Hôm nay,  

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết: 1 Kỳ Tài ‘Giải Phóng Môi Sinh’

08/03/200800:00:00(Xem: 11365)

Bão tố, nóng lạnh, núi lở, biển dâng, động đất v.v… đều ngoài tầm tay của con người, do một Mẹ Thiên nhiên. Hội Địa Lý quốc gia Hoa Kỳ, xuất bản tập sách với nhiều hình ảnh quí giá, nhan đề "Sức mạnh của Thiên nhiên" (Powers of Nature – NGS, Wash, DC., 199 pp, với những hìnhảnh tuyệt đẹp và sống động). Cuốn sách quí giá trên lôi cuốn độc giả thật mê say và kỳ thú, từ sự thay đổi dáng hình của trái đất với lục địa và biển cả cách đây 200 triệu năm rồi 135 triệu năm, 65 triệu năm cho đến trái đất  ngày nay. Dù là tay vô thần triệt để, trước sóng thần tsunami ở ĐNÁ và bão Katrina ở Hoa Kỳ cũng phải cúi đầu kinh khiếp trước sức mạnh của Mẹ thiên nhiên. Từ ngàn xưa, ta có thể nói một cách đầy tự hào và hãnh diện: Tổ tiên ta đã biết thờ kính Mẹ Thiên nhiên qua Đạo Mẫu VN , xuất phát từ đời vua Hùng. Ngày nay, HNV tôi có thể nói mà không sợ quá đáng, khiên cưỡng hay đề cao: Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là "đệ tử" của đại đạo Thiên Nhiên, môi sinh và môi trường. Nói được như thế là HNV tôi đã sưu khảo và đã nghe cả trăm bào viết và nói của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và đài RFA trong nhiều năm qua. Nói một cách tâm linh, hẳn là bà Chúa Thượng Ngàn (Đạo Mẫu) và Mẫu Thoải (Thủy Tiên Thánh Mẫu) chắc sẽ thưởng công cho nhà khoa học lỗi lạc này.

 Trận giá lạnh kinh khủng ở Việt Nam hiện nay từ miền Trung đến Thượng du miền Bắc, DO ĐÂU" Tất nhiên là do Mẹ Thiên Nhiên, ngoài tầm tay của Nhà nước CSVN. Hơn nửa thế kỷ mới có một trận rét và giá buốt khủng khiếp như thế, kéo dài cả tháng; 54.000 trâu bò và gia súc chết! Nhưng ở mặt khác, rất khoa học, lại do con người VN đã tiếp tay với Mẹ Thiên Nhiên.

Về Một Nhà Khoa Học Môi Sinh Việt Nam

Nhà khoa học Mai Thanh Truyết đã liên tiếp lên tiếng về môi sinh và họa phá rừng ở Việt Nam trên đài Á Châu Tự Do (RFA) và trên báo. Tôi sưu tầm được gần 30 bài báo thật giá trị, phong phú và cô đọng của TS Mai Thah Truyết, quê ở Tân Phú Thượng, tỉnh Hậu Nghĩa cũ, đậu Tiến sĩ "Cơ cấu hóa học hữu cơ", ĐH Pháp quốc (Chimie Organique Structurale), cựu Trưởng khoa Hóa Học ĐH Sư Phạm sàgòn, Giám đốc Học vụ ĐH Cao Đài, Tây Ninh, chuyên gia Nghiên cứu Y sinh hóa ĐH Y Khoa  Mineapolis.

Với cách nói và hành văn của TS Truyết rất nhẹ nhàng, bình dị, dễ hiểu, có thể nói rất Việt Nam và rất miền Nam với hàng chục năm ông nói và viết về môi sinh, môi trường, thiên nhiên, rừng cây, ô nhiễm. Ông đã đem lại ơn ích rất lớn quê hương Việt Nam. Theo dõi báo chí trong nước, có hàng tá bài nói và viết của TS Truyết đã được sao chép lại gần như nguyên văn đăng vào mục khoa học trên nhiều báo ở Hà Nội và Sàigòn như SGGP, Hà Nội Thanh Niên, Tuổi Trẻ… Nếu đã nghiên cứu về Đạo Mẫu Việt Nam và khoa học Môi sinh hiện đại, t sẽ thấy TS Truyết quả là một gạch nối giao lưu và phản ảnh truyền thống trọng kính Mẹ Thiên Nhiên , núi rừng và sông biển của ông cha ta xưa. việt Nam có  tục thờ CÂY mà học giả Pháp , LM thừa sai L. Cadière đã trình bày khá cặn kẽ: "Le Culte des Arbres" – (BEFEO T.XVIII, 1918). Bà Chúa Thượng Ngàn trong Đạo Mẫu Tứ Phủ là bà nữ thần coi rừng cây lớn, phải làm lễ cúng bà, phải trồng 6 cây nhỏ để gọi là "trả lại bà Chúa". Trước ngày Chùa Hương mở hội, phải làm lễ cúng bà Chúa gọi là xin bà cho mở cửa rừng núi ở bìa rừng Bình-Trị-Thiên thường dựng miếu thờ Bà Rú hóa thân bà Thượng Ngàn coi núi rừng. Năm Bính Ngọ  (1126), vua Lý Nhân tông ban chiếu chỉ: "Cấm dân chúng mùa Xuân không được chặt cây" (Đại Việt Sử ký  toàn thư, Q.II, tr. 24a).

Thập niên 1990, Âu Mỹ hốt hoảng trước họa môi sinh và Thiên nhiên bị tàn phá, Âu Mỹ nhất loạt nói lên cao trào bảo vệ và Giải phóng Môi sinh, Môi trường. Đặc san khảo cứu khoa học Dedalus của Hàn Lâm Viện Nghệ thuật và khoa học Mỹ ấn hành số đặc biệt, trên 300 trang với chủ đề "THE LIBERATION OF ENVIRONMENT" (Giải phóng môi trường – Dadalus, Summer 1996, vol. 125, no.3). Giáo sư K.M. Meyer-Abich, giảng dạy Triết học Thiên nhiên: Tiến đến một nền Triết học Sinh học Trung đạo (tạm dịch) (Humans in Nature: Toward a Physiocentric Philosophy- Báo đã dẫn, tr. 213-232).

Qua công trình nghiên cứu, nói trên đài RFA và viết trên báo của TS Truyết, quả thực ông là một chiến sĩ cách mạng môi sinh trong cuộc giải phóng  môi trường mà ông nhắm hẳn về quê hương Việt Nam. Với những bài khảo cứu, đại loại như "Năng lượng methanol", "Tế bào năng lượng" và môi sinh ở Việt Nam, có thể tập trung thành một bộ sách mấy trăm trang. Nếu giới lãnh đạo CSVN biết lắng nghe, thiết nghĩ đại họa môi sinh ở Việt Nam đâu đã đến nỗi thê thảm như ngày nay. Trận rét kinh khủng này nếu năm 1945 có thể giảm bớt độ giá rét đi rất nhiều vì rừng cây núi đồi chưa trơ trụi, vì còn cây đa cổ thụ, còn lũy tre làng che chở.

3/2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.