Hôm nay,  

Tiếp Sức Cho Nhau Bằng Niềm Tin

16/06/200700:00:00(Xem: 7585)

Trong sự trân trọng niềm tin của tất cả quí vị quan tâm đến tình hình tại Việt Nam trong và ngoài nước, trong tinh thần chia sẻ cùng một ước mơ chung để nhìn thấy nhân dân Việt Nam không còn sống trong sợ hãi do sự bạo hành quyền lực của nhà nước Việt Nam, và nhất là mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội đồng đều để tiến thân và đóng góp cho quê hương dân tộc từ nay và mãi về sau, chúng tôi xin mạo muội chia sẻ với quí độc giả một vài tâm tư về phản ứng của cộng đồng hải ngoại chúng ta sau những bắt bớ càn quét của nhà nước Việt Nam đối với những nhà đối kháng ôn hòa, phi bạo động tại Việt Nam trong thời gian gần đây như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Trần Thị Thùy Trang, và rất nhiều những người yêu nước khác mà tên tuổi không có dịp được thường xuyên nhắc đến hay biết đến.

Các quí vị theo dõi tin tức báo chí tại Việt Nam, nhất là báo Công An hay An Ninh Thế Giới và các báo chí khác có lẽ cũng đọc hàng loạt các bài viết mà nhà nước Việt Nam vu khống cho tổ chức này khủng bố, nhân vật nọ phản động, hay các tội phạm pháp của những người đấu tranh cho dân chủ tự do tại Việt Nam trong tinh thần hòa bình. Thiết nghĩ, thử thách của mỗi chúng ta là:

1) Việc chúng ta tin bao nhiêu phần trăm những gì họ đưa ra.

2) Nhận xét về sức mạnh và khả năng hiểu biết của họ như thế nào.

3) Nhận diện tâm lý phản ứng của chính mình để có sự kiểm soát trong ứng xử và sự hợp tác với nhau qua các tin tức này"

Có một số vấn đề xin sự lưu tâm của mọi người yêu nước, và quan tâm đến tình hình đất nước. Thứ nhất, chúng ta cần nhìn ra trong nỗ lực tiêu diệt những lực lượng đối kháng có chiều hướng tạo nguy cơ mất quyền lực và cơ nghiệp của những người cầm quyền trong Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay. Theo tâm lý thông thường, việc mà những kẻ bạo hành thường làm là khống chế, lấn áp, hay trù dập những nạn nhân phản kháng của họ. Tại Việt Nam hiện nay, nạn nhân của sự khống chế này là những người dân lương thiện muốn nói lên tiếng nói lương tâm của mình, đó là các nhà đối kháng.

Vào năm 2000, Bộ Quốc Phòng Anh quốc đã định nghĩa sự "khủng bố nội bộ" có nghĩa là dùng lực và quyền của mình để trấn áp làm nạn nhân sợ hãi hay bắt bớ hành hạ họ bằng những điều không hợp lý với pháp luật. Nhà nước Việt Nam đang làm điều này với những người yêu nước ôn hòa có chính kiến khác biệt và là những người tích cực trong việc muốn tạo thay đổi để quyền hành được kiểm soát và luật phát thật sự được dùng cho công lý. Nhà nước Việt Nam đã dùng quyền làm chủ, cướp lấy từ tay nhân dân Việt Nam để nói với thế giới quan tâm đến việc bắt bớ các nhà đối kháng rằng: ở Việt Nam không có những người tù chính trị hay những người bất đồng chính kiến mà chỉ có những người phạm pháp. Những người bạo hành thường hành xử không hợp lý với pháp luật hiện hành hay dùng pháp luật để bảo vệ họ chứ không phải để bảo vệ người dân.

Điều thứ hai, đối với các tổ chức, cơ quan và những người yêu nước tại hải ngoại, việc mà kẻ bạo hành thường làm là đe dọa, cô lập, bôi nhọ, chia rẽ các tổ chức và những con người chia sẻ cùng một quan điểm, có cùng một mục tiêu và ước mơ cho tương lai tốt đẹp của đất nước. Việc họ bắt một vài người từ hải ngoại về trong nước như anh Lê Quốc Quân, cũng là một hình thức đe dọa những người hải ngoại yêu nước.

Việc những bài báo vu khống về tổ chức này, người nọ tại nước ngoài cũng là một hình thức "intimidation" để chứng tỏ sức mạnh và sự hiểu biết cũng như tài năng kiểm soát của họ. Thật ra chỉ có những tổ chức và những người trong cuộc bị vu khống mới biết những điều họ nói là sai sự thật. Những người quan tâm tại hải ngoại và trong nước cần phải đặt câu hỏi cho chính mình là mình tin nhà nước Việt Nam và những điều đăng tải, hay tin những người anh chị em cùng một chiến tuyến với mình"

Việc thiếu niềm tin ở nhau, thường do thiếu niềm tin ở chính mình, nếu không cảnh giác sẽ là điểm yếu để những người bạo hành khai thác và làm chúng ta tự cô lập nhau hay chia rẽ lẫn nhau trong cùng một tàu. Tệ hại hơn, là có những trường hợp "ta chỉ tin ta", không tin nhà nước Việt Nam và cũng không tin lẫn nhau. Lúc ấy tất cả những hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, và sức mạnh chung không còn nữa. Thật ra đây cũng là mục tiêu nếu không hoàn hảo thì cũng là tối hảo mà nhà nước và đảng độc quyền tại Việt Nam muốn đạt tới nhằm làm tan rã sự đoàn kết tại hải ngoại và trong nước.

Điều thứ ba là trong sinh hoạt đấu tranh ôn hòa trước những người bạo hành quyền lực, chúng ta cần phân biệt giữa "bí mật" và "bảo mật". Khái niệm bí mật và bảo mật giống nhau là hình thức giữ kín một số vấn đề, nhưng có thể khác nhau ở mục tiêu. Bí mật thường được nhìn như là một sự che đậy điều gì không ổn. Trong công lý, bảo mật được dùng để bảo vệ những gì riêng tư thuộc về một con người hay một tổ chức với mục đích bảo vệ an sinh cho họ. Đây cũng là nhân quyền của họ, một quyền căn bản của con người.

Do đó, vì sự nghi ngờ, thiếu niềm tin, hay những tò mò theo thị hiếu cá nhân nào đó mà chúng ta cho rằng những bảo mật cần thiết của những con người và các tổ chức đấu tranh cho hòa bình, công lý và tự do tại Việt Nam là những sự lừa đảo dối trá, thì điều này cần xét lại. Nhà nước Việt Nam đã lợi dụng chính cái nhìn này để "bật mí" sai sự thật về những con người lương thiện và các tổ chức đấu tranh. Họ dùng khái niệm bí mật này để phá tan cái nhìn về chúng ta với nhau trong tinh thần nhân bản của những người Việt yêu nước, chuộng hòa bình, tự do và công lý. Đây cũng là hình thức cô lập và chia rẽ những người yêu nước với nhau bằng phương tiện gây nghi ngờ, nghĩ xấu về nhau qua những lời vu khống mang tính mạ lụy.

Đối với những người dân Việt yêu công lý, có quan niệm sống nhân bản bằng tình người và có lòng thiết tha với dân tộc và đất nước, tôi tin là không có một sức mạnh nào có thể phá vỡ nỗ lực tạo thay đổi tích cực tại Việt Nam của người dân Việt trong và ngoài nước. Sự bền bỉ này đã và sẽ tiếp tục cần được thêm sức bởi những nhận định sáng suốt, niềm tin lẫn nhau, những đồng cảm, tương kính trong tinh thần hỗ trợ và hợp tác cùng nhau. Tôi tin chúng ta đã và đang tiếp tục làm được điều này trong những giới hạn và thử thách của chính bản tính tự nhiên của con người và trầm bổng của thời cuộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những ngày tháng  vừa qua, xã hội VN đã có bước đổi thay rất lớn, mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.