Hôm nay,  

Giờ Lịch Sử Đã Điểm: Cứu Dân Oan Biểu Tình

13/07/200700:00:00(Xem: 7195)
Suốt 32 năm thống trị tám mươi triệu đồng bào Việt Nam, Nhà cầm Quyền Hà Nội  đã dùng chính sách lao tù , bắt bớ  đễ  đe dọa, đàn áp dã man những người dân đứng lên đòi  quyền sống  tự do, công bằng.. . Nay thì tức nước vỡ bờ, người dân đã bị ức ép  đến nỗi  không còn sợ  bị tù đày, bị đánh đập, hành hung nữa,  hằng ngàn người dân quê Việt Nam đã rầm rộ kéo nhau về Saigon biểu tình  đòi trả lại đất đai bị chính  quyền cướp giật.

Đến hôm nay cuộc biểu tình đã kéo dài gần hai mươi ngày, nhiều người đã quá mòn mõi vì hoàn cảnh sống  khó khăn, thiếu thốn thức ăn, nước  uống, đang  cần sự hỗ trợ của đồng bào ở hải ngoại…kính mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện của Tuyết Mai  và một nông dân tham gia biểu tình…

PV TUYẾT MAI: Thưa Dì Tư  cháu là Phóng Viên Tuyết Mai từ Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ muốn hỏi thăm Dì về tình hình đồng bào từ các tỉnh về Saigon  biểu tình khiếu kiện  nhà đất. Thưa Dì bây giờ là khoảng 8 giờ tối ở Saigon, ngày Thứ Tư  11 Tháng 7,  hiện có bao nhiêu người còn ở  lại đây biểu tình.

DÌ TƯ : Dạ bây giờ ở đây còn trên ba trăm năm chục người,  bây  giờ đang bị trời mưa quá đó cô, ban ngày đông người hơn. Trời mưa quá bà con  tản lạc để kiếm chỗ trú ẩn, nghỉ ngơi , không còn tập trung đông ở đây lúc này . Mấy hôm trước có người từ Hà Nội kéo về rất đông, cũng trên dưới một ngàn người, nhưng lâu ngày thì bà con gặp nhiều khó khăn về vấn đề kinh tế  (tiền bạc)  nên người ta cũng về bớt.

PV TUYẾT MAI:  Bà con từ tỉnh nào về và tỉnh nào  có đông người nhất, đồng bào ở Miền Trung có vô biểu tình không"

DÌ TƯ: Dạ theo tôi biết là tổng cộng có mười tỉnh tham dự đó cô,  như Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang,  Bến Tre, Bình Thạnh, Bình Dương, Trà Vinh, Long An, Hậu Giang, Đồng Tháp…Trong đó có tỉnh Tiền Giang là đông nhất, hai trăm mấy chục người.  Hôm qua thì tỉnh Kiên giang có kêu gọi đồng bào về để giải quyết nên có một số về, nhưng cũng còn một số ở lại.  Bà con về rồi bị gạt,  họ sẽ trở lại.
Như Thứ Hai, Thưa Ba  vừa rồi  đồng bào về đây  đông dữ lắm,  nhất là hôm 28- 29- 30/6  và  1 – 2/7 là đông nhất,  trên  một ngàn người,  không có chỗ chen chút,  đông nhất là bà con ở Tiền Giang.  Lúc đó người ta nghe phái đoàn chính phủ từ Hà Nội vô  giải  quyết. Nhưng mấy bữa rài Quốc Hội đóng cửa, và  bà con cũmg quá mõi mòn với hoàn cảnh sống thiếu thốn khó khăn, nên đã về bớt để nghỉ ngơi rồi đem lương thực lên trở lại.

Ở ngoài Bắc và ngoài Trung người ta cũng vô biểu tình, nhưng người từ những tỉnh  ngoài đó vô thì ít, vì xa xôi. Mỗi tỉnh chỉ vài ba chục người thôi,  khi ra đi  họ bị công an bắt, thậm chí công an tới tận nhà canh nhà canh cửa nên bà con không dám đi .

PV TUYẾT MAI: Bà con ai bị cướp đất, cướp nhà uất ức thì tự động kéo về văn phòng này đề khiếu  kiện hay có một sự tổ chức biểu tình ở  cấp làng xã không"

DÌ TƯ: Thí dụ như trong nhóm của tôi là có sáu chục người đi,  thì sáu chục người cùng hội  ý với nhau, muốn đòi hỏi kêu gào điều gì đó thì viết, vẽ lên tấm bảng lời  kêu gào của mình chứ không có ai tổ chức.. Tỉnh nào lo tỉnh nấy, chứ không có tập trung, không ai lãnh đạo gì cả.

PV TUYẾT MAI: Thường thì bà con bị cướp nhà cướp đất trong trường hợp nào"

DÌ TƯ: Có những chương trình lấy đất để làm thủy lợi  hay đào kinh này kia,  rồi chính quyền chẳng bồi thường, mấy ông  chính quyền lấy đất đó của dân  bán hay cất nhà cho vợ bé…

PV TUYẾT MAI:  Bà con tụ tập  lại đây ngồi chờ  cấp trên giải quyết vấn đề mất đất đai của họ  hay có hoạt động , la hét,  phản đối  chính quyền cướp của cướp nhà , phẫn nộ đòi chính quyền phải trả lại"

DÌ TƯ: Dạ chúng tôi có làm  dữ lắm, như là  khi Quốc Hội đóng cửa không cho dùng nhà vệ sinh,   bà con cũng mua giấy quấn lại làm loa  la lên đòi Quốc Hội phải mở cửa, và giăng tấm biểu ngữ  đòi Ôn g Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Chính Phủ phải  cứu xét, phải trả lại sự công bằng, trả lại đất đai… Kêu gào vậy chứ chẳng có ai ra giải quyết gì cô à!

PV TUYẾT MAI:  Tới nay bà con biểu tình qua ngày  thứ hai mươi rồi, hoàn cảnh sống, sức khỏe của đồng bào như thế nào"

DÌ TƯ: Dạ bây giờ chuyện đói khát thì rất là đói khát, nhất là vấn đề nước nôi, đã bao nhiêu ngày rồi nên kinh tế (tiền bạc ) rất là yếu kém, nhất là bây giờ đang là mùa mưa, bà con chỉ ngồi chen chút thôi chứ không có chỗ nằm được, rất là khổ. 

PV TUYẾT MAI: Chị nói rõ  một bữa ăn cần bao nhiêu tiền"

DÌ TƯ: Cô à , bà con mình ở đây ăn là chỉ để sống thôi , một bữa ăn là sáu ngàn đồng (40 cents) đối với những người có sức thì sáu ngàn đồng ăn không  đủ , no hay không no gì thì cũng bỏ bụng vậy  thôi chứ không thể có  thêm được nữa cô.

PV TUYẾT MAI:  Hiện nay có tổ chức nào tiếp tế hỗ trợ bà con  ăn uống không"

DÌ TƯ: Dạ hồi chiều này , ở ngoài có cứu trợ được năm thùng mì. Mấy bữa trước có người mua bánh mì , mua xôi bắp cho nhưng công an nó vây, nó bắt bớ, đánh đập , khó dễ  mấy người đến tiếp tế , thành thử ra họ không dám đi lại đây . Thí  dụ họ muốn cho thì họ quăng vô , mà  hồi chiều này chở năm thúng mì thì hơi rườm rà, họ bị công an  bao vây. Bà con  mình cũng đói  khát quá rồi  nên cũng liều  mạng nhào ra cứu những người tiếp tế , bà con mình cũng la hét lên, chống đối. Công an  ghi bản số xe những người tiếp tế, rồi bà con mình đưa những người đó về tới nhà cho được an toàn.

Bây giờ bà con  mình đang đói, nếu có có ai  cứu trợ thì bà con mình rất là mang ơn. Khi có xe đến cứu trợ đến, nếu  biết truớc thì bà con ở đây sẽ chủ động, nhiều lần cứu trợ trước, những người cứu trợ bị công an đánh đập, hành hung.

PV TUYẾT MAI: Theo Dì nhu cầu đồng bào cần giúp đỡ hiện giờ là tiền để mua thức ăn, nước uống phải không"  

DÌ TƯ: Nếu mà bà con ở nước ngoài có lòng hảo tâm thì  giúp cho bà con ở đây có được sự sống qua ngày,  thức ăn và nước uống  đang thiếu  thốn lắm cô ..  nhìn chung thì bà con mình thiếu thốn lắm.

PV TUYẾT MAI: Thành phần trong  đám  biểu tình,  có nhiều đàn ông hay đàn bà,  ở lứa tuổi nào"

DÌ TƯ: Phần đông người biểu tình là đàn bà lớn tuổi , từ bốn  mươi tuổi trở xuống thì ít hơn. Đàn ông  ít hơn đàn bà.  Cô bác lớn tuổi chịu sương chịu  gió không nỗi nên bị bịnh cảm rất là nhiều .

Trước đây có cây xăng kế bên, nó mở cửa cho bà con vô nằm nghĩ đỡ một chút, còn bây giờ chỉ nằm ở trước  mái hiên, không đủ chỗ nên nằm ra đường , rồi mua vãi che ngoài lộ. Lúc trời mưa dầm Tháng Bảy như bây  giờ bà con bị ướt át, khổ lắm. Ở trong còn nghỉ ngơi được chút đỉnh chứ  ở ngoài  thì chỉ ngồi suốt đêm,  vì đâu có chỗ  khô đâu mà nằm cô.

PV TUYẾT MAI: Công an có làm khó dễ , hành hung người biểu tình  hay họ chỉ có mặt ở đó để canh giữ không cho tiếp tế"

DÌ TƯ: Dạ nó cũng đánh đập người ta chảy máu, nên khi bà con biết ai đến  tiếp tế thức ăn thì bà con cũng cùng nhau đứng ra bảo vệ cho tới cùng. Như hồi chiều có người đem tiếp tế mấy thùng mì mà công an  làm dữ lắm, ghi số xe…bà con mình cũng ra đấu tranh dữ dội lắm.

PV TUYẾT MAI: Cho tới nay thì những người đại diện chính quyền có ai tới đây quan sát,  thăm  hỏi nguyện vọng của đồng bào hay hứa hẹn gì không"

DÌ TƯ : Hôm trước thì có đại diện chính quyền  tỉnh Tiền Giang và công an lên để rước dân về. Đã nhiều lần họ gạt chứ không giải quyết gì vì vậy bà con mình thất vọng lắm, nên nằm đây để chờ. Còn chính  quyền ở Saigon thì không thấy ai ra nói một điều gì cả  cô à!

PV TUYẾT MAI:  Theo tôi đựợc biết thì vấn đề khiếu kiện này đã có nhiều năm rồi, nhưng sao lần  này có sự tập  hợp quá đông đảo như vầy, có phải vì chế độ quá thối nát, lòng dân quá phẫn uất mà  không còn sợ chính quyền nữa , không còn sợ  tù đày nữa, hay có người đứng ra tổ chức"

DÌ TƯ: Chính quyền bưng bít lắm, báo chí ở nhà đâu có ai dám viết  tin tức gì, nhưng nhờ đồng bào có nghe, theo dõi các đài, nhất là đài Chân Trời Mới… rồi người này cho số điện thoại kêu gọi người kia, lan ra  cả tỉnh,  đông quá đông, rồi tỉnh này lan ra tỉnh kia,   từ chỗ đó bà con mình tập trung  kéo nhau về và nhờ  đông đảo  nên công an có làm khó khăn nhưng nó làm không lợi với đám biểu tình  cô à.

PV TUYẾT MAI: Dì có muốn nhắn lời gì với  bà con ở hải ngoại không"

DÌ TƯ:  Tôi thay  mặt bà con ở đây,  thưa nếu đồng bào có lòng hảo tâm , thì xin  giúp đỡ đồng bào ở nhà  để có phương tiện kinh tế (tiền bạc) tiếp tục đấu tranh đòi hỏi chính quyền trả lại sự công bằng và đất cát cho công dân. Chúng tôi yêu cầu  cường quốc Mỹ lên tiếng mạnh mẽ để giúp đỡ cho đồng bào Việt Nam.

CHÚ NĂM :  Chú Năm cũng người Tiền Giang , đứng bên cạnh xin được gởi lời đến  Tổng Thống Bush, các Cộng Đồng Quốc Tế , những ngưòi Việt yêu nước, những nhà hảo tâm và các tôn giáo… xin  nói lên lời để giúp đỡ cho đồng bào Việt Nam, chứ bây giờ  bị sức ép (của Chính Quyền CSVN) càng ngày càng  mạnh, người dân chúng tôi không dám ra ngoài đường đi, sợ tụi nó bắt cốc và đánh đập dã man. Tụi nó,  một số là côn đồ , tàn nhẫn vô nhân đạo, nó đánh đập chúng tôi tàn nhẫn. Tôi quyết chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Nhờ đồng bào trong và ngoài nước hỗ trợ giúp đỡ chúng tôi , dân chúng tôi hết sức là mòn  mõi.

(Tới câu cuối cùng, giọng Chú Năm nghẹn ngào , nói không nên lời, nên cuộc điện đàm  phải chấm dứt)). Bọn nó trù dập, đối xử rất tàn  nhẫn với bà con,  xin Tổng Thống Bush , những cộng đồng Người Việt tha thiết với đất nứơc quê hương lên tiếng mạnh mẽ, vận động với quốc tế giúp đỡ cho bà con chúng tôi … những ngày sắp tới … có được những ngày thanh thản…

Thưa quý đồng hương,

Chế độ  Cộng Sản ở Đông Âu bị sụp đỗ  khởi nguồn  từ những cuộc biểu tình của hằng ngàn công nhân. Có phải đã đến lúc Cộng Sản VN sụp đỗ, khởi từ những cuộc tình của hằng ngàn nông dân từ các tỉnh Miền Nam"

Danh sách các hội đoàn,  đoàn thể hỗ trợ cuộc biểu tình  của nông dân trong nước  mỗi ngày một dài thêm… đây quả là một tin mừng. Nhưng, ủng hộ bằng tuyên ngôn, bằng những lời tố cáo CS suông chưa đủ. Người dân biểu  tình đang gặp nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần, thiếu thốn thức ăn, nước uống , mùn mền, chăn chiếu…

“Máu chảy ruột mềm” , “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,  những câu ca dao này  tuy  mộc mạc, đơn giản, nhưng nó hàm xúc một ý nghĩa tình người vô cùng sâu sắc… hãy tưởng tượng cảnh một cụ già  mất hết đất đai ông bà để lại, quá uất ức lên Saigon biểu tình mà không tiền bạc, đói,  khát,  không chỗ tựa lưng, lạnh lẽo, ốm đau  giữa cơn mưa tầm tã Tháng Bảy…

Xin hãy thể  hiện tình thương dào dạt trong tim mình bằng hành động , bằng sự đóng góp thiết thực để chia  sẻ…cho đồng bào mình…có được những ngày…thanh thản …

Ngân phiếu đóng góp xin đề: Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ Quốc Nội, gởi về:

12522 Brohurst St # 4
Garden Grove CA 92840

Chủ Tịch của Ủy Ban Yểm Trợ  Dân Chủ Quốc Nội là Cựu Tướng Lý Tòng Bá.

Muốn biết thêm chi tiết xin gọi về :

(714) 719-9443

(951) 360-0909

(702) 300-4424

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khả năng chánh trị có giống khả năng kỹ thuật không" Khả năng về mặt tâm linh, trình độ trí thức và tri thức có giống khả năng về kỹ thuật không"
19/07/2007. Em hy vọng tất cả mọi người hãy nhớ lấy hôm nay mà kể từ đây em sẽ gọi là NGÀY DÂN HẬN. Và cũng xin thưa với tất cả các Đảng viên Cộng sản
Hai Tổng thống Bush và Musharraf đang ngờ, đang chờ, đang nhờ nhau" Sau khi một số Nghị sĩ Cộng Hoà bày tỏ sự hoài nghi về chiến lược Iraq
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.