Hôm nay,  

Việt Nam: Nguyễn Tấn Dũng Nói Thả Dàn, Làm Lai Rai

18/05/200700:00:00(Xem: 9460)

  Dũng: “Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, vẫn là nguy cơ và thách thức đối với chúng ta. (9-2-07)”

Hoa Thịnh Đốn.- Chẳng còn bao lâu nữa, Nguyễn Tấn Dũng sẽ kỷ niệm một năm ngồi ghế Thủ tướng (27-6-2007), nhưng người cầm đầu Chính phủ 58 tuổi này đã làm được những gì cho dân cho nước, hay chỉ biết nói nhiều mà làm lai rai hoặc đã đầu hàng tham nhũng, lãng phí và bất lực trước các tệ nạn xã hội và tai nạn lưu thông "

So với Phan Văn Khải thì  Nguyễn tấn Dũng năng động hơn và đã làm được một số việc tích cực trong các lĩnh vực thúc đẩy cải cách hành chính, thi hành chính sách “một cửa”, giải quyết nhanh chóng một số vụ việc làm dân bất bình do báo chí nêu lên hay do người dân khiếu kiện.

Dũng đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều cấp và nói nhiều đến những việc cần làm trong một thời hạn nào đó, nhưng kết qủa không theo kịp những lời Dũng đã hứa hay muốn giải quyết.

Riêng hai lĩnh vực chống tham nhũng và cải cách hành chính thì Dũng nói nhiều đến nỗi người nghe có cảm tưởng như nhất định nhà nước sẽ làm đến nơi đến chốn đúng với khẩu hiệu “nói và làm” của đảng. Họ đã lầm.

Ngày 20 tháng 3 (2007) Dũng báo cáo trong Kỳ  họp sau cùng (thứ 11) của  Quốc hội khoá XI: “Những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ vẫn còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước, hoạt động kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém bất cập, việc huy động và sử dụng các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội còn kém hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng, tính bền vững của sự phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, văn hoá - xã hội phát triển còn chậm và còn nhiều bức xúc, cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu….”

Tình hình này cũng đã được Dũng trình với Quốc hội trong Kỳ họp thứ 10 ngày 17-10-2006: “Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng nghiêm túc nhìn nhận rằng, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Tốc độ tăng GDP tuy vượt kế hoạch đề ra nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng của sự tăng trưởng, nhất là sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu kém. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.”

Có khác nhau gì không"

Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, Dũng nói: “Tuy đã đề ra nhiều giải pháp để đấu tranh, phòng ngừa nhưng tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Trong khi đó, chưa chú trọng chỉ đạo đi sâu nghiên cứu và tập trung giải quyết những nguyên nhân làm phát sinh quan liêu, tham nhũng, lãng phí như: những bất cập trong hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, quy chế quy trình giải quyết công việc, phân công phân cấp, chế độ công vụ và đạo đức công chức... cũng như đề ra những giải pháp thích hợp, có hiệu quả để tạo sự gắn kết giữa cải cách hành chính với chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy công quyền.”

“Bên cạnh những việc đã làm được, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế. Tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Công tác xây dựng thể chế về phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ; cơ chế quản lý kinh tế và quản lý tài sản nhà nước vẫn còn nhiều sơ hở. Việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng không ít nơi thực hiện chưa nghiêm; nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã được phát hiện nhưng việc điều tra xét xử còn chậm, có việc xử lý chưa nghiêm. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa được đề cao. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thanh tra, kiểm tra và thực hiện các thủ tục tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử chưa thật chặt chẽ và còn mất nhiều thời gian.”

 Trong cuộc trả lời các Đại biểu Quốc hội ngày  31-3-07  Dũng còn nói: “Phòng chống tham nhũng, lãng phí là sự nghiệp, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, của cả nước….Chừng nào lãnh đạo cơ sở không quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng thì sự nghiệp này vẫn chưa thể thành công. Người đứng đầu đơn vị phải luôn là người gương mẫu, đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh phòng chống tham nhũng.” (Báo diện tử Trung ương đảng)

Đây chính là “vấn đề” của đảng CSVN trong trận chiến phòng, chống tham nhũng.  Cho đến nay, chưa có vụ tham nhũng nào bị phát giác do các tổ chức đảng chủ động, từ trung ương xuống cơ sở. Những người đứng đầu các cơ quan để xẩy ra tham nhũng  chưa bị trừng phạt như đảng hứa với dân. Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên nhất là những cấp lãnh đạo chưa được thi hành triệt để.

Nhưng đâu phải chỉ trong Báo cáo tại kỳ họp chót cùa Quốc hội XI, người dân mới được nghe Dũng kể khổ về tệ nạn tham nhũng, lãng phí. Tình trạng này đã được  Phan Văn Khải nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi còn làm Thủ tướng.

Vì vậy mà chuyện dài tham nhũng của nhà nước CSVN  từ trước đến nay vẫn không thay đổi, khác chăng  là  thời gian và người được quyền  nói ra vấn đề này.

Tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI Ngày 17 tháng 10 năm 2006, Dũng cũng đã báo cáo: “Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh. Đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng; ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về phòng chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III của Đảng, trong đó tập trung vào việc rà soát sửa đổi, bổ sung và xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm chủ động ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; ban hành quy định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng và quy định cụ thể về chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách; chỉ đạo xử lý kiên quyết, công khai, đúng pháp luật các vụ việc tham nhũng, nhất là một số vụ việc tham nhũng lớn, gây bức xúc trong dư luận. Những hoạt động thiết thực của Đảng và Nhà nước từ sau Đại hội X đến nay đã tạo thêm lòng tin trong xã hội vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và sự nghiêm minh của pháp luật.

Ô hay, tại sao lại có chuyện “cái  Cầy đặt trước con Trâu”  thế này" Nếu so  với Báo cáo ngày 20 tháng 3-2007 thì tệ nạn tham nhũng, lãng phí đã  “sống lại” vinh quang.  Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã không làm theo “chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng”.

Thời gian từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2007 chỉ có 5 tháng mà sao Tham nhũng lại bộc phát nhanh thế"  Sau khi đưa ra những biện pháp phòng ngừa, trừng phạt tại Kỳ họp 10 của Quốc hội chẳng nhẽ  Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi nhìn Tham nhũng sinh sôi nẩy nở"

QUỐC HỘI THẤY GÌ"

Tình trạng này đã được chứng minh bởi các Đại biểu Quốc hội.

Trong phiên họp ngày 29-3 (2007), các Đại biểu Quốc hội đã  nghe  4 báo cáo của Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ QH về việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Báo trong nước đưa tin: “Đại biểu (ĐB) Trần Thanh Khiêm (Cà Mau) là người đầu tiên đứng lên nhận xét: Bước đầu 2 luật đã tạo ra sự chuyển biến, hệ thống giám sát đã từng bước hoàn thiện, báo chí và cử tri đã tích cực tham gia phản ánh các vụ việc tiêu cực.”

 “Nhưng xét tổng thể thì tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình trạng này vẫn diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri. Nguyên nhân bao trùm vẫn là việc thực thi, biểu hiện là chương trình hành động của một số bộ ngành, địa phương chưa sát thực tiễn hoặc chưa gửi. Ông Khiêm cho rằng, cần đánh giá và kiểm điểm lại chuyện này.”

 “Tham nhũng được coi là quốc nạn, vẫn diễn ra nghiêm trọng. Dù đã có bước đột phá, tạo niềm tin trong dân- đến lượt ĐB Trần Huy Hanh (Vĩnh Phúc) phát biểu- Dư luận rất quan tâm đến những vụ án điểm kéo dài, tất nhiên là cần thận trọng theo đúng pháp luật nhưng thời gian kéo quá dài, có biểu hiện nể nang né tránh. Ông Hanh nêu lại hàng loạt các vụ án điểm để phân tích ra những bất cập. Vẫn theo ông Hanh, chưa có công bố công khai về trách nhiệm người đứng đầu trong những vụ án điểm, “nếu không xử lý nghiêm làm sao dân tránh khỏi hoài nghi"”

 “Tiếp đến ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) nhìn nhận: 2 luật mới có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn, thực hiện khá tốt. Tuy nhiên tham nhũng càng chống lại càng tăng, lan rộng ra nhiều lĩnh vực, có những lĩnh vực không thể hình dung ra.”

Báo Điện tử VNNET viết ngày 30-3 (2007): “Phó trưởng ban thường trực Văn phòng chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng nêu rõ "Phòng chống trước hết từ trong Đảng. Hiện nay có hiện tượng tha hóa trong Đảng. Chống tham nhũng, lãng phí, Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ, đi đầu. Nước sạch phải từ đầu nguồn, và nhờ đó, cuối nguồn sẽ tốt.”

 “ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh "nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng là quản lý con người, đặc biệt là quản lý đảng viên trong các chi bộ. Hơn 1 năm triển khai Luật phòng chống tham nhũng, "tác thì nhiều, động thì chưa mạnh lắm, chưa thấy rõ trách nhiệm trong quản lý cán bộ. Nhiều người đứng trước vành móng ngựa là Đảng viên. Người cùng chi bộ không thấy trách nhiệm trong theo dõi, giám sát Đảng viên đó.”

 “ĐB Nguyễn Đình Lộc phân tích "cơ chế chưa sẵn sàng cho chống tham nhũng. Hiện nay, bằng hoạt dộng thực tế của nhà nước, chúng ta đang làm nhân dân chấp nhận tham nhũng, tìm cách hưởng các quyền hợp pháp bằng con đường bất hợp pháp. Môi trường đang bị ô nhiễm về tham nhũng..."

 “ Đại biểu Huỳnh Văn Tí, Bình Thuận nói trong các báo cáo, vai trò của cấp cơ sở vẫn vắng bóng trong cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí. Ông nói, phải phòng chống tại mỗi đơn vị cơ sở thì mới căn bản được. Cơ sở không chủ động, quyết tâm thì không thể thành công, không thể chuyển động căn bản tình hình được.”

 “ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) nhìn nhận: 2 luật mới có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn, thực hiện khá tốt. Tuy nhiên tham nhũng càng chống lại càng tăng, lan rộng ra nhiều lĩnh vực, có những lĩnh vực không thể hình dung ra.”

 “Ông đề nghị QH xem xét lại nguyên nhân chứ không chỉ tập trung mạnh vào công tác “chống”. “Có phải cơ chế đã tạo cơ hội cho tham nhũng" Nếu cơ chế càng lỏng thì càng chống tham nhũng càng lan rộng”. Ông Kiệt tiếp tục đề cập đến việc xử lý án chưa nghiêm, chưa kịp thời. Nhiều vụ lớn chưa xử được nên không có tính răn đe. Cần xem xét lại đội ngũ cán bộ, bởi đã có những dấu hiệu xuống cấp.”

Trong khi đó thì Ông Vũ Đức Khiển, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo: “Việc xử lý các cán bộ công chức có hành vi tham nhũng chưa nghiêm, thiếu tính răn đe. Chính phủ còn chậm ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện Luật phòng chống tham nhũng...”

 Báo VNNET trích lời ông Khiển báo cáo: “Thường vụ Quốc hội nhận định số lượng các vụ sai phạm được phát hiện với giá trị tài sản lãng phí, thất thoát là rất lớn, nhưng việc thu hồi về cho ngân sách lại rất nhỏ. Việc xử lý các cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chưa nghiêm, phần lớn chỉ kỷ luật, thiếu tác dụng răn đe, phòng ngừa. "Đặc biệt còn để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm trong việc xem xét, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực".

 “Ông Khiển lấy dẫn chứng, chỉ việc thanh tra cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho thấy tính chất sai phạm rất nghiêm trọng (về tài chính ở 33 tỉnh đã thanh tra sai phạm lên tới 211 tỷ đồng), nhưng việc xử lý chưa nghiêm minh, chủ yếu kỷ luật hành chính (434 người).

 “Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, nhưng đến nay, theo báo cáo của Chính phủ còn 12 tỉnh thành và 3 bộ chưa ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật theo chỉ đạo của Thủ tướng; 22 tỉnh thành, 2 bộ không có báo cáo kết quả thực hiện.”

Ngay đến những người đứng đầu một Bộ và cấp Tỉnh ủy mà còn coi thường lệnh Thủ tướng đến thế thì đất nước chỉ còn có thể cai trị bởi bọn Mafia mới không coi người đứng đầu chính phủ ra gì!

Vì thế mà người dân trong nước mới bảo nhau: “Ổng nói dzậy mà không phải dzậy”

YẾU KÉM, BẤT CẬP KHÁC

Trong lĩnh vực tội phạm và các tệ nạn xã hội khác, Nguyễn Tấn Dũng cũng báo cáo ngày 20-3 (2007): “Công tác quốc phòng an ninh và trật ty an toàn xã hội vẫn còn những yếu kém bất cập. Ở một số địa bàn vẫn còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định. Cuộc đấu tranh chống tội phạm và các tệ nạn xã hội còn thiếu các biện pháp đồng bộ và chưa tạo được chuyển biến rõ nét. Tuy đã có nhiều cố gắng để kiềm chế, ngăn chặn nhưng tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn vẫn còn khá phổ biến. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn chậm, tình trạng khiếu kiện đông người vẫn còn xảy ra ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội...”

Nói đến tai nạn xe cộ và nạn ùng tắc giao thông ở Việt Nam thì ai cũng phải rợn tóc gáy. Mỗi năm ở Việt Nam có chừng vài chục ngàn người chết và bị thương.  Lái xe ở các thành phố, thị xã là cuộc mạo hiểm cực kỳ nguy hiểm. Nhà nước biết rất rõ, nhưng không sao giải quyết được, một phần vì cảnh sát tham nhũng và người dân không tuân theo luật đi đường.

Hãy lấy một tỷ dụ nhỏ: Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh viết : “ Theo số liệu từ Phòng CSGT đường bộ CATP, trong 3 tháng đầu năm 2007 trên địa bàn TP xảy ra 316 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 264 người, làm bị thương 198 người.  So với cùng kỳ năm 2006 số vụ giảm 3,65% (12 vụ), số người bị thương giảm 17,15% (41 người), tuy nhiên số người chết lại gia tăng 5,60% (tăng 14 người).”

Nếu chỉ lấy một nửa số người chết  nhân lên 64 lần tổng số Tỉnh, Thị xã trên cả nước thì mỗi năm Việt Nam cũng đã mất đi 8,448 mạng người!

Về công tác cải tổ hành chính tuy đã được đề ra từ lâu, nhưng không thay đổi được nhiều.

Dũng nhìn nhận: “…Thủ tục hành chính cho hoạt động của doanh nghiệp còn phức tạp, rườm rà, chậm được cải cách. Không ít chính sách trợ giúp cho phát triển doanh nghiệp chưa được phát huy mạnh mẽ trên thực tế. Thị trường chứng khoán phát triển khá nhanh nhưng chưa vững chắc, thể chế quản lý chưa đồng bộ, năng lực quản lý còn bất cập….Cơ chế quản lý đổi mới chậm và chưa đồng bộ, chất lượng hiệu quả hoạt động văn hoá, xã hội còn thấp…Công cuộc xoá đói giảm nghèo còn nhiều khó khăn, kết quả đạt được chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng chưa được thu hẹp.”

“ …Nhìn chung tiến bộ về cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu và yêu cầu đề ra là đến năm 2010 phải xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại….Hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập, hoạt động thiếu thống nhất, thông suốt, chưa ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước. Tình trạng tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng chồng chéo, chế độ trách nhiệm và quyền hạn về tổ chức cán bộ không rõ ràng... vẫn chưa được khắc phục. Thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức cũng như quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thấp.

“Chưa có những biện pháp thật kiên quyết, hiệu lực, hiệu quả để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính. Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức sách nhiễu, vô trách nhiệm khi giải quyết công việc của dân, của doanh nghiệp nhưng chưa bị xử lý. Việc theo dõi, kiểm tra chấp hành các chính sách, thể chế và quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như của các Bộ và chính quyền địa phương vẫn đang là một khâu yếu….”

Những việc chưa làm được của Nguyễn Tấn Dũng còn qúa nhiều. Trong  7 vụ tham nhũng nghiêm trọng còn lại, theo Bộ Công an, đã  điều tra xong  nhưng chưa xét xử có  vụ Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18) tại Bộ Giao Thông-Vận tải làm hại ngân sách hàng nghìn tỷ đồng  đang  làm cho người dân băn khoăn.

Các  vụ kia gồm:  Nguyễn Lâm Thái lừa đảo một số đơn vị trong ngành Bưu điện; vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án Rusalka ở tỉnh Khánh Hoà; vụ một số cán bộ thanh tra Chính phủ vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; vụ vi phạm pháp luật về đất đai tại thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng; vụ Mạc KimTôn (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục-đào tạo, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; vụ điện kế điện tử tại Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu tính sổ một năm, Dũng mới làm được một số việc dưới mức trung bình. Dũng chưa thể nổi lên là người có sức một mình dám  lái con thuyền Việt Nam ra khơi trong thời đại hội nhập tòan cầu. Dũng vẫn bị quân đội, công an và các thế lực tham nhũng trong đảng khống chế  nên Ban Lãnh đạo phòng, chống tham nhũng do Dũng lãnh đạo không cựa quậy gì được.

Vị trí “khiêm nhượng” của Dũng trong cuộc Công an đàn áp, bắt giam, bỏ tù những người của lực lượng đấu tranh dân chủ trong nước từ tháng Giêng đến nay  cho thấy ảnh hưởng trong đảng  của Dũng không lớn mạnh như nhiều người nghĩ.

Bởi vì trong khi Dũng cố gắng tạo cơ hội để thế giới có thiện cảm với Việt Nam hơn và giúp Việt Nam hội nhập mau chóng với thế giới sau khi đã được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO) thì những hành động đàn áp những người đấu tranh Dân chủ, Tự do  ôn hoà  của Công an  đã gây bất bình tại nhiều quốc gia, quan trọng nhất là  đối với các nuớc trong Liên hiệp Châu âu, bắc Âu  và Quốc hội Hoa Kỳ.

Nhiều Nhà lập pháp Mỹ và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế  của Hoa Kỳ (the US Commission on International Religion Freedom) đã yêu cầu Tổng thống Bush đặt Việt Nam trở lại danh sách các nước đáng quan tâm (Countries of Particular Concern, CPC).

Nếu việc này xẩy ra, tiến trình “Việt Nam vươn ra biển” sẽ  ngưng trệ vì những điều kiện của CPC rất nghiêm khắc đối với các nước vi phạm.

Trong khi đó thì đội ngũ  cán bộ cấp dưới của Dũng vẫn ngang nhiên sống và làm việc với thói quen “trên bảo dưới không nghe”. Nếu  có nghe thì cũng làm tà tà để tránh đụng chạm quyền lợi của nhau nhưng  Dũng lại không đủ quyền và lực để thay thế.

Trong tình huống này, chỉ có người dân là thiệt, bi đát nhất vẫn là thành phần thấp cổ bé miệng trong xã hội. -/-

(05/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.