, ở phiá sau sân khấu.
” Tôi chen vào trong khối người dầy đặc để lên phía sân khấu.
 Lúc đó anh Trần Ân, bạn tù của tôi tại K2, Tân Lập đến từ Tennessee cũng vừa tới.
 Chúng tôi gặp nhau nghẹn ngào.
” Đó là lời kể của ông Sơn Lê đến từ Amarillo, Texas về cuộc trùng phùng giữa ông, ông Ân Trần, và Bà Hằng vợ của ông Nguyễn Lương Mạnh, bạn tù từng sống với ông tại trại K2 Tân Lập, tỉnh Vĩng Phú.
 Với gương mặt khắc khổ nhưng đôi mắt còn tinh anh có pha lẫn đôi chút tếu ngạo của một người vui tánh, Ông Sơn kể tiếp:  “ Phút chốc hình ảnh của trại tù K2 Tân Lập hiện ra trong đầu tôi, sống động như ngay trước mắt; những người tù gầy ốm khẳng khiu như những cái xác không hồn, như đoàn quân ma đang cắm cúi trưóc những luống rau xanh.
 Chúng tôi nuôi cá và trồng rau.
 Cứ hơn một tháng là chúng tôi sản xuất 5,6 tấn rau và hàng tấn cá nhưng không bao giờ được ăn cá, ăn rau.
 Khẩu phần của chúng tôi hàng ngày là 4 mẩu khoai mì và hai muỗng nước muối.
 Một tháng chúng tôi được một lần ăn “cơm tươi”.
 “ Cơm tươi”  cũng chỉ là lưng bát cơm hẩm và 2 muỗng nước muối.
 Chúng tôi lúc nào cũng đói! Đói vàng con mắt! Đói triền miên.
 Lần đó anh Trần văn Thượng, sĩ quan cảnh sát đi lao động bắt được một con cóc, anh giấu trong áo và buổi tối hôm đó anh đốt lửa nướng cóc và ăn.
 Anh trúng độc, ói mửa, người phù lên.
 Anh thở hổn hển cho đến lúc chết.
 Bạn tù chúng tôi chết rất nhiều, chết rất dễ và chết tự nhiên như anh Trung tá Điền buổi tối đi ngủ cùng với tôi, sáng kêu anh không dậy, rờ vào người thì chân tay anh lạnh ngắt và đã chết từ bao giờ!Nhưng cái chết của anh Nguyễn Lương Mạnh là gây xúc động cho thật nhiều anh em, nhất là đối với tôi.
 Xẩm tối hôm đó, vào những ngày cuối năm năm 1980, nước sông Hồng lên thật cao và chảy xiết cuốn trôi bè cá chúng tôi nuôi.
 Tât cả tù nhân được kêu ra để giữ bè.
 Người thì dồn bao cát, kẻ thì chuyển bao cát để chân nước.
 Anh Nguyễn Lương Mạnh người cao lớn, đẹp như tài tử xinê và có sức nên anh xung phong chuyển bao cát chận nước.
 Ngặt một điều nước sông chảy quá mạnh, anh bị xụp chân và nước cuốn phăng đi.
 Tôi cố kéo anh lại nhưng không đủ sức.
 Hinh ảnh cuối cùng của anh trong mắt tôi mà mấy chục năm rồi tôi không quên được, đó là nhìn thấy anh trồi xụp trong giòng nước.
 Tôi dân miền tây, bơi lội như rái cá, có sợ hãi chi" Tôi trườn mình lên để tính nhảy vào giòng nước kéo anh ra.
 Nhưng sức quá yếu không thể lên nổi ụ cát cách anh có chừng vài thước.
 Bọn cán bộ sợ chết thêm người nên kéo chúng tôi về.
 Đêm đó các anh em không ngủ nổi và chỉ mong cho trời sáng để đi tìm anh.
 Nhung anh đã chết vì ngộp nước.
 Xác của anh Mạnh đã tìm được vào sáng hôm sau và đưọc chôn tại đồi sắn cách trại K2 Tân lập khoảng 100 mét.
”Chị Hằng, vợ anh Mạnh đứng lặng người để nghe từng chi tiết về những giây phút cuối cùng của người chồng qua lời kể của 2 ông Sơn và Ân, những người bạn tù của người chồng thân yêu của chị đã mất tích 28 năm qua.
 Hai mươi tám năm sống trong nửa tin, nưả ngờ, vì chị chưa được xác nhận một cách rõ ràng của các nhân chứng đáng tin cậy.
 Dù ở tuổi ngoài 50, chị Hằng vẫn còn dáng dấp thanh xuân và gương mặt đẹp dịu hiền.
 Không nói chắc mọi người hiểu được phần nào cuộc sống đau khổ và ray rứt của chị Hằng và của hàng ngàn quả phụ có chồng chết trong các trại tù.
 Chưa bao giờ được thấy xác chồng và có nhiều trường hợp saư 33 năm vẫn chưa biết đích xác chồng con mình sống, chết ra sao" Nay được 2 người bạn tù của chồng xác nhận “ Anh Mạnh đã chết tại trại tù K2 Tân Lập”.
 Đôi mắt đẹp của chị long lanh những hạt lệ.
 Chị mở cuốn sổ cầm trong tay và đưa cho người viết 3 tấm biên nhận đã úa vàng:“Đây là 3 tờ biên nhận đi thăm nuôi nhà tôi.
 Tôi vẫn giữ lại bao năm nay.
 Đó là những kỷ vật cuối cùng của nhà tôi.
 Xin tặng chị và hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt để các anh chị đưa vào kho tàng lịch sử cho mai sau biết được người tù và vợ tù chính trị VN đã sống ra sao" Người viết đã nhân và hứa với chị là sẽ làm công việc ủy thác này của chị.
      Cuộc gặp gỡ sau nửa thế kỷ của hai nhạc sĩ nhạc tranh đấuTrưởng Ban Tù ca Xuân Điềm ôm chặt lấy sáng lập viên Ban Hưng Ca Huỳnh Công Ánh.
 Họ người cùng quê ở Quận Phù Cát, tỉnh Quy Nhơn.
 Họ gặp nhau tại đây sau 50 năm xa cách.
 Hồi đó hai người còn là bạn sinh hoạt văn nghệ thời niên thiếu.
 Anh Xuân Điềm kéo violon tại nhà thờ lớn Quy Nhơn.
 Anh Huỳnh Công Ánh là trưởng ban văn nghệ của lớp tại trường Tabert.
 Rồi chiến tranh tới, hai người vào quân đội, mỗi người mỗi phương.
 Chiến tranh chấm dứt, hai người cùng vào nhà tù CS, mỗi người mỗi nẻo.
 Họ vẫn nghe tin tức của nhau qua báo chí, đài phát thanh và qua một số bạn bè để được biết rằng hai người bạn thời niên thiếu vẫn cùng một chí hướng.
 Nhưng phải đợi đến hôm nay, sau nửa thế kỷ, trong Đại hội này, hai người bạn cũ mời gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi.
 Ban Hưng ca cuả nhóm Huỳnh công Ánh, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Trương Sĩ Lương… nay có trưởng ban là nhà báo Huỳnh Lương Thiện tại Seattle đã phát triển tói nhiều tiểu bang , chưa kể tới các quốc gia khác như Hoà Lan, Úc, Pháp,…Ánh Xuân Điềm lập Ban Tù Ca từng có hàng trăm hội viên.
 Anh đã sáng tác trên 200 bản nhạc đấu tranh và ra 14 CD.
 Ban Tù Ca đã gừi 14 hội viên tham gia Đại hội.
 Họ đã cùng với nhạc sĩ Phan văn Hưng đến từ Úc Châu phụ trách phần văn nghệ cho “Đêm Tâm Giao” của Đại hội.
 Buổi tiệc tối hôm đó do Gia Đình Việt Mỹ của các anh chi em lai thiết đãi tại nhà thờ Thánh Phêrô.
 Vở nhạc kịch “Ca Khúc Đợi Chờ Của Người Vợ Tù” do chính phu nhân của anh Xuân Điềm, chị Thanh Liễu biên xoạn đã khiến nhiều chị không cầm được nước mắt.
 Đại hội đã nối lại tình bạn xưa của hai nhạc sĩ nhạc tranh đấu Huỳnh Công Ánh và Xuân Điềm, và họ đang bàn thảo về những chương trình sinh hoạt chung cho những ngày tháng tới.
  Chuyên mãi không muốn dứtÔng Luân Hữu Đức, cựu thiếu tá khóa 17 Thủ Đức, chỉ huy phó trung tâm tiếp vận Bình Long, tù 10 năm, qua các trại Long Giao, Tân Hiệp, Suối máu, Sơn La, Hà Nam Ninh.
 Ông Đúc đến từ Arizona bằng 3 chuyến bay “stand-by” vì quyết định “đi vào giờ chót nên phải mua vé máy bay đi lòng vòng”.
 Vợ ông, cựu thiếu tá nữ quân nhân Nhân Bích Phượng, tù 5 năm không đến với Đại hội được vì bà đã trải qua một cơn “stroke” vẫn phải ngồi xe lăn.
 Hai ông bà làm đám cưới năm 1973, ngày 30 tháng 4, 1975, đứa con gái duy nhất của họ mới 3 tháng tuổi phải để lại cho ông bà ngoại để ba mẹ đi tù.
 Khi mẹ về thì con đã 5 tuổi và cha về thì con đã 10 tuổi.
 Sang Mỹ người con gái duy nhất của ông bà đi học lại trở thành kỹ sư điện tử và kết hôn với một bác sĩ y khoa.
 Ông bà đã có 2 cháu ngoại để hủ hỉ.
 Ông Đức đã vui mừng đến chảy nước mắt khi được gặp lại trung tá Minh, Đại Úy Phước bạn tù của trại  Sơn La, Hà Nam Ninh.
 Các ông tay bắt mặt mừng, ôn lại chuyện xưa với bao nỗi bùi ngùi.
 Những câu chuyện hôm nay cũng chừng như không muốn dứt.
 Ông Đức quyết định ở lại Dallas thêm một tuần để hàn huyên dù cũng rất nóng lòng về chuyện ở nhà nhưng đây là cơ hội có một không hai với nhũng người bạn cùng chia xẻ một phần đời khốn khổ.
Bài thơ định mệnh và cô bé chào đời trong tùÔng Đức cũng gặp bà Phạm thị Kim Hoàng, cựu Đại úy, đến từ Virginia, từng làm việc với  bà Bích Phượng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, Biên Hoà.
 Bà Kim Hoàng nhắc lại câu chuyện của trại tù Sóng Thần và bài thơ có  tưa đề    “Tiếc” của một cựu bạn tù, nữ sĩ quan Vũ Thị Bích Huyền.
 Bà Huyền vào tù khi đã có thai 3 tháng.
 Bà làm bài thơ này để tiếc nhớ thời xa xưa khi còn là những nữ quân nhân khả ái và hôm nay trở thành người tù khổ sai.
 Bài thơ được nhiều người thích và sao chép lại  Lúc ấy, có rất nhiều các nữ tù bị đau yếu hoặc sắp sinh con nên CS cho khoảng 15 người về sớm.


 Nữ sĩ quan Tôn Thu Hương chép bài thơ và giấu vào trong túi áo định đem về.
 Bọn CS lục xét trước khi thả tù và bắt gặp bài thơ.
 Bà Bích Huyền đứng ra nhận cho bạn với hy vọng mình sắp sanh CS sẽ cho về và không giữ bà Thu Hương lại.
 Có ngờ đâu bọn CS giữ cả hai ở lại.
 Bà Bích Huyền sau đó sanh ra cháu Vũ Mạnh Huyền Trân.
 Huyền Trân sanh ra và lớn trong tù cho tới khi hơn 3 tuổi mới được thả tự do cùng với mẹ.
 Khi ở trong nhà tù sống với hơn 300 nữ tù nhân, ai cũng thương yêu Huyền Tân.
 Cháu thật thông minh và gọi tất cả mọi người là “má”.
 Mỗi khi được ra sân chơi, nhìn thấy trại các nam tù nhân ở bên kia hàng rào, Huyền Trân gọi các ông là “ba”.
Huyền Trân sau đó, khoảng 5 tuổi đi vượt biên đến Mỹ.
 Huyền Trân nay đã tốt nghiệp dược sĩ , chồng là bác sĩ.
 Bà Nguyễn thị Thanh Thủy, cựu thiếu tá Biệt đội Thiên Nga, từ nhân nữ bị giam cầm lâu nhất, có nhã ý giúp người viết tìm được bài thơ định mệnh “Tiếc”.
 Vì khuôn khổ bài báo có hạn nên người viết chỉ xin trích 4 câu từ trong bài thơ như sau:“ Giờ đây ngày ấy xa rồiNhìn em luống nỗi ngậm ngùi, đắng cayDáng em tiều tụy hao gầyCòn đâu xuân sắc những ngày xa xưa!”    Và còn cuộc trùng phùng của 8 thiếu tá khóa 13 Thủ Đức với các ông Nguyễn Thạc Long và Nguyễn Ngọc Thạch tại Dallas, Trần văn Ngà từ California, Nguyễn văn Thu từ Mississippi, Lê văn Phấn từ Boston, Nguyễn Tài Bồi từ Massachusetts…Họ ra trường, được bổ nhiệm đi nhiều binh chủng khác nhau.
 Họ tù trung bình từ 7 năm đến 13 năm, nay được gặp gỡ nhau tại đây theo lời ông Ngà thì:” dù xa xôi , mệt mỏi và tốn kém nhất là trong thời kỷ kinh tế khó khăn nhưng chuyến đi thật nhiều ý nghĩa vì vừa được gặp anh em xa cách từ lâu, vừa được dịp để cám ơn bà Thơ và tất cả những người đã ít nhiều tranh đấu cho anh em cựu tù nhân.
”Thêm những người bạn mới cùng tâm huyếtÔng Lê văn Hậu đến từ Buffalo, New York, cựu sĩ quan trưởng đoàn 723 của đoàn 72 Sở Công Tác, Nha Kỹ thuật, tù 7 năm qua các trại Sông Mão, Tả Đơn, Sông Cái, qua Mỹ năm 1993, diện HO 18.
 Ông Hậu đã có 4 người anh em ruột tử trân trong cuộc chiến VN.
 Sang Mỹ sống ở xứ lạnh như cắt da vào muà đông, ít bạn bè Việt nam nên rất lấy làm thiếu thốn tình bằng hữu.
 Ông đến Đại hội với hy vọng gặp lại bạn tù cũ để nói với họ một tiếng cám ơn cho những “hạt muối, tán đường” đã chia xẻ trong tù và lời cám ơn đặc biệt tới bà Khúc Minh Thơ , nhưng ông chỉ làm được một việc mà ông hằng ao ước, đó là được gặp bà Thơ để nói tiếng cám ơn nhưng ông đã không tìm được những người bạn xưa.
 Trái lại, ông may mắn hội ngộ với số bạn mới.
 Ông đã không dấu được niềm vui khi nói về những người bạn mới mà ông vưà đưọc quen biết như Võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá.
 Người không phải đi qua Mỹ diên HO nhưng cũng đã nằm trong nhà tù CS hơn 3 năm.
 Sau vượt biên cùng với trên 150 bạn đồng hành bằng thuyền.
 Chuyến tàu định mệnh đã bị hải tặc tấn công, tất cả mọi người đã bị đánh đập, phụ nữ bị làm nhục và bị quăng thây xuống biển cả.
 Tất cả đã chết thảm kể cả vợ và hai con của Võ sư Hoá.
 Ông là nhân chứng sống duy nhất của chuyến tàu định mệnh này.
 Võ sư Hoá và ông Hậu đã tâm sự và chia xẻ với nhau như những người bạn tâm giao từ thửa nào.
 Võ sư Hóa đã lập lại gia đình, mở 4 trường dạy võ Vovinam tại Dallas và đang mang giấc mơ đưa Vovinam vào Olympic.
 Võ sư Hoá và 16 võ sinh đã đến hội trường Garland Special Event Center từ 5 giờ sáng, và ở lại cho tới nửa đêm, để sắp đặt và dọn dẹp sân khấu, giúp một tay cho hai cuộc triển lãm của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Quân Lực VNCH của nhà báo Giao Chỉ tức là cựu dân biểu VNCH Vũ văn Lộc, và nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, cũng như cuả Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt.
  Ông Hậu nghĩ rằng Dallas và Buffalo New York không còn xa cách nữa.
 Từ đây, ông đã có người bạn đồng chí hướng có thể chia xẻ với ông những đau thương của quá khứ và những hy vọng của hiện tại và tương lai.
Những tấm lòng vàngNhìn những nét vui và hạnh phúc trên những gương mặt khắc khổ của các tù nhân, tất cả những khó khăn, trắc trở, và nhọc mệt của những người trong Ban tổ chức như được vơi đi.
 Anh Tường Nguyễn, cựu sĩ quan Không quân, và Jennifer Nguyễn, chủ tịch hội đồng Người Mỹ Gốc Á, đã bỏ không biết bao thì giờ từ tháng 4 năm nay để tổ chức tiền đại hội “Góp Một Bàn Tay” trong tháng 7, rồi liên tiếp những tháng sau đó để lo cho Đại hội.
 Chị Jennifer Nguyễn vừa mới qua cuộc giải phẫu vì bị bịnh ung thư, nhưng chị cũng cố gắng vì “đã hứa với chị Thơ thì phải làm tròn nhiệm vụ”.
 Anh chi không chỉ góp công, mà còn bỏ tiền ứng trước nhiều chục ngàn đô la cho các chi phí không biết có thể thu lại được hay không" Chị Jennifer tâm sự:“ Cũng mừng vì theo sơ kết, số thu không xa số chi là bao nhiêu.
 Cám ơn sự đóng góp ngay tại chỗ cuả quan khách tham dự khi được ban tổ chức kêu gọi.
 Số tiền này cũng lên tới trên 10 ngàn đô.
 Do đó, nếu có lỗ chút đỉnh, em và nhà em cũng rất vui và hãnh diện được góp một phần cho công việc đầy ý nghiã này!”Không chỉ riêng anh chi Tường và Jennifer Nguyễn, còn biết bao nhiêu những tấm lòng vàng trong hội Quảng Đà.
 Bà Nguyễn Thương Thương, một hội viên của hội Quảng Đà đã phát biểu trong buổi hội thết đãi các cựu tù nhân tại hội trường Windfrey Point tại công viên White Rock Lake Park sáng thứ sáu 3 tháng 10:“Hơn 30 năm qua, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, dù ở bất cứ địa vị nào trong xã hội, chúng tôi cảm nhận được một điều ; sở dĩ chúng tôi làm được những thành quả cá nhân nhỏ nhoi ấy, đó là nhờ vào sự hy sinh xương máu, nước mắt, mồ hôi của bao nhiêu quân cán chính miền nam Việt Nam….
”Và tất cả hội viên của hộì Quảng Đà đã tỏ lòng biết ơn bằng cách đóng góp tiền bạc, phương tiện và thì giờ để bữa tiệc trong ngày “Trở về” của cựu tù nhân thật tốt đẹp.
 Những món ăn thật ngon; món mì Quảng đã được các chị nấu ngon hơn bất kỳ nhà hàng bậc nhất nào, món gỏi, món cà ri… thật đậm đà tình người.
  Ông Nguyễn Hân, ngoài việc là hội viên hội Quảng Đà, ông còn tham gia với tư cách chủ tịch hội HO Dallas cho biết hội HO Dallas từ khi thành lập đã đón nhân trên 600 gia đình HO tìm đến thành phố nắng ấm này để lập nghiệp.
 Ông phát biểu:” Tôi cũng không ngờ anh em lại về đông đến thế.
 Chứng tỏ rằng tình anh em vẫn luôn gắn bó dù không gian và thời gian có cách trở nhưng lòng quyết tâm của những người đã từng sống chết với nhau trong những giờ phút bi đát nhất đã tạo dựng nên nhân cách của anh em.
 Từ đó, không ai có thể ngăn cản bước chân của họ.
Và còn không biết bao nhiêu những đóng góp, hy sinh khác như 5 chị Liên Châu, Việt Hương, Mỹ Hạnh, Ánh Nguyệt và chị hội trưởng Hoàng Oanh cuả hội Cự Nữ Sinh Trung Học Lê văn Duyệt đã tự trả chi phí đến từ San Jose’ để giúp việc tiếp tân và làm tất cả những gì cần thiết để Đại Hội được thành công tốt đẹp.
Và rồi tất cả các ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp giúp vui trong đêm văn nghệ tối thứ bảy 4 tháng 10, với  chủ đề: “Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Đời” đã không nhận thù lao như nhạc sĩ Nam Lộc, Việt Dzũng.
 Đặc biệt là các ca sĩ là con của các cự tù nhân trong đó có Nguyên Khang, Băng Tâm, Diễm Liên, Như Quỳnh, Đoàn Phi, Thế Sơn, Trần Thái Hoà, Hồ Hoàng Yến, Thành Lễ, Ánh Minh, các nghệ sĩ thuộc nhóm Gia Đình Mỹ Việt; Randy và Vân Anh và nhà vẽ kiểu thời trang Kathy Đặng.
Ca sĩ Thế Sơn tâm sự với người viết trong một cuộc phỏng vấn ngắn: “ Lúc ba em đi tù, nhà mẹ phải bán đồ dần để sinh sống.
 5 năm đầu thật khốn khổ.
 Em đang tuổi lớn, thiếu ăn nên lúc nào cũng bị đói, đói run người.
 Em rất thích ca hát và nhờ trời cho có giọng nhưng em biết phải đi học mới có căn bản để tiến xa.
 Em đã phải khai giấu lý lịch để được học tại trường Quốc gia âm nhạc.
 Khi em đi hát được thì gia đình đỡ khổ hơn.
 Đến khi gia đình được đi sang Mỹ em đã nổi tiếng tại VN và kiếm trên 1,000 đô la một tháng.
 Đời sống rất đầy đủ nhưng em vẫn quyết định ra đi vì tuy có tiền tại VN, em và các nghệ sĩ cũng không được tự do như ở bên này, mình muốn hát bài gì cũng không được tự do chọn lựa và luôn phải ngó chừng những người chung quanh.
 Em đến Dallas hát kỳ này với hy vọng đem lời ca, tiếng hát của mình để cám ơn các bậc cha anh đã hy sinh trong tù đày, tới Bà Khúc Minh Thơ và tất cả những người đã bỏ công vận động cho chương trình tị nạn tại Hoa Kỳ cho tù nhân chính trị VN, và tất cả những người trong ban tổ chức đã bỏ nhiều công sức để làm nên đại hội đầy ý nghiã này!”Còn biết bao nhiêu những tấm lòng vàng khác đã hỗ trợ, tham dự đông đảo cho 3 ngày đại hội đưọc thành công tốt đẹp.
 Con số người tham dụ buổi văn nghệ tối thứ bảy đã đếm được trên 4,300 người.
 Cựu tù nhân và đồng hương của các thành phố lân cận cũng đã đến Dallas tham dự đông đảo, Houston có trên 60 người tham dự, chưa kể những người đi riêng lẻ.
 Riêng Austin thành phố nhỏ hơn nhưng cũng có gần 30 người trong đó kể cà đại diện của Tổ chức Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt tại Austin và vùng Phụ cận.
Ngày Chủ Nhãt 5 tháng 10 là ngày có thánh lễ cầu hồn cho các tù nhân đã quá vãng tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và cầu siêu tại chùa Đạo Quang.
 Bà Khúc Minh Thơ đứng trước sân chùa Đạo Quang, bên cạnh hồ nước trong mát đã trả lời câu hỏi cảm tưởng của bà về Đại hội:“ Tôi rất sung sướng và mãn nguyện khi thấy hàng ngàn anh chi em tù nhân đã gặp nhau mừng mừng, tủi tủi sau 40, 50 năm xa cách.
 Tôi cũng cảm thấy lòng hơi buồn vì Đại hội đã dự tính 4 năm qua nhưng nay mới thực hiện được.
 Có những người từng mong đọi đi dự Đại Hội này đã không còn nữa.
 Dù sao, ước vọng này đã hoàn tất.
 Xin cám ơn tất cả những đóng góp của tất cả mọi quan khách và thân hữu.
 Trong khi tổ chức chắc chắn cũng có nhiều sơ sót, xin quý vị vì tình thương mà hỳ xả cho.
” Trên con đường về từ Dallas tới Austin với gần 4 tiếng lái xe, hồi nhớ lại 3 ngày vui qua mau cuả Đại hội, người viết đã chứng kiến được những cảnh trùng phùng hy hữu của  các cựu tù nhân chính trị.
 Những niềm vui của bao sự chia lià nay đã có cơ hội được hàn gắn, được tiếp nối như câu nói vẫn đưọc mọi người nhắc đến để an ủi lẫn nhau mỗi khi có những khốn khó vừa qua:” Sau cơn mưa trời lại sáng!” Duy chỉ có những cơn giông vào buổi chiều tà thì bóng tối lại phủ đến mênh mông.
 Như nỗi bất hạnh của những người quả phụ, những cô nhi của những tù nhân chính trị đã bỏ xác trong nhà tù.
 Giông bão thời cuộc đã cuốn hút chồng, cha họ khòi mái gia đình yêu thương.
 Những người tù bất hạnh này không được sống để chờ bình minh lên, để có cuộc trùng phùng hôm nay.
 Họ đã chết trong tăm tối.
 Sự chia lìa này là sự chia lià vĩnh viễn.
 Vợ con họ có nhiều trường hợp tới hôm nay vẫn chưa xác quyết được chồng con họ đã chết ra sao" Ở đâu" Từ suy nghĩ đó, bất chợt đôi mắt long lanh đầy lệ cuả chị Hằng vợ anh Nguyễn Lương Mạnh, người tù nhân chết thảm trong trại K2 Tân Lập, mà tôi đã gặp trong Đại hội, trở về với tâm trí của tôi, thật rõ ràng và thật đậm nét.
Triều GiangTháng 10/08

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Là một thanh niên Việt Nam có tư tưởng dân chủ, lớn lên trong thời đại dân chủ, tôi rất vui mừng khi thấy sự xuất hiện của đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính và giáo sư Trần Khuê lãnh đạo
Thấm thoắt mới đây mà chúng ta xây dựng Tượng Đài được bốn năm. Tượng Đài là một biểu tượng
Chúng ta đang ở vào những ngày cuối năm, và chờ đợi nhiều hy vọng tốt đẹp cho năm 2007. Đối với các nền kinh tế Á châu, viễn ảnh kinh tế trong năm 2007 sẽ ra sao" Diễn đàn Kinh tế sẽ làm
Tháng 12 năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam đã huy động khá nhiều địa phương tổ chức kỷ niệm cái gọi là ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp xảy ra cách này
Polska ơi! Polska ơi! Polska ơi! bất khuất!* Cảm xúc nào hâm nóng trái tim tôi Chúng ta từng sống và từng chết Ngoài chiến trường và trong ngục tù Giữa trại tập trung cuối trời hoang đảo
Trong vòng ba tuần nữa, Việt Nam sẽ chính thức và toàn diện bước vào sân chơi toàn cầu hoá khi trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và vừa đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ
Trong lúc chúng ta đang tưng bừng chờ đón một mùa Giáng Sinh an lành, một năm mới hạnh phút dưới mái ấm gia đình thì có biết bao chiến sĩ đã và đang hy sinh
Trước, trong và sau Đại Hội, phong trào đòi tự do, dân chủ khởi sắc. Nó nhanh chóng làm rung động những người ít quan tâm đến chính trị, nó lại lôi kéo thêm
Cho đến bây giờ, trong tay tôi có tới 50 giấy "mời" của công an phường Đức Giang và phường Trung Liệt, nơi tôi tá túc và tạm vắng suốt 3 tháng trời qua (kể từ đêm 2-9 định mệnh), nghĩa là
Trong buổi họp của Hội Đồng Quản Trị Học Khu Garden Grove ngày 5/12 vừa rồi, LS Nguyễn Quốc Lân được bầu làm Chủ Tịch
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.