Hôm nay,  

Chiến Lược Của VN Để Phòng Thủ Duyên Hải Và Biển Đông - Nguyễn Mạnh Trí

30/07/200800:00:00(Xem: 14429)
(Lời giới thiệu: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí là sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa khóa 10, tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang năm 1962. Ông là cháu gọi cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam bằng cậu ruột .

Ông từng làm Phân Đội Trưởng phân đội khinh tốc đỉnh PTF hoạt động tại duyên hải miền Bắc trong cuộc chiến Việt Nam (1965-1970). Chức vụ cuối cùng khi miền Nam Việt Nam sụp đổ là Chỉ Huy Trưởng Hải Đội I Duyên Phòng tại Đà Nẳng .

Di tản sang Hoa Kỳ 1975, trở thành kỹ sư kiểm phẩm sau 5 năm vừa đi làm vừa đi học. Trong hai năm 1996 -1997 ông trở về Việt Nam làm việc cho một dự án tài trợ  ngắn hạn của Hoa Kỳ. Từ năm 1997 trở về Nam California ông làm Giám Đốc Kiểm Phẩm cho một công ty nhỏ. Ông nghỉ hưu năm 2005.

Cuộc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của hải quân Trung quốc năm 1974 trong đó nhiều chiến hữu bạn ông đã hy sinh là nguyên nhân thúc đẩy ông từ khi rời nước quan tâm tìm hiểu về chiến lược của Việt Nam để sống còn trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Bài “Chiến lược của Việt Nam trong việc phòng thủ duyên hải và biển Đông” sau đây là một phần trong cái nhìn chiến lược toàn vùng ông nghĩ những người lãnh đạo Việt Nam cần quan tâm để bảo vệ đất nước .

Trong bối cảnh Trung quốc đang áp lực các hãng năng lượng trên thế giới (mới nhất là áp lực hãng ExxonMobil của Hoa Kỳ) không được giao kèo khai thác năng lượng trong biển Đông của Việt Nam với dụng tâm độc chiếm trữ lượng dầu khí tại đó, quan điểm phòng vệ của ông Nguyễn Mạnh Trí là điều những điều Hoa Thịnh Đốn và Hà nội cần quan tâm.

Trần Bình Nam

CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÒNG THỦ DUYÊN HẢI VÀ BIỂN ĐÔNG

Nguyễn Mạnh Trí

Tu chỉnh: 28/7/2008

Bài tóm tắc này dựa theo sự hiểu biết cá nhân và những điều ghi nhận được khi tôi làm việc ở Hà Nội trong hai năm 1996-1997. Những điều này được cũng cố bằng những sự kiện tuần tự xảy ra trong những năm kế tiếp cũng như những bài viết gần đây của các học giả Hoa Kỳ và Quốc Tế. Chúng ta không ở trong vị thế để biết được chi tiết những thỏa thuận chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhưng những gì đã và đang xảy ra cho thấy nổ lực của Việt Nam trong cố  gắng bảo vệ quyền lợi chiến lược và sự sống còn của mình.

I. NHẬN ĐỊNH

• Hoa kỳ và các quốc gia trong vùng không thể ngăn cản Trung Quốc phát triển lực lượng quân sự của họ nhất là về Hải Quân. Ngược lại, Trung Quốc cũng không thể nào ngăn cản các nước này có biện pháp đối trọng. Trung Quốc đang dùng rất nhiều tài lực của mình lao vào một cuộc chạy đua vũ trang thay vì dùng số tiền này để phát triển kinh tế.

• Việt Nam đủ sức đứng vững mà không cần quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

• Hoa Kỳ và các quốc gia liên hệ, vì quyền lợi chiến lược, nên giúp Việt Nam phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng cũng như ngoại giao.

• Nga Sô không phải là đồng minh của Trung Quốc dù rằng Trung Quốc mua rất nhiều vũ khí của Nga. Người Nga cũng hiểu rằng trong vòng 10, 20 năm nữa, khả năng kỹ thuật của Trung Quốc sẽ bắt kịp Nga Sô.

• Việt Nam không nên tạo cơ hội để Trung Quốc lấn chiếm thêm các đảo ở Trường Sa.

• Các quốc gia trong vùng, kể cả Trung Quốc, không có lợi gì cả khi biến việc tranh chấp biển Đông thành một cuộc chiến tranh toàn diện.

II. CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

• Phát triển nhanh Hạm Đội Nam Hải, nhất là lực lượng tàu ngầm để có thể đối đầu với Hải Quân Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng.

• Dùng áp lực kinh tế để ngăn cản không cho Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.

• Xé lẻ, hăm dọa các quốc gia ASEAN để lấn chiếm khu vực Trường Sa.

III. CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

• CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO

a) Cố gắng đạt được sự thỏa thuận với các quốc gia ASEAN về việc khai thác tài nguyên trong vùng Trường Sa theo một tỷ lệ hợp lý. Cố gắng này có thể áp dụng với cả Trung Quốc dù rằng Trung Quốc đang áp dụng chính sách đe dọa, chia cắt từng nước trong vùng để làm chậm trễ quá trình khai thác tài nguyên trong vùng.

b) Thỏa thuận hợp tác với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ để khai thác tài nguyên trong vùng thềm lục địa Việt Nam.

c) Đưa vấn đề ra tòa án Quốc Tế như là một giải pháp cuối cùng dù rằng trong nhiều khía cạnh Việt Nam không muốn làm như vậy.

• QUÂN SỰ

Không nên so  sánh tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và Việt Nam nhất là Hải Quân vì Trung Quốc phát triển Hải Quân của họ không những để đối đầu với Hoa Kỳ mà còn đến các nước có quyền lợi trong vùng Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Đài Loan. Việt Nam dù nhỏ nhưng là một mắc xích quan trọng trong nỗ lực ngăn chận Hải Quân Trung Quốc mở rộng khu vực hoạt động của họ. Việc phối hợp và nhận sự giúp đở của Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh là điều cần thiết vì Việt Nam là nước hứng chịu áp lực quân sự đầu tiên từ Trung Quốc.

a) Phòng thủ cận duyên:

- Phát triển hạm đội tàu đánh cá vũ trang. Các tàu này sẽ là đội quân tiên phong trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải dù rằng phải hy sinh khi đối đầu với hải quân Trung Cộng.

- Phát triển hệ thống phòng thủ duyên hải với các hỏa tiễn địa đối hải tầm trung (200 km). Các hỏa tiễn này cũng có thể được trang bị trên các đảo do Việt Nam kiểm soát trong vùng Trường Sa.

- Đóng các chiến hạm hạng trung từ 700 - 2,000 tấn dựa theo thiết kế của Nga trong việc đóng các chiến hạm thế hệ mới loại Molniya, Petya, Gepard.

b) Hệ thống phát hiện và chống tàu ngầm:

- Nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản để thiết lập hệ thống các phao định vị để phát hiện các tàu ngầm Trung Quốc dọc theo bờ biển Việt Nam cũng như trong vùng biển Đông.

- Phát triển các phương tiện tấn công các tàu ngầm (chiến hạm săn tàu ngầm, phi cơ tầm xa, trực thăng).

c) Phòng thủ viễn duyên:

- Thương thuyết với Phi Luật Tân để có những cuộc tuần tiễu hỗn hợp cũng như cho phép Hải Quân Việt Nam được dùng các căn cứ của Phi Luật Tân để sửa chữa và nghỉ ngơi.

- Thương thuyết với Đại Hàn để mua các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis.

- Trong tương lai, viễn tượng 1 hay 2 Hải Đoàn Đặc Nhiệm Hàng Không Mẫu Hạm với các chiến hạm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan tuần tiễu biển Đông chung với Việt Nam và các quốc gia ASEAN là  điều có thể xảy ra.

d) Phòng thủ chiến lược:

- Hoa Kỳ giúp cho Việt Nam có được một hệ thống phòng thủ như Hoa Kỳ đã và đang thiết lập tại Tây Âu và Đông Âu cũng như Nhật Bản (bài viết của giáo sư Arthur Waldron có đề cập chi tiết hơn về vấn đề này).

- Cam Ranh sẽ biến thành một quân cảng và trung tâm sửa chữa tàu bè lớn nhất vùng Đông Nam Á. Các chiến hạm Đồng Minh có thể vào đây để nghỉ ngơi và sửa chữa.

Tài liệu tham khảo (2008):

• Bài viết của học giả Albert Rothacher, hiện làm ở Phái Bộ Ủy Hội Châu Âu tại Vienna.

• Bài viết của giáo sư Ang Cheng Guan, Viện Giáo Dục Quốc Gia Singapore.

• Bài viết của Tiến Sỉ Arthur Waldron, giáo sư Quan Hệ Quốc Tế của Đại Học Pennsylvania.

• Bài viết của Tiến Sỉ Balazs Szalontai, nhà nghiên cứu châu Á đang sống tại Hungary.

• Bài viết của giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc.

• Bài viết của Tiến Sỉ Edmund Malesky, đặc trách nghiên cứu về Việt Nam trường đại học Havard.

• Bài viết của giáo sư Frederick Brown, viện Chính Sách Ngoại Giao, trường SAIS thuộc đại học John Hopkins.

• Bài viết của Tiến Sỉ  Peter Navarro, gia"o sư ta"i Đa"i ho"c California-Irvine.

• Bài viết của giáo sư Ramses Amer, hiện dạy tại Khoa Chính Trị Học tại  trường đại học Umea của Thụy Điển.

• Bài viết của Tiến Sỉ Stein Tonnesson, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Hoà Bình Quốc Tế ở Oslo, Na Uy.

• Bài viết của bà Susan Shirk, cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Tổng Thống Clinton.

• Bài viết của Tiến Sĩ Toshi Yoshihara, dạy khoa Chiến Lược-Chính Sách trường Naval War College.

(Ghi chú: Nhan đề do VB đặt lại cho vừa cột báo.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.