Hôm nay,  

Việt Nam: Cả Nước Đóng Kịch

25/05/200700:00:00(Xem: 9391)

Huỳnh Ngọc Tuấn: “Ở Việt Nam mà từ chối không đi bầu là một việc làm rất mạo hiểm. Những người nào can đảm, liều mạng thì mới dám từ chối đi bầu.”

Hoa Thịnh Đốn.- Vở kịch bầu bán Quốc hội ở Việt Nam ngày 20-5 (2007) đã hạ màn, đào kép phải đợi đến Tám ngày sau mới có  kết qủa (28-5-07) vậy mà ai cũng biết  là Đảng sẽ thắng lớn trong ngày cả làng Báo  đảng gọi là “ngày hội non sông”.

Tại sao thế" Vì cuộc bầu cử mà đảng cho là đã “chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và tổ chức đúng luật, dân chủ, an toàn, tiết kiệm” đã không do dân tự ý chọn lựa mà mọi người phải làm theo chỉ thị  “đảng cử, dân bầu”.  Người dân cũng không được quyền từ chối đi bỏ phiếu nên ai cũng muốn làm phứa cho xong, không đi là lôi thôi to.

Vì vậy, báo Nhân Dân, cái  loa tuyên truyền của Trung ương đảng mới phấn khởi hả hê: “Thể hiện rõ ý nguyện cao cả ấy, hơn 99% số cử tri thuộc 64 tỉnh, thành trên cả nước đã nô nức đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu QH khóa XII. Tỉnh Vĩnh Long, Quảng Nam đạt tỷ lệ 99,99%. Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất cũng đạt 94,1%. Hà Nội: 99,76%; TP Hồ Chí Minh: 99,86%; Hải Phòng 99,53%; Đà Nẵng 99,30%; Cần Thơ 99,90%...

Các tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên như Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Đác Lắc, Đác Nông, Lâm Đồng... đều đạt tỷ lệ từ 99% trở lên, cao nhất là Hòa Bình, Khánh Hòa (99,97%), Lai Châu (99,95%) và Lâm Đồng (99,93%).” (23-5-07)

Báo đảng còn viết: “Có 1083 khu vực bầu cử của Quân đội, tính đến 14giờ (20-5) đã có 100% cử tri đi bầu.”

Với tỷ lệ “không đi bầu là lôi thôi to” như thế đã khiến  Xuân Hải của Báo Điện tử Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam phóng đại thêm: “ Ngày hôm qua, 20-5-2007, cử tri cả nước đã đi bầu cử Quốc hội khoá XII. Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp. Cả đất nước tràn ngập bầu không khí phấn khởi, đoàn kết, tự chủ, tự giác và nghiêm túc. Ngày bầu cử thực sự là ngày hội cách mạng của toàn dân, ngày hội non sông đất nước, ngày hội của niềm tin và thống nhất ý chí.”

Phóng viên Bảo Trung của báo Nhân Dân cũng  “theo đóm ăn tàn” vẽ thêm ra chuyện dân “hò nhau” đi bỏ phiếu ở Hà Nội như đi trẩy hội  ngày mùa của vụ lúa Hè-Thu: “Ngày 20-5, Hà Nội rộn ràng ngay khi trời vừa hửng sáng. Chẳng khó để có thể nghe được tiếng hò nhau thu xếp công việc thật nhanh, mặc quần áo thật đẹp để đi bỏ phiếu. Cơn mưa tầm tã suốt hai hôm trước bỗng ngưng, nhường chỗ cho những tia nắng rực rỡ tỏa xuống thành phố tràn ngập cờ hoa.”

“Chưa đến bảy giờ, khắp phố phường, quận huyện Hà Nội từ Cầu Giấy, Liễu Giai, Kim Mã đến Cửa Nam, Nguyễn Du, phố Huế sang Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Đào, Phan Đình Phùng... đâu đâu cũng thấy dòng người nườm nượp đổ về các địa điểm bỏ phiếu. Mới hết buổi sáng ngày 20-5, rất nhiều địa điểm bỏ phiếu tại Hà Nội đã có 100% cử tri đi bầu.”

“Hai từ được người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhắc đến nhiều nhất trong ngày 20-5 là “bầu cử” và “bỏ phiếu”. Và cũng không khó để cảm nhận được không gian dân chủ càng rộng mở với mỗi lá phiếu cử tri. Niềm tin về một Quốc hội khóa XII xứng tầm với vận hội mới của non sông đang mãnh liệt hơn bao giờ hết.”

Vẽ râu, đội nón cho bầu cử đến thế là “hết sẩy”.  Nhưng tại sao phải cần  “phóng đại, tô mầu ” qúa độ như vậy mới nói lên được ý nghĩa của ngày bầu cử  lần này khi ai cũng biết Quốc hội bao giờ  chẳng  là của đảng. Nhân dân chỉ đóng vai  quân cờ trong màn kịch vừa hạ màn. Mỗi lá phiếu của cử tri chỉ thể hiện một hành động “chẳng đẳng đừng” để bảo vệ miếng cơn manh áo chứ không phải là ý chí của dân thì làm sao mà mở rộng được “không gian dân chủ”"

Bằng chứng trong số 875 ứng cử viên được tuyển chọn cho dân bỏ phiếu chỉ có 30  trong số 238 người nạp đơn tự ứng cử được Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng,  cho phép tranh 500 ghế trong Quốc hội khóa XII. Tinh thần dân chủ có hay không cũng đã hiện ra ngay trong việc đảng đặt người của mình vào các đơn vị  bầu cử  từ trung ương xuống địa phương để bảo đảm đảng phải nắm đa số tuyệt đối trong số 500 người “đắc cử”.  Đó là lý do tại sao chỉ có 150 người ngoài đảng được chọn ra tranh cử.  Quốc hội 11 chỉ có 10 phần trăm Đại biểu không phải là đảng viên.

Như thế thì cuộc bầu cử Dân chủ hay Độc tài"

Vì vậy, dù báo đảng có vẽ rồng vẽ phượng cho cuộc bầu cử ngày 20-5 thế nào chăng nữa thì  Quốc hội vẫn chỉ là hình nộm của chế độ. Các khóa Quốc hội trước  đều đã đóng trọn vẹn vai con cờ của đảng mặc dù không khí thảo luận, chất vấn Chính phủ của các đại biểu khóa XI  đã có những tiến bộ về dân chủ đáng khích lệ.

Nhiều Đại biểu Quốc hội của khóa XI cũng đã  bỏ  bớt  được cái tính  “gọi dạ bảo vâng” vẫn được coi là truyền thống của Quốc hội. Tinh thần chỉ biết giơ tay gật đầu chấp thuận vô điều kiện các Dự thảo luật của đảng chuyển qua cũng đã bớt đi, nhưng số người chỉ “ngậm miệng ăn tiền”, không dám phát biểu vì sợ đụng chạm, mất lòng và lười đi họp  vẫn còn nhiều.

Đáng chú ý là những lời phát biểu thuận lòng dân, phật lòng đảng hay làm mất lòng nhà nước của các Đại biểu chỉ thấy diễn ra ở bên trong tòa nhà Quốc hội trong các kỳ họp định kỳ, nhưng lại ít thấy các Đại biểu thực hiện quyền này bên ngoài Quốc hội hay sau khi họ mãn họp  trở về địa phương.

Phải chăng cung cách “dân chủ trong nhà” của Đại biểu Quốc hội  là một hình thức mới  của  “dân chủ ở cơ sở” đang được đảng cổ súy rùm beng để  chống lại đòi hỏi đảng phải dân chủ hóa chế độ, phải tôn trọng dân chủ trong nhân dân để đưa dân tộc  ra khỏi đói nghèo, lạc hậu và chậm tiến trong kỷ nguyên hội nhập tòan cầu"

Ngoài những hạn chế cơ bản, cuộc bầu cử Quốc hội XII cũng đã  đánh dấu một sự chuyển hướng  “tiến bộ” của làng báo  đảng.   Lần này,  được Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương  chỉ đạo và bật đèn xanh cho phép, các báo đã thi đua đăng không thiếu một hình ảnh bỏ phiếu nào của 4 cột trụ lãnh đạo gồm Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội. 

Hình ảnh Lãnh đạo các Tỉnh, Thành và Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cũng được các báo đăng kèm  trong các bài tường thuật bầu cử khắp nơi. Các  bài phóng sự, tường thuật có phỏng vấn người đi bỏ phiếu, kể cả một số nhà tu hành và dân sắc tộc,  và hình chụp các phòng phiếu, thanh niên, học sinh cầm cờ, thổi kèn, đánh trống diễn hành “mừng” ngày bầu cử  đầy mầu sắc cờ và biểu ngữ tuyên truyền  cũng chiếm nhiều chỗ trên báo chí.

Nội dung các bài báo, ngoài việc đề cao ý thức trách nhiệm công dân, đã dành phần lớn ca tụng tinh thần được gọi là “dân chủ”  trong việc chuẩn bị, chọn ứng cử viên và “ý nguyện” của cử tri một lòng đứng sau lưng đảng đã phản ảnh qua  tỷ lệ gần đủ 100 phần trăm ngườ đi bỏ phiếu.

Mặt trái của các bài tường thuật là  báo chí  đã lợi dụng  việc nhân  dân  đi bỏ phiếu  để  tâng bốc  “trí tuệ” lãnh đạo  của đảng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20-5.  Việc làm này đã  không có ích gì cho làng báo mà chỉ  xác nhận rằng  họ đã bị  Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương khống chế để phải làm những việc xúc phạm đến  thiên chức của nghề báo.

BÁO NƯỚC NGOÀI

Nhà nước cũng khoe báo chí nước ngoài đã đặc biệt quan tâm và đưa tin về cuộc bầu cử, nhưng đã bỏ đi những chỗ không bằng lòng.

Tỷ dụ  như Nhà nước đã không  cho dịch lại đọan viết của hãng tin Mỹ, Associated Press (AP): “The National Assembly is increasingly exerting its influence over government policy," said Jonathan Pincus, chief economist with the United Nations Development Program in Hanoi. "But the election itself is not an important milestone in the process of political change."

 “Despite gains being made by the assembly, the center of power in Vietnam remains with the executive branch, which the Communist Party controls.”

(Mặc dù Quốc hội đã cố gắng gia tăng ảnh hưởng của họ đối với chính sách của chính phủ, theo lời ông Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội. Nhưng, theo ông “cuộc bầu cử tự nó chưa  phải là một  bước  quan trọng trong tiến trình thay đổi chính trị.”

Mặc dù Quốc hội đã đạt được một số thành tích, nhưng trung tâm quyền lực tại Việt Nam vẫn nằm trong tay Hành pháp, cơ chế do đảng Cộng sản kiểm soát.)

Bản tin của thông tín viên Grant McCool, hãng tin Reuters  của Anh viết rõ: “Electoral law calls for all seats in 182 constituencies to be contested, but in practice, many are not. "The Vietnamese leadership talk about democracy in the same way the Chinese talk about grass-roots democracy," said Ralph Cossa, president of the Pacific Forum Center for Strategic Studies think-tank. "They are not ready for real democracy, but see the value in the appearance that they are moving in that direction." However, the National Assembly is no longer viewed as purely a rubber stamp for the Party. Delegates question ministers and scrutinize policy more than they did in the past, but the Party tolerates no unsupervised challenge to its rule.”

(Luật bầu cử quy định tất cả các ghế Đại biểu tại 182 đơn vị được tranh cử, nhưng trên thực tế thì không có chuyện này. “Cấp lãnh đạo Việt Nam nói về dân chủ  như người Trung Hoa nói về nền dân chủ ở cơ sở”, theo ông Ralphn Cossa, chủ tịch của Trung tâm Diễn đàn Thái Bình Dương về Nghiên cứu Chiến lược. “Họ chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ thật sự, nhưng họ nhìn thấy gía trị xuất hiện trên con đường họ  đi về hướng đó. Tuy nhiên Quốc hội  (VN ngày nay) không còn bị coi là  thuần túy chỉ biết làm nhiệm vụ con dấu cho Đảng. Các đại biểu đã biết chất vấn các Bộ trưởng và  giám sát chính sách hơn trước, nhưng Đảng (CSVN) không tha thứ cho bất kỳ sự đối kháng nào không có giám sát đối với quyển lãnh đạo của mình.”)

Bill Hayton của đài BBC bình luận: “Chủ nhật này, người dân Việt Nam đi bầu cử Quốc hội, thế nhưng kết quả như thế nào thì ai cũng rõ vì chỉ có Đảng cộng sản có quyền đề cử. Cuộc bầu cử diễn ra ngay sau khi có một chiến dịch trấn áp các nhà đấu tranh dân chủ, vốn kêu gọi bầu cử tự do.”

 “Hình ảnh nhân viên công an mặc thường phục lấy tay che miệng linh mục Nguyễn Văn Lý tại tòa dường như là biểu tượng rõ ràng cho thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam với bất đồng chính trị”.

“Thoạt nhìn, Quốc hội Việt Nam trông chẳng khác gì một đám đông 'nghị gật'. 90% số đại biểu Quốc hội khóa vừa mãn nhiệm là đảng viên Cộng sản, và 10% còn lại phải được đảng thông qua. Đảng Cộng sản giữ kiểm soát chặt chẽ về những gì mà Quốc hội bàn luận và quyết định.”

 “Thí dụ, về nguyên tắc thì Quốc hội bầu chọn chủ tịch nước và thủ tướng, thế nhưng bao giờ cũng chỉ có một vị được đề cử và vị này là do Đảng chỉ định trước.”

Hà Nội không chính thức phản bác bài của Bill Hayton, nhưng đã gay gắt lên án một bản tin khác của BBC nói về cuộc bầu cử.

Thông tấn xã Việt Nam viết: “Ngày 20/5/2007, đưa tin về cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII của Việt Nam, mạng tin trực tuyến tiếng Việt của đài BBC nói rằng “trong số các ứng viên kỳ này có 150 người không phải đảng viên Cộng sản và 30 người tự ra ứng cử. Nhưng cuối cùng khi có kết quả trong vòng 10 ngày nữa, 90% đại biểu quốc hội trúng cử sẽ là "người của đảng" và rằng "bầu cử ở Việt Nam là bắt buộc”.

“Khi tin của BBC lên mạng, việc bỏ phiếu chưa kết thúc; phiếu chưa được kiểm. Thế mà “quý đài” đã nói bừa rằng “…90% đại biểu quốc hội trúng cử sẽ là người của đảng”. Cũng không rõ nhà đài căn cứ vào đâu mà phán rằng “bầu cử ở Việt Nam là bắt buộc""

“Một thực tế nữa là ngày 20/5/2007, mấy chục triệu cử tri ở Việt Nam đã nô nức đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XII trong không khí tưng bừng, phấn khởi, hết sức dân chủ, đúng luật. Làm gì có chuyện “bắt buộc” như BBC mô tả.”

“Chả lẽ đài BBC không biết thực tế này nên nhắm mắt… nói mò" Không, không phải chuyện “ăn ốc nói mò”. Không phải là họ không biết sự thật mà là cố ý xuyên tạc sự thật với dụng ý rất rõ ràng là nhằm chống Việt Nam.”

BẼ MẶT

Bài của Thông tấn Xã Việt Nam đã bị cử tri Hùynh Ngọc Tuấn, Tỉnh Quảng Nam “lật ngửa” trong cuộc phỏng vấn của Ban Việt ngữ của  đài Á châu Tự do (Radio Free Asia) ngày 22-5 (07).

Ông Tuấn nói: “Tôi là Huỳnh Ngọc Tuấn, hiện cư ngụ tại tổ 16, phường Hoà Hương, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ngày 20/5/2007 là ngày bầu cử Quốc hội. Tôi không đi bầu vì tôi không thấy tâm đắc với cuộc bầu cử này, và tôi không ủng hộ.”

 “Trà Mi: Thưa ông có thể cho biết rõ hơn những lý do khiến cho ông “không tâm đắc và không ủng hộ”"

 “Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Vì cuộc bầu cử này mang tính cách độc diễn của những người cộng sản Việt Nam. Họ hoàn toàn chi phối cuộc bầu cử này. Tôi không thấy mình có một quyền lợi gì cả cũng như tôi không thấy quyền lợi của người dân Việt Nam được thể hiện trong đó….”

 “Trà Mi: Khi ông từ chối không đi bầu cử như vậy, những trường hợp mà ông gặp phải là gì"

 Ông Huỳnh Ngọc Tuấn:  “10:30 phút ngày 20/5 có hai người tên Lương Trương Lợi và Xuân thuộc tổ bầu cử ở địa phương tôi cư trú ở Tam Kỳ. Họ từ Tam Kỳ tìm đến nhà mẹ của tôi ở Tam Phú cách đó 8 km để hối thúc tôi đi bầu. Tôi đã trả lời với họ là tôi không đi.”

Trà Mi: Trước câu trả lời của ông thì họ phản ứng như thế nào"

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: “Họ nói đó là trách nhiệm mà tôi phải đi. Tôi nói đi bầu hay không đi bầu là quyền của tôi, cái quyền tự do mà tôi lựa chọn. Không đi bầu là một sự lựa chọn của tôi. Các anh không nên đến tận đây để thúc giục tôi, chất vấn tôi như vậy. Và họ ngầm ý đe doạ tôi. Chiêu thức này tôi đã gặp nhiều lần rồi.”

Trà Mi: Có nhiều người không muốn đi bầu cử vì lý do này hay lý do khác, nhưng đa số vẫn đến các phòng phiếu hoặc là gạch hết các tên ứng viên hoặc là để phiếu trắng. Vì sao ông không làm theo sự lựa chọn đó để đỡ gặp những phiền toái, rắc rối cho bản thân mình"”

 Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: “Tôi cũng có nghĩ đến sự lựa chọn đó nhưng tôi thấy làm như vậy thì lương tâm tôi không cho phép. Như vậy tức là tôi cùng với họ diễn một vở kịch, và tôi không muốn trở thành một nhân vật trong vở kịch đó.”

 Trà Mi: Việc đi bầu những người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, ông khước từ như vậy có phải là ông tự khước từ những quyền công dân chính đáng của mình hay không"

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: “Những người trong Quốc hội, họ không đại diện cho nhân dân đâu. Quốc hội ở Việt Nam thì ai cũng biết là tiếng nói của Đảng cộng sản Việt Nam, là công cụ để hợp thức hoá những chính sách, đường lối của đảng thôi. Dư luận ở Việt Nam người ta kháo nhau rằng “Đảng thì chỉ tay, Mặt trận tổ quốc thì vỗ tay, Quốc hội thì giơ tay, còn người dân thì trắng tay.”

Trà Mi: Baó chí Việt Nam nói về kỳ bầu cử quốc hội lần lượt đưa tin cuộc bầu cử kết thúc một cách thành công, tốt đẹp, với tỷ lệ người dân tham gia bầu cử rất cao. Ông có nghĩ rằng ông nằm trong thiểu số không đồng ý, không ủng hộ, và chống đối sự kiện bầu cử"

 Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: “Bản thân tôi thì tôi không sợ vì tôi chấp nhận tất cả, nhưng tôi chỉ mong rằng nhà cầm quyền đừng đụng đến các con của tôi. Lý do vì sao mà tôi email đến nhờ đài Á Châu Tự do giúp tôi có phương tiện trình bày việc này trước công luận vì tôi biết việc này sẽ không chấm dứt ở đây.”

Trà Mi: Là thành phần thiểu số như vậy, ông có nghĩ rằng ông chống đối lại với ý nguyện của đại đa số hay không"

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn:  “Nhưng mà những người đi bầu cử không có nghĩa là họ ủng hộ cuộc bầu cử này mà họ không có sự lựa chọn nào khác. Họ buộc lòng phải đi.”

Trà Mi: Có biểu hiện nào cho ông thấy rằng rõ ràng người dân bị bắt buộc, miễn cưỡng phải đi bầu cử hay không"

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn:  “Vì nếu anh không đi bầu cử, anh sẽ không bao giờ chứng giấy được cho con cái anh đi học hành hết. Anh sẽ không làm được việc gì hết. Đó là chưa nói đến những phiền toái, những đe doạ, những nguy hiểm mà anh phải gặp, kinh khủng lắm.”

 “Nếu người nào không đến được phòng phiếu thì tổ bầu cử sẽ mang thùng phiếu đến tận nhà, và người đó phải làm nhiệm vụ của mình. Ở Việt Nam mà từ chối không đi bầu là một việc làm rất mạo hiểm. Những người nào can đảm, liều mạng thì mới dám từ chối đi bầu.”

Liệu những lời  nói can đảm của ông Huỳnh Ngọc Tuấn có phải là bản cáo trạng tố cáo chế độ không, hay chỉ là việc làm liều lĩnh của một người muốn làm anh hùng"

Dù ông Tuấn có mệnh hệ nào vì thái độ chính trị của mình thì ông cũng đã đồng tình với nhận xét của phóng viên đài BBC  cho rằng cử tri đã bị bắt buộc phải đi bỏ phiếu, dù muốn hay không.

Những người làm cho Thông tấn xã nhà nước vì  được “ăn cơm Chúa thì phải múa tối ngày” nên việc họ  bảo BBC đã “cố ý xuyên tạc sự thật với dụng ý rất rõ ràng là nhằm chống Việt Nam” cũng chẳng khác gì họ đã tự vạch áo đảng cho người xem lưng. -/-

(05/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
Sau tang lễ của Tổng thống Gerald Ford, Quốc hội mới của Hoa Kỳ bị quăng lên đùi một miếng thịt không ai muốn nhá. Thịt của súc vật được sản sinh theo lối sao bản vô tính hay nhân bản vô sinh
Là một thanh niên Việt Nam có tư tưởng dân chủ, lớn lên trong thời đại dân chủ, tôi rất vui mừng khi thấy sự xuất hiện của đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính và giáo sư Trần Khuê lãnh đạo
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.