Hôm nay,  

Tình Thương Là Tôn Giáo Bình Dị Của Nhân Loại

14/10/200800:00:00(Xem: 7679)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Nguyên Tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Chuyển ngữ: HT.Thích Trí Chơn

 

Trích từ cuốn sách: “Universal  Responsibility and The Good Heart” 

 

Tín ngưỡng thông thường của tôi rất đơn giản. Tất cả chúng sanh, đặc biệt là con người, dù là hạng trí thức hay ngu dốt, giàu hay nghèo, Đông hay Tây phương, có hay không có tôn giáo, mỗi chúng ta đều muốn sống hạnh phục và không thích khổ đau. Đây là bản chất của tất cả mọi người.

 

Tôi tin hạnh phúc xuất phát từ lòng thương. Hạnh phúc không thể đến từ sự giận dữ và hận thù. Không ai bảo rằng: “Sáng nay tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi tức giận”. Trái lại, người ta có thể bực bội và buồn phiền để nói rằng: “Hôm nay tôi vô cùng đau khổ vì tôi đã nổi cơn giận dữ”. Như các bạn thấy, đó là điều tự nhiên. Qua tình thương, sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, dù trên bình diện cá nhân, quốc gia hay thế giới chúng ta sẽ có sự an lạc, hạnh phúc và mãn nguyện.

 

Chúng ta rất khó tìm thấy sự an vui và hòa hợp qua hành động tranh chấp với tâm hận thù. Cho nên sự thể hiện tình thương là điều rất quan trọng và quý báu trong xã hội con người. Nơi đây, chúng ta chẳng cần triết lý cao siêu, tu viện, chùa chiền, ảnh tượng để thờ hay các thần linh v.v. mà chúng ta chỉ cần có tình thương. Đơn giản, chúng ta cố gắng trở thành một con người tốt, nghĩa là con người có tấm lòng vị tha. Đừng bao giờ sống ích kỷ mà luôn luôn quan tâm, tìm cách giúp đỡ cho mọi người, đó mới thực là tôn giáo chân chính, có lợi ích cho nhân quần xã hội.

 

Nếu chúng ta có lòng thương, thì chính chúng ta trong mỗi ngày, mỗi giờ và giây phút sẽ có an lạc. Ngay cả những người khác như hàng xóm láng giềng và kẻ thù của ta cũng cảm thấy hạnh phúc. Với tâm giận dữ và hận thù, chúng ta sẽ không có sự bình an. Khi các bạn nỗi cơn nóng giận, vào lúc ấy chúng ta không còn bình tĩnh sáng suốt để suy nghĩ, nhận định biết rõ hành động của mình là đúng hay sai. Nếu quá tức giận đến nỗi điên cuồng, chúng ta không thể xét đoán, nhận biết chính xác vấn đề, và kẻ thù sẽ lợi dụng cơ hội xen vào gây rối. Trái lại, nếu thấy một người nào đó đang gây các hành động xấu ác, chúng ta nên tìm cách ngăn cản họ với tâm không giận dữ và tốt hơn cả là thực hành đức tánh nhẫn nhục. Các bạn cần giải quyết sự việc với tâm tĩnh thức để có thể sáng suốt nhận rõ vấn đề.

 

Trong cuộc sống hằng ngày, lòng yêu thương là tình cảm rất cao cả. Tôi tin rằng tình thương là điều quý báu nhất và mọi người chúng ta đều cần tình thương, nhất là vào lúc con người gặp vấn đề phải lo âu hay sợ hãi. Nơi đây tại thành phố Gangtok (đông bắc Ấn Độ), quý vị có thể không cảm thấy lo ngại nhưng nếu đi xuống đến các thị trấn lớn của Ấn Độ như Calcutta, Bombay và Madras, tinh thần các bạn sẽ cảm thấy bất an khi gặp phải những khó khăn.

 

Rồi nếu chúng ta đi xa hơn qua các nước Tây phương đến Châu Âu hay Châu Mỹ, mặc dù tại các nơi đó, đời sống vật chất có nhiều tiến bộ, nhưng tinh thần chúng ta vẫn gặp những trở ngại do sự phân chia giữa hai khối quyền lực thế giới, như về chính trị giữa Đông và Tây phương và kinh tế giữa Bắc và Nam (Mỹ Châu). Tôi nghĩ rằng những khó khăn này đều do con người tạo nên. Khi xảy ra một trận động đất hay đất chuồi (sụp lỡ) lúc ấy con người không thể tránh khỏi thiên tai được. Nhưng các vấn đề rắc rối do tranh chấp về ý thức hệ hay chủ nghĩa thì đều do con người gây ra. Do đó, với tâm tĩnh thức và nhận thức sáng suốt, chúng ta có thể làm giảm thiểu bớt những khó khăn này, mặc dù các bạn không thể hoàn toàn loại bỏ chúng.

 

Tương tự, trên phương diện chính trị quốc tế, tôi tin rằng tình thương của con người là điều căn bản. Nhằm phát triển lòng yêu thương, việc quan trọng là các bạn cần nhận thức rõ về sự đồng nhất thể của mọi chúng sanh. Nếu chúng ta tạo ra giữa con người nhiều cách biệt về ý tưởng, chủng tộc hay quốc gia, quý vị sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong lãnh vực chính trị cũng như tôn giáo. Cho nên, đi tới đâu, tôi vẫn luôn nghĩ rằng tôi là một con người, không có gì đặc biệt hay xa lạ. Về thể xác, tôi đến từ đất nước Tây Tạng và khi có mặt tại Hoa Kỳ hay Liên Xô, mặc dù hai quốc gia này rất khác biệt nhau, nhưng khi nhận xét thực kỹ, tôi thấy rằng người Mỹ cũng là con người, họ muốn có hạnh phúc, không thích khổ đau và họ có quyền hưởng hạnh phúc đó. Cùng thế ấy, dân tộc Liên Xô, Tây Tạng và Trung Hoa, tất cả là con người, họ đều có chung ước muốn như vậy.

 

Với cảm nghĩ này, chính tôi nhận thấy rất dễ dàng và thân mật hơn khi tiếp xúc với từng người tôi gặp, không có sự phân chia, ngăn cách nào hết. Hôm nay tại đây, chúng ta cùng nhau gặp gỡ, những người đến từ các làng mạc, thành phố và xứ Tây Tạng, nhưng tất cả chúng ta căn bản đều là con người giống nhau. Ngay khuôn mặt của chúng ta cũng không khác gì mấy với một cái miệng và hai con mắt, chẳng có gì đặc biệt. Miệng của tôi như thế này, còn miệng của các bạn thì cũng vậy thôi (cười). Với ý nghĩ này, tôi cảm thấy vô cùng an lạc. Mặc dù nhiều người trong quý vị mới gặp chúng tôi lần đầu tiên, nhưng không có gì ngăn cách giữa chúng ta, cho nên đã giúp chúng ta dễ dàng bày tỏ lòng yêu thương và kính mến lẫn nhau.

 

Khi bạn thấy mình là một người đơn độc trong lúc những kẻ khác là số đông, điều này cũng khiến chúng ta có ý tưởng xa cách nhau. Nhưng chúng ta thử hỏi lợi ích của một cá nhân có quan trọng hơn tập thể nhiều người không " Không ai có thể bảo rằng quyền lợi của một người là thiết yếu hơn đa số, nhất là với tinh thần dân chủ hiện nay, con người rất quan tâm đến phúc lợi của số đông quần chúng. Bởi lẽ các bạn và những kẻ khác đều chia xẻ chung một ước muốn cũng như có quyền thành đạt điều ấy như nhau.

 

 Bạn chỉ là một cá nhân trong khi mọi kẻ khác là đa số cho nên dĩ nhiên trước tiên các bạn cần nghĩ tới lợi ích của nhiều người, và sau đó mới đến phần thiểu số của chúng ta, nhờ vậy mà quý vị sẽ phát triển được tình thương và lòng từ bi chân thực. Khi phát khởi tâm từ bi giúp đỡ cho ai, ta không nghĩ rằng vì người đó là vợ, con, gia đình hay cha mẹ của mình mà chỉ biết rằng họ là một con người đang muốn có hạnh phúc và có quyền được hưởng điều ấy như chính bản thân quý vị. Thêm nữa, vì những người khác là số đông nên quan trọng hơn chính tôi, và từ nhận thức ấy tôi nghĩ tình thương cần được xây dựng trên lý trí cùng sự hiểu biết.

 

Thông thường lòng từ bi và tình thương của con người xuất phát từ sự tham đắm và đó là nguồn gốc của vô minh. Tình thương ấy không bền vững và chân chính. Tình thương và lòng từ bi đích thực cần đặt nền tảng trên sự nhận định sáng suốt. Cho nên tôi tin rằng sự thực hành tâm từ bi như là một tôn giáo phổ quát toàn cầu, cho dù bạn là người có tín ngưỡng hay vô thần như chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Cộng. Trên lý thuyết ông là người chống đối tôn giáo nhưng về hành động ông bày tỏ một điều khiến tôi rất chú ý, khi ông đề cập đến quyền lợi của đa số hạng dân nghèo lao động và nhằm mục đích mang lại phúc lợi cho họ thì con người cần phải hy sinh đời sống của bản thân mình đi. Và đây chính là lời dạy căn bản của tôn giáo. Nhưng rất tiếc là giữa lời nói và hành động của chúng ta có một khoảng cách rất lớn và tôi nghĩ đây là điều cốt yếu của vấn đề.

 

Sự hòa hợp giữa các tôn giáo

 

Các tôn giáo lớn trên thế giới đều giảng truyền chung một bức thông điệp của tình thương, cho nên sự hòa đồng giữa các tín ngưỡng là điều quan trọng và cần thiết. Tại Sikkim (Ấn Độ) ở đây may mắn từ lâu đã có sự hòa hợp và thân hữu giữa các tôn giáo. Điều này như vậy là rất tốt và nên cố gắng tiếp tục. Với tư tưởng phân chia, kỳ thị tôn giáo chúng ta sẽ không thành tựu được bất cứ việc gì. Chẳng hạn dù là một tỳ kheo Phật giáo, nhưng tôi tin tưởng vững chắc rằng tất cả các tôn giáo đều có chung mục đích là cứu giúp nhân loại, mặc dù triết lý của mỗi tôn giáo có thể khác nhau.

 

Mấy ngày qua, tôi có dịp nói chuyện với ông thống đốc tiểu bang Sikkim (Ấn Độ) về vấn đề là người Phật tử không tin đấng Thượng Đế sáng tạo. Các triết gia phái Số Luận (Samkhya) thuộc Ấn Độ giáo và những tu sĩ đạo Kỳ Na (Jaina) cũng không chấp nhận Thượng Đế. Nhiều tôn giáo khác lại tin tưởng vào Thượng Đế. Do đó, quý vị thấy rằng có sự khác biệt lớn lao giữa các tôn giáo. Tín ngưỡng này tin, tôn giáo khác lại không tin Thượng Đế. Nhưng các bạn không nên nhận xét vấn đề chỉ trên khía cạnh đó mà chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ về giáo lý không tin Thượng Đế. Tôi nghĩ rằng nó cũng chẳng khác gì triết lý chấp nhận có Thượng Đế bởi lẽ cả hai đều hướng dẫn các tín đồ tu tập để trở thành những con người tốt. Tâm thức và ý tưởng của mọi người khác biệt nhau cho nên một triết lý không thể đáp ứng cho số đông mà cần có nhiều giáo lý để thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho đủ hạng người trong xã hội.

 

Một ví dụ cụ thể là Mẹ Teresa ở Ấn Độ. Mẹ là tín đồ tin tưởng vào Thượng Đế (Chúa Trời). Mẹ là người có tâm từ bi, đã dành hết năng lực của mình cho việc cứu giúp những kẻ nghèo khổ. Mẹ là nhân vật rất đặc biệt. Do việc làm cứu nhân độ thế qua sự thực hành giáo lý của đạo Chúa (Christianity) mà nói theo kinh sách Phật giáo, Mẹ đúng là một vị Bồ Tát. Tôi không thể so sánh với Mẹ, và tôi cũng chẳng biết là tôi có thể hành động với lòng từ bi bao la được như Mẹ hay không. Do đó theo tôi, sự khác biệt triết lý giữa các tôn giáo là không mấy quan trọng. Điều cốt yếu là chúng ta cần tìm hiểu nội dung và mục đích chỉ bày trong giáo lý đó để các bạn có thể kính trọng và ngưỡng mộ đạo Thiên Chúa mà Mẹ Teresa đang theo.

 

Tôi thường hay so sánh sự khác biệt về triết lý trong nhiều tôn giáo như các món ăn. Nếu các bạn dùng mãi một thức ăn cho các buổi điểm tâm, cơm trưa và tối thì quý vị sẽ chán ngấy và không còn nuốt nỗi nữa, cho nên bạn cần phải thay đổi thực đơn mỗi ngày để thích hợp với khẩu vị của mình. Tín ngưỡng cũng thế, rất hữu ích khi có nhiều tôn giáo khác nhau. Qúy vị có đồng ý với tôi không " Riêng tôi, tôi rất hoan nghênh và ước mong có nhiều đạo giáo. Cho nên, quý vị sẽ thấy sự hòa hợp giữa các tôn giáo là rất quan trọng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon&nbsp;
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
Sau tang lễ của Tổng thống Gerald Ford, Quốc hội mới của Hoa Kỳ bị quăng lên đùi một miếng thịt không ai muốn nhá. Thịt của súc vật được sản sinh theo lối sao bản vô tính hay nhân bản vô sinh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.