Hôm nay,  

HT Quảng Độ Nói Với Sứ Giả Mỹ: Đăng Ký Là Để CS Xiết Cổ Chết

02/11/200700:00:00(Xem: 7963)

Hoà Thượng Thích Quảng Độ thuật lại chuyến viếng thăm của phái đoàn Hoa Kỳ USCIRF... Đó là bản tường trình của nữ sĩ Ỷ Lan, thông tín viên đài RFA, trên làn sóng đaì naỳ hôm 1-11-2007.

Phái đoàn của Uỷ hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế vừa đến thăm Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện ở Sài Gòn hôm thứ sáu vừa qua. Ngày hôm sau phái đoàn đi Huế để vấn an Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh.

Thông tín viên Ỷ Lan của đài Á Châu Tự Do tường trình về những hoạt động này, và phỏng vấn Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Vị Hoà thượng tiết lộ nhiều chi tiết quan trọng liên quan đến GHVNTN, như Ỷ Lan trình bày cùng quý vị sau đây.

Ỷ Lan: Hôm thứ Sáu vừa qua, phái đoàn Ủy hội Hoa Kỳ bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới (US Commission on International Religious Freedom) đã đến Thanh Minh Thiền Viện gặp gỡ, trao đổi với đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

Phái đoàn gồm có ông Michael Cromatie, Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ, ông David B. Dettoni, Phó Giám đốc Liên hệ Đối ngoại, bà Felice D. Gaer, Ủy ban Do Thái giáo Hoa Kỳ, ông Scott Flipse, Chuyên gia phân tích cao cấp của Ủy hội Hoa Kỳ, ông Tad Stankhe, thành viên Ủy hội Hoa Kỳ, và bà Katia Bennet, Tham tán Chính trị tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon. Cuộc trao đổi kéo dài 2 tiếng đồng hồ.

Ngày hôm sau, phái đoàn cũng ghé Huế gặp hòa thượng Thích Thiện Hạnh tại chùa Bảo Quốc. Khi hay tin, chúng tôi liền làm cuộc phỏng vấn đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ về nội dung cuộc gặp gỡ ấy.

Dưới đây là trích dẫn các đoạn chính lời HT Quảng Độ.

“Ỷ Lan:...Cuộc gặp gỡ này xảy ra như thế nào, bạch Hòa Thượng"

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Vâng. Đúng như thế. Hôm 26 có một phái đoàn tự do tôn giáo của Hoa Kỳ do ông Cromatie dẫn đầu, gồm có 6 người đến Thanh Minh Thiền Viện vào lúc 2 giờ 30 chiều, và tôi tiếp cho đến 4 giờ 15 thì các vị ra về.

Ỷ Lan: Nội dung cuộc gặp gỡ ra sao, bạch hòa thượng"

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Nội dung cuộc tiếp xúc này thì cũng nhiều vấn đề lắm, nhưng không tiện nói ra hết ở đây được, xin thông cảm. Nhưng có một vấn đề quan trọng mà hình như dư luận cũng đã biết qua. Đó là theo tin tức cho biết thì ông đại sứ mới của Hoa Kỳ nói bên Nam California vào ngày 13 th áng 10 trong một cuộc họp báo thì ông có nói rằng GHPGVNTN nên đăng ký để hoạt động.

Tôi nghe tin đó thì tôi có quan tâm về vấn đề này. Và đồng thời hôm 26 vừa rồi phái đoàn tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ cũng có nói sơ qua vấn đề đó, thì họ có hỏi tôi tại sao nhà nước họ cũng có nói bất cứ tôn giáo nào cũng có thể đăng ký để sinh hoạt, họ thắc mắc rằng giáo hội của chúng tôi không làm điều đó.

Nhưng nếu không giải thích rõ thì người ta cho là phía nhà nước có thiện chí sẵn sàng cho mình sinh hoạt mà mình không chịu sinh hoạt, đó là lỗi tại mình cố chấp, cố thủ chớ không phải tại họ, tức là giáo hội không có thiện chí. Đó cũng là vấn đề rất quan trọng ở bên ngoài hiểu lầm. Nều cứ nghe nói như thế thôi mà không hiểu nguyên dotại sao giáo hội không đăng ký…

Nhân dịp này, tuy mất thì giờ một tí nhưng tôi cũng xin được trở lại quá khứ một chút thời gian thôi, nghĩa là:

Phật giáo được truyền vào Việt Nam, như mọi người đều biết vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Đến thời đại nhà Đinh cuối thế kỷ thứ IX, đầu thế kỷ thứ X thì đã thành hình được giáo hội chính thống. Thời đó đã có các vị quốc sư, trãi qua thời tiền Lê rồi đến thời Lý. Thật sự đến thời Lý bắt đầu từ năm 1010 thì mới thật sự đặt thành một nền tảng vững chắc cho Phật Giáo Việt Nam cho đến ngày nay.

Rồi đến người Pháp đánh bại triều đình nhà Nguyễn và đặt Việt Nam dưới vòng đô hộ của người Pháp, vào năm 1883. Suốt từ thời đầu đô hộ cho đến thời đại Đệ Nhất Cộng Hoà do đạo dụ số 10 mà Phật giáo bị liệt vào quy chế hiệp hội chớ không phải giáo hội.

Chính Phủ Đệ Nhị Cộng Hòa hủy bỏ đạo dụ số 10 và công nhận Phật Giáo không còn là một hiệp hội nữa. Từ đó trở đi thì giáo hội có tư cách là một giáo hội cho đến năm 1964. Sau đó vài năm thì mới thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất này.

GHPGVNTN hiện giờ được thành lập vào năm 1964, thì trước đó đã nhập 3 Tổng hội Phật giáo Việt Nam từ Bắc-Trung-Nam, theo quy chế hiệp hội. Bây giờ xóa bỏ đạo dụ số 10 cho nên 3 Tổng hội Trung-Nam-Bắc hiệp lại thành Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào năm 1964. Cả 3 miền hợp lại, cả giới tu sĩ và giới tại gia, hợp lại tất cả các đại biểu từ Bắc tới Nam thành lập Giáo hội này.

Đến năm 1975 khi CHXHCNVN xăm chiếm luôn Miền Nam xác nhập vào Miền Bắc. Lúc đầu, ngày 30/4/1975 là ngày chính phủ miền Bắc thống trị toàn quốc. Sau đó một ít lâu thì GHPGVNTN đã làm tất cả các loại tài liệu tư liệu như hiến chương, nội quy, cơ cấu tổ chức ở miền Nam. Khi ra ngoài chính phủ trung ương Hà Nội, gởi cho phủ thủ tướng lúc đó là ông Phạm Văn Đồng, nhưng tất cả đều im lặng, không trả lời nhận hay không nhận.

Đến sự kiện năm 1977 là Giáo Hội họp Đại Hội, coi như Đại Hội cuối cùng ở chùa Ấn Quang. Có làm danh sách xin phép nhà nước. Họp xong, đúc kết lại tất cả các đại biểu tại Đại Hội đó làm một đơn lên chính phủ trung ương cũng như chính phủ ở trong này. Họ cũng nhận thế thôi, họ có đọc hay không thì không biết, nhưng cũng không nói gì.

Ỷ Lan: Kính xin hòa thượng cho biết lý do vì sao GHPGVNTN không chịu đăng ký xin hoạt động"

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Nhân dịp này tôi giải thích rõ tại sao chúng tôi không đăng ký, nó có lý do. Bởi vì bây giờ đây, như tôi vừa nói GHPGVNTN đã được quy chế là một giáo hội ngang hàng với Thiên Chúa Giáo, giáo hội La Mã ở Việt Nam này. Hội đồng Tổng giám mục cũng tương đương với Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo của GHPGVNTN. Thế thì giáo hội Công Giáo từ ngày cộng sản về đây thì họ có đăng ký gì đâu.

Họ vẫn cứ tự nhiên hoạt động từ 1975 đến giờ, có gì thay đổi đâu! Mà họ cũng không đăng ký, thế thì tại sao bắt giáo hội chúng tôi phải đăng ký" Vậy là trở lại quy chế hiệp hội à" Bây giờ chúng tôi là một Giáo Hội chớ không phải hiệp hội như Phụ nữ Việt Nam nữa. Bởi vậy cho nên khi thành lập GHPGVN nhà nước là giáo hội bây giờ đây, họ đặt vào Mặt trận Tổ quốc.

Mà Mặt trận Tổ quốc là lãnh đạo các hiệp hội như hiệp hội phụ nữ, thanh niên, bô lão chẳng hạn. Tất cả nằm dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc. Họ muốn chúng tôi cũng như thế, đâu có được. Giáo hội Phật giáo VN của họ lập ra năm 1981, đối ngoại thì họ dùng đấy là một giáo hội, là một church, nhưng thực tế chữ Việt Nam họ dùng là một hội. PGVN là một association chớ không phải là church. Như vậy là họ phân biệt, kỳ thị rõ: Đối ngoại họ gọi là giáo hội mà đối nội họ không bao giờ chấp nhận giáo hội nhà nước là giáo hội mà lạ một cái hội thôi, một hiệp hội nằm trong Mặt trận Tổ quốc thôi.

Do đó bây giờ họ mới giương ra một cái bẩy. Họ đánh tiếng rằng nếu chúng tôi đăng ký thì họ sẵn sàng cho sinh hoạt. Đó là họ tỏ ra có thiện chí. Mà chúng tôi từ chối không đăng ký thì họ lại đổ lỗi cho đấy là tại chúng tôi bướng bỉnh, tại chúng tôi không có thiện chí, cố tình phá hoại, chống đối. Nhưng không phải thế.

Bây giờ các vị hiểu cho là nếu chúng tôi đặt bút ký một văn thư xin đăng ký thì nó đơn giản lắm. Chỉ cần một trang giấy thôi chớ có khó khăn gì đâu. Chúng tôi làm thừa sức, nhưng rất nguy hiểm. Hậu quả không biết thế nào. Bây giờ đặt bút ký một văn kiện như vậy mà gởi cho nhà nước thì ối giời họ mừng lắm – họ rất mừng!

Nhà nước mừng

Ỷ Lan: Vì sao nhà nước mừng, bạch Hòa Thượng"

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Là bởi vì tôi đã đưa một cái tròng đặt vào tay họ để nhờ họ xiết cổ tôi cho chết. Ối Trời ơi, họ mừng quá, chả phải tốn kém một đồng xu nào cả.

Tại sao" Bây giờ chế độ cộng sản là chế độ xin cho. Bây giờ tôi đang có một quyền, đây là quyền pháp lý của tôi là một tư chế, là giáo hội. Như tôi đã nói hồi nãy, khi chính phủ cộng sản về đây tôi đã làm văn thư này khác, trình diện ngoài Hà Nội như tôi vừa nói. Sau khi thống nhất thì tất cả đều trình diện hết rồi.

Thì họ thừa nhận hay không thừa nhận thì họ phải nói, nếu họ không thừa nhận thì bảo tôi không chấp nhận tổ chức này, tổ chức này được lập ra dưới thời Mỹ-Ngụy, nó là phi pháp, chúng tôi ra quyết định giải tán nó. Tại sao họ không nói như thế, nếu họ nói thế thì chúng tôi cũng phải chấp nhận thôi. Bởi làm gì mà chống lại họ được. Nhưng họ mặc nhiên, cho đến bây giờ cũng chưa có một văn thư nào chính thức giải tán GHPGVNTN, được thành lập dưới thời Mỹ-Ngụy (cứ dùng danh từ của họ đi) vào năm 1964.

Nếu chúng tôi nhận được văn thư đó thì tự động đóng cửa chùa, đóng cửa mọi thứ, không bao giờ hoạt động gì nữa. Bởi vì chúng tôi biết, người ta đã giải tán rồi thì còn quyền gì mà hoạt động nữa, mà hoạt động thì người ta bắt. Họ không làm, họ cứ giữ tình trạng như thế. Bây giờ họ bảo cứ đăng ký lại thì họ cho sinh hoạt. Nếu bây giờ đăng ký thì tôi bỏ cái quyền tôi đang có. Tôi đang có quyền, mặc dầu chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt từ 32 năm nay. Nhưng chúng tôi vẫn có cái quyền sinh hoạt là bởi vì họ chưa giải tán chính thức.

Bây giờ nếu tôi đặt bút ký một cái đơn hoặc xin phép ông cho tôi sinh hoạt. Họ nắm được cái đơn đó thì họ không trả lời đâu. Không bao giờ trả lời. Tức là xin thì phải cho, cho mới được hoạt động. Mà họ không cho, chưa trả lời thì không được hoạt động, không được sinh hoạt, mà nếu sinh hoạt thì họ bắt liền, có lý do. Là bởi vì tại sao ông đang làm đơn xin, tôi chưa cho thì làm sao ông lại sinh hoạt được. Ông sinh hoạt như vậy là trái phép, tôi bắt. Thế giới không ai can thiệp được. Luật rõ ràng, nước nào cũng như thế thôi. Nhà nước có quyền như thế, đã xin phép nhà nước thì chờ nhà nước cho mới được làm, không cho là không được làm.

Đấy là cái bẫy mà họ định lừa chúng tôi. Từ bao nhiêu năm nay, đấy là cái bẩy cuối cùng.

Ỷ Lan: Là thành viên Liên Hiệp Quốc tất phải tuân thủ các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, Hòa Thượng có nghĩ rằng các công ước này sẽ bảo vệ cho quyền tự do sinh hoạt tôn giáo của GHPGVNTN không" Hòa Thượng nghĩ sao"

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Bây giờ các ngài ở ngoài cứ tưởng như luật pháp Việt Nam là luật bình thường như Mỹ, như Âu Châu, như các nước khác … không thế đâu. Nó rất lắt léo. Họ có luật riêng. Chẳng hạn như năm 1982 nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhưng họ đâu có thi hành. Nói thì họ bảo rằng chúng tôi có luật riêng.

Cũng như vừa rồi họ trả lời Ủy hội tự do quốc tế của Hoa Kỳ mới hôm nào đây, tôi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng, đài truyền hình nói lại là ông có nhấn mạnh: vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau cho nên nhận thức về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng khác nhau. Nước Việt Nam là một nước có chủ quyền, có hiến pháp và luật pháp riêng. Họ nói rằng thực hiện nhân quyền LHQ thì cũng phải dựa theo luật riêng đó. Mà luật riêng đó là gì" Hiến pháp, điều 69 của Việt Nam XHCN ghi rõ như thế này:

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền đi ra nước ngoài và trở về nước theo quy định của pháp luật.

Đấy là luật riêng của họ đấy. Có tự do nhưng phải theo quy định của pháp luật. Tự do đi lại vẫn như LHQ nhưng lại quy định theo pháp luật. Vậy ví dụ như bây giờ tôi đang ở Thanh Minh Thiền Viện tôi muốn đi ra một chùa ngoài Vũng Tàu thăm một người bạn thì bây giờ tôi phải ra Ủy ban nhân dân phường ở quận Phú Nhuận này xin phép đi ra Vũng Tàu thăm người bạn, như thế là xin giấy tạm vắng Thanh Minh Thiền Viện.

Ra Vũng Tàu tôi phải đưa giấy tạm vắng của Ủy ban nhân dân địa phương này cho Ủy ban nhân dân địa phương đó xin phép tạm trú ở đấy, xin bao nhiêu ngày phải ghi rõ. Khi ra trình diện phường ở ngoài kia xin tạm trú thì phải có giấy chứng nhận của ông bạn tôi muốn thăm ra xin thì họ mới cho. Hết ngày là phải trở về…

Đấy, tự do đi lại đấy. Thế giới đâu có biết chuyện đó. Họ chỉ thấy ghi trong hiến pháp là đúng, công dân có quyền tự do đi lại ở trong nước và ra nước ngoài và trở về nước. Mới năm ngoái, Sáng hội Rafto Na Uy có tặng tôi cho giải Nhân quyền, nhưng ngay người Na Uy xin phép người ta cho tôi đi mà tôi vẫn không được đi. Không những không được đi lãnh mà người ta đến tận nơi trao cho tôi thì chính những người đó cũng bị sách nhiễu, tra vấn. Đấy, tự do ra ngoài nước và tự do về đấy.

Ỷ Lan: Như vậy, theo Hòa Thượng, luật pháp Việt Nam đóng vai trò gì trong nền công lý xã hội"

Hoà thượng Thích Quảng Độ: Tất cả cái ở đây tôi nói là người cộng sản nói một đường, làm một nẽo, không tin được ,mà người ngoại quốc đâu biết chuyện đó. Lịch sử cộng sản VN trên 60 năm là lịch sử nói dối, lịch sử mị dân, lịch sử gạt gẫm. Cho nên họ ghét tôi vì cái đó, vì tôi hay nói thật. Chứ còn nhiều người biết như vậy mà không dám nói, chứ nói như tôi thì cũng tốt thôi. Tất cả 80 triệu dân mà nói như tôi một lúc là tốt đấy...”

(Toàn văn có thể đọc hay nghe ở link: http://www.rfa.org/vietnamese/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.