Hôm nay,  

Cơn Mê Sảng Súng Đạn Ở Mỹ Còn Kéo Dài Đến Bao Giờ?

05/05/200700:00:00(Xem: 7956)

  Ai đã từng coi những phim cao bồi miền viễn tây Mỹ chắc chắn đã từng trông thấy cảnh 2 chàng cao bồi đứng đối diện nhau khá xa trên một con đường. Cả hai đều có súng và kẻ nào rút súng nhanh thì sẽ hạ đối thủ. Đó là thời nước Mỹ vừa lập quốc, người ta dùng súng để thanh toán những hận thù, bất mãn mà hệ thống pháp luật chưa được thiết lập vững chắc để giải quyết những tranh chấp giữa hai người. Ai cũng nghĩ rằng sau cả trăm năm trôi qua, chuyện người dùng súng để giải quyết vấn đề không còn xảy ra trên đất Mỹ văn minh nữa. Lầm to!

Ở nước Mỹ ngày nay người ta có thể mua súng đạn dễ như mua một món đồ chơi và hậu quả là mỗi năm có chừng 30000 người chết vì súng bắn ở Mỹ. Ngày thứ hai 16 tháng 4 năm 2007 vừa rồi, Trường đại học Virginia Tech lại hứng chịu một vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử súng ở Mỹ khi một sinh viên Nam Hàn tên Cho Seung-hui đã dùng 2 cây súng mua hợp pháp để giết 32 sinh viên và giáo sư vô tội và cuối cùng dùng súng để tự sát.

Liệu chuyện thảm sát ở Đại học Virginia Tech có thể ngăn ngừa bằng những biện pháp cấm hay kiểm soát gắt gao chuyện bán súng được không" Câu trả lời không đơn giản vì đã từ lâu quyền tự do mua súng đã là thói quen của dân Mỹ và không dễ thay đổi trong một sớm một chiều.

Trước vụ thảm sát ở Đại học Virginia Tech, đã có những cuộc thảm sát bằng súng xảy ra như sau

1) Tháng 8 năm 1996: Tại Austin, Texas, cựu quân nhân Charles Whitman sau khi dùng dao giết mẹ, vợ và học sinh, đã leo lên một ngọn tháp quan sát ở trường đại học Texas và dùng súng bắn giết thêm 14 người và một bào thai nữa. Một nạn nhân chết vì biến chứng vết thương năm 2001. Có hơn 30 người bị thương. Cảnh sát dùng súng bắn chết Whitman.

2) Vào ngày 18 tháng 7 năm 1984, tên hung thủ James Oliver Huberty vốn là một người làm công tác an ninh đang thất nghiệp, đã dùng súng giết chết 21 người ở một nhà hàng McDonald. Một người cảnh sát dùng súng nhắm để bắn chết Huberty

3) Vào ngày 20 tháng 8 năm 1986 ở Edmond, Oklahoma, một người làm bưu điện tên Pat Sherril, khi biết mình sắp bị đuổi việc, dùng súng giết 14 người tại bưu điện và rồi tự sát bằng súng luôn.

4) Vào tháng 12 năm 1987, ở Russel, Arkansas, hung thủ Gene Simmons giết 16 người, trong đó bao gồm 14 người là họ hàng. Simmons sau đó bị xử tử.

5) Vào ngày 16 tháng 10 năm 1991 ở Killen, Texas, tên hung thủ George Hennard lái chiếc xe đâm vào quán cà fê Luby và nổ súng giết 23 người. Ông ta dùng viên đạn cuối cùng để kết liễu đời ông khi cảnh sát bao vây tiến vào.

6) Vào ngày 20 tháng 4 năm 1999, ở Littleton, Colorado, hai học sinh trường trung học Columbia là Eris và Dylan Klebold, dùng súng giết 13 người - gồm 12 học sinh và 1 thầy giáo -và làm bị thương 23 người trước khi tự sát.

Ai cũng nghĩ là sau biến cố thảm sát ở trường trung học Columbia, chính quyền Mỹ sẽ có những biện pháp cấm hay kiểm soát gắt gao chuyện bán súng, nhưng rồi những người làm luật ở Mỹ không hành động gì cả. Để rồi ngày hôm nay biến cố đau thương ở trường Đại học Virginia Tech xảy ra làm thiệt mạng 32 người. Nên nhớ hung thủ Nam Hàn Cho Seung-hui đã mua 2 cây súng và đạn một cách hợp pháp dù anh ta đã có những triệu chứng cho thấy anh ta có bệnh tâm thần.

Nói chung những người làm luật ở Mỹ không dám đụng vào bọn tài phiệt súng vì quyền hạn và ảnh hưởng quá lớn của bọn này. Đại diện cho tài phiệt súng là hiệp hội bán súng NRA có 4 triệu hội viên. Nhiều chiến lược gia cho rằng đạo luật cấm bán loại súng tấn công năm 1994 (assault weapons ban) đã làm cho Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát đa số ở Quốc Hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm đó.

Năm 2000, ứng cử viên dân chủ Al Gore thua trong cuộc bầu cử tổng thống cũng là phần nào vì vấn đề súng. Trong cuộc bầu cử năm 2004, ứng cử viên John F. Kerry tìm cách lấy điểm với những người yêu súng bằng cách đi săn vịt trời trước ngày bầu cử. Hai ứng cử viên dân chủ là James Webb ở Virginia và Jon Tester ở Montana đều ủng hộ chuyện dùng súng và đã đem lại chiến thắng cho Đảng dân chủ ở thượng viện.

Sau biến cố ở trường Đại học Virginia Tech, lãnh tụ đa số ở Thượng viện là nghị sĩ Harry Reid đưa ra lời cảnh cáo đối với việc "phê phán vội vàng" về chuyện đưa ra luật khe khắt mua bán súng. Ông Reid cho là quá sớm để đưa ra luật hạn chế mua bán súng. Điều đó cho thấy ông Reid chưa dám đương đầu với bọn lái súng NRA (Natinal Rifle Association). Một ứng viên tổng thống là Nghị sĩ da đen Barack Obama nói với thính giả truyền thanh rằng ông ủng hộ chuyện cần phải đổi luật để bảo đảm rằng người bị bệnh thần kinh không thể mua súng. Nhưng ông nói thêm rằng, "Tôi tôn trọng những người dùng súng đi săn hay những người cần súng ở trong nhà để bảo vệ".

Sự ngần ngại của đa số những vị dân cử dân chủ trong chuyện tiến tới một đạo luật mới về súng đã làm cho những người ủng hộ chuyện kiểm soát súng bực bội và làm cho những nhà làm luật dân chủ băn khoăn, lo ngại.

Nghị sĩ Dianne Feinstein và Dân biểu Carolyn McCarthy là những người trong số người cho rằng chuyện bắn súng ở Virginia Tech cho thấy cần có nhu cầu kiểm soát súng khắt khe nghiêm ngặt hơn.

Từ cuộc bầu cử năm 1990, Hiệp hội súng NRA năm 1990 đã cho những ứng cử viên liên bang và đảng 16 triệu dollars và chi thêm 32 triệu dollars tiền vận động tranh cử để ủng hộ hay chống đối một ứng cử viên nào đó. Vì vậy NRA đã duy trì sự ảnh hưởng đối với những vị dân cử dân chủ đang kiểm soát quốc hội. Dù có một vài dân cử thuộc đảng Dân chủ tỏ vẻ vuốt ve Hiệp hội bán súng NRA để mong có sự hỗ trợ, nhưng nói chung Đảng Dân chủ vẫn theo đuổi chủ trương kiểm soát chuyện bán súng trong khi những người dân cử Cộng hòa, kể cả Tổng thống Bush hiện nay theo đường lối chủ trương dễ dãi trong chuyện mua súng.

Đã bao nhiêu năm rồi bọn tài phiệt súng đã đầu độc dân Mỹ rằng quyền tự do mua súng là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đã được Tu chính án thứ 2 của Hoa Kỳ minh định. Chúng đưa ra nhận định ngu xuẩn, "Súng không giết người, chỉ có người giết người". Nhưng thử hỏi người không có súng thì người có giết người được không"

Sống ở trên đời quyền tự do ăn nói, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí đúng là những quyền thiêng liêng mà bất cứ chế độ tự do dân chủ nào cũng phải công nhận và bảo vệ. Còn quyền mua súng giết người không thể là một thứ quyền "thiêng liêng" như bọn lái súng đã cổ súy và đầu độc, nhồi sọ dân Mỹ trong bao nhiêu năm nay. Lý do chính đáng duy nhất mà bọn lái súng đưa ra là người dân cần phải mua súng để chống lại kẻ gian xâm nhập nhà, cướp bóc này nọ.

Nhưng thống kê cho thấy chỉ có một số rất ít trường hợp người dân dùng súng để chống lại kẻ gian, còn đa số là những trường hợp lạm dụng súng. Súng bán bừa bãi và kẻ gian mua súng để làm bậy, những kẻ tâm trí bất thường như tên sinh viên điên khùng Cho Seung-hui mua súng để giết người vô tội. Điên rồ và ngu xuẩn hơn nữa khi những nhà làm luật Mỹ không những cho phép bán súng cầm tay (handgun) mà còn cho phép bán những súng tự động có sức hủy diệt lớn như AK- 47. Dĩ nhiên là có những kẻ gian ác dùng súng AK- 47 để đi giết người hàng loạt.

Cái ngu, cái tồi bại của bọn dân cử Mỹ không đưa ra nổi một đạo luật để ngăn chặn vũ khí giết người hàng loạt này của bọn lái súng Mỹ là một điều tệ hại không thể diễn tả bằng lời. Tội nghiệp chính quyền Mỹ cứ mong đi xuất cảng dân chủ kiểu Mỹ đi khắp toàn cầu. Thứ dân chủ kiểu bán súng đầy đầu đường xó chợ và sách báo khiêu dâm tận hang cùng ngõ hẽm xem ra không hấp dẫn được ai! Rồi có những công dân lương thiện đàng hoàng, chỉ vì có súng trong tay, rồi lỡ khi nóng giận không kềm chế được, dùng súng bắn vào người thân của mình, gây ra sự chết chóc không hàn gắn được và bản thân người bắn súng đương nhiên phải vướng vòng lao lý, tù tội suốt đời.

Cái hại của chuyện bán súng tự do đã quá to lớn rõ ràng so với cái lợi mua súng trị kẻ gian quá nhỏ nhoi. Tiếc rằng nhà cầm quyền đã không vì quyền lợi của đại đa số quần chúng mà ra luật cấm bán súng vì sợ thế lực bao trùm của bọn lái súng. Dân bỏ tiền thuế ra trả lương cho những vị dân cử nhưng những vị dân cử không phục vụ và bảo vệ quyền lợi của người dân mà lại làm lơ cho bọn lái súng thao túng chuyện bán súng giết người để kiếm lời. Thật là khốn nạn và mỉa mai đến chừng nào!

Chuyện kiểm tra xem người mua súng có tiền án hay bệnh tâm thần trước khi bán súng không có hiệu quả bao nhiêu vì có những tên giết người chưa từng bị tiền án hay bị bệnh tâm thần. Chỉ khi có súng trong tay kẻ có súng mới đi cướp hay giết người vô tội vạ. Còn bán súng là còn có kẻ chết oan vì súng, thế thôi. Biện pháp ngăn ngừa duy nhất là cấm bán súng chứ những chuyện kiểm tra lý lịch người mua súng xem ra không có hiệu quả bao nhiêu trong chuyện ngăn ngừa chuyện thảm sát tập thể hay chuyện kẻ gian dùng súng giết người hoặc kẻ bất bình thường sử dụng súng để làm bậy, giết người không thù oán.

Những chính trị gia cũng thấy sự sai trái nhưng không dám đương đầu với thế lực của bọn tài phiệt súng, sợ thiệt hại đến quyền lợi của chính bản thân mình nên cho dù đã có những vụ thảm sát do súng gây ra mà bọn chính trị gia của Mỹ vẫn tiếp tục im lặng một cách hèn nhát khốn nạn. Đôi khi người ta tự hỏi cái chính quyền Mỹ "của dân, do dân và vì dân" mà Tổng thống Abraham Lincoln đã đề ra có thực sự phục vụ dân không hay đi phục vụ quyền lợi của bọn bán súng. Tại sao những người làm luật Mỹ lại đặt quyền lợi của 4 triệu hội viên hội súng lên trên quyền lợi của trên 300 triệu người Mỹ" Còn chuyện tu chính án thứ 2 cho phép dân Mỹ mua súng là cũng do con người đặt ra, nay thực tế cho thấy tu chính án này sai lầm thì cũng nên quăng cái tu chính án sai lầm vào sọt rác của lịch sử đi để dân Mỹ không còn phải đổ máu vì súng đạn. Không nên coi tu chính án thứ 2 này là một thứ thiêng liêng bất di bất dịch phải tôn thờ tôn trọng muôn đời. Lịch sử nhân loại là một thứ lịch sử tiến hóa đi lên, cho nên luật pháp cũng cần phải thay đổi để thích ứng với thời đại, nhằm bảo đảm hạnh phúc của công dân. Đó là một điều khôn ngoan cần phải làm. Tiếc rằng những dân cử Hoa Kỳ, từ tổng thống đến dân biểu nghị sĩ chưa có đủ khôn ngoan và quyết tâm để đưa ra luật mới để cấm bán súng hầu mang lại phúc lợi cho người dân.

Nên nhớ rằng Tổng thống Abraham Lincoln bị giết vì súng, Tổng thống John F Kennedy cũng bị giết vì súng. Tổng thống Ronald Reagan bị bắn nhưng may mắn không chết. Đến như người lãnh đạo cao cấp nhất nước Mỹ mà còn bị giết vì súng thì thử hỏi còn người dân nào an toàn trong cuộc sống" Đám dân cử trong chính quyền Mỹ cứ ngồi trơ trơ vô cảm như đá trước những sự chết chóc do súng gây ra mà không làm nổi một cái luật cấm bán súng để đem lại chuyện ích quốc lợi dân cho cả nước Mỹ. Hèn nhát và ngu xuẩn đến thế là cùng!

Biến cố thảm sát ở trường Virginia Tech có thể đã không xảy ra nếu những người lãnh đạo trong quốc hội mạnh dạn đương đầu với bọn chuyên nghề vận động bán súng ở quốc hội. Đây là vụ thảm sát có số người chết nhiều nhất trong lịch sủ nước Mỹ. Nhưng dường như nó chưa đủ để thức tỉnh dân Mỹ và những nhà làm luật Mỹ để kịp thời đưa ra một đạo luật cấm súng hầu ngăn ngừa những vụ thảm sát tương tự xảy ra trong tương lai.

Sau vụ một người đàn ông điên khùng dùng súng giết 5 bé gái dân Amish ở vùng Pennsylvania vào tháng 10, tòa Bạch ốc cũng không có biện pháp an ninh nào dành cho khuôn viên trường học. Đám chính trị gia Mỹ khi tranh cử thì hứa hẹn sẽ làm những điều hay lẽ phải, ích quốc lợi dân nhưng khi đắc cử vào chức vụ rồi thì tránh né không dám giải quyết những điều sai trái như chuyện bán súng vì sợ chống đối chuyện bán súng sẽ có ảnh hưởng đến tương lai chính trị của họ. Họ xem quyền lợi chính trị của họ hơn là quyền lợi của dân chúng mà họ thề thốt phục vụ.

Ngay sau khi chuyện thảm sát ở Đại học Virginia Tech xảy ra, chỉ có một số ít người quy trách nhiệm cho tên hung thủ điên khùng người Nam Hàn, còn đa số đều cho chuyện luật pháp lỏng lẻo của Mỹ trong chuyện mua súng của Mỹ là nguyên nhân đưa đến chuyện thảm sát. Chuyện dễ dàng mua súng càng làm cho chuyện nổ súng có thể xảy ra nhiều hơn. Còn ý tưởng cho rằng nếu có nhiều sinh viên có quyền mang súng thì họ sẽ hạ sát tên hung thủ là một ý tưởng không hợp lý cho lắm.

Ở Mỹ chính phủ cho phép người hút thuốc truy tố đòi công ty thuốc lá bồi thường vì chuyện hút thuốc gây ra bệnh hoạn ung thư. Rồi những người ăn những thực phẩm chiên dòn ở những nhà hàng McDonald hay Burger King có quyền kiện những nhà hàng ăn này vì thức ăn có quá nhiều dầu mỡ làm cho thân thể họ béo phì bệnh hoạn. Nhưng có chuyện buồn cười là khi có người đặt vấn đề là những người bị súng bắn nên truy tố những công ty bán súng thì có vài vị dân cử lập tức làm ra luật cấm không được truy tố những hãng bán súng khi có người thân bị thương tích hay mất mạng vì súng! Sao mà khi cần bảo vệ quyền lợi của bọn lái súng thì những vị dân cử Mỹ lại mau mắn và sốt sắng làm luật bảo vệ quyền lợi của bọn này đến như vậy! Thật là mỉa mai và lố bịch không thể tưởng tượng.

Thủ tướng Úc John Howard nói, "Chúng tôi quyết định hành động giới hạn chuyện bán súng và chúng tôi chứng tỏ một quyết tâm toàn quốc rằng thứ văn hóa súng tiêu cực ở Mỹ không thể nào có được ở quốc gia Úc của chúng tôi." Hơn 11 năm trước ông Howard đã thử thách vận mạng chính trị của ông khi ông ra lệnh đưa ra luật kiểm soát súng gắt gao sau khi có một hung thủ dùng súng để giết người tập thể. Vụ thảm sát này được coi như một trong những vụ đẫm máu nhất trên thế giới. Chuyện xảy ra ở trung tâm du lịch Tasmanian làm 35 người chết. Sau đó, Úc ra luật cấm bán súng tự động (automatic weapons) và súng cầm tay (handguns) và kiểm soát gắt gao bằng (license) mang súng và đạn.

Ở Đức, dù luật kiểm soát súng gắt gao nhưng cũng xảy ra một chuyện có một thiếu niên năm 2002 dùng súng bắn giết 12 người bao gồm thầy giáo, một thư ký, hai học sinh và một cảnh sát viên tại một trường trung học. Tên hung thủ thiếu niên này là một hội viên của một hội súng nên có quyền mua vũ khí. Cuộc tàn sát đã khiến cho nước Đức tăng tuổi mua vũ khí từ 18 lên 21 tuổi.

Ở Anh vào ngày 13 tháng 3 năm 1996, tại thành phố Dunblane có một tên điên khùng vào một nhà trẻ dùng súng giết 16 trẻ em và một cô giáo rồi sau đó tự sát. Sau biến cố kinh hoàng này, chính phủ Anh của Thủ tướng Tony Blair ra lệnh cấm nghiêm ngặt chuyện bán súng và kể từ đó nước Anh sống trong an bình, không còn nghe tiếng súng, không còn chuyện giết người kinh tởm hàng loạt xảy ra nữa. Nên nhớ chuyện này xảy ra 3 năm trước khi 2 học sinh giết bạn và thầy cùng trường tại trường Columbia, Colorado. Lẽ ra nước Mỹ phải học ngay bài học cấm bán súng của nước Anh thì biết bao nhân mạng dân Mỹ được bảo toàn kể từ ngày ấy. Chính quyền ngu si đần độn không thức thời thì dân lãnh đủ hậu quả. Cho đến ngày nay sau vụ thảm sát Virginia Tech, xem chừng ra chính phủ Mỹ vẫn cứ bình chân như vại trước cảnh máu đổ thịt rơi của dân chúng Mỹ vì súng đạn. Thật không còn lời lẽ gì để nói lên cái vô tâm, ù lì, ngu xuẩn của chính quyền Mỹ về chuyện súng.

Ở Thụy Điển, người dân chỉ có quyền mua súng chỉ khi nào họ có bằng đi săn và là hội viên của những hội thực tập bắn súng và không có tiền án. Ở Ý muốn mua súng phải có lý do chính đáng. Ở Trung Cộng thì dân không có quyền mua súng. Sự kiểm soát súng gắt gao ở Âu Châu làm cho số người bị thiệt mạng vì súng giảm thiểu đến mức tối đa là bài học cho Mỹ.

Cần phải có một kế hoạch lâu dài để giáo dục cho dân Mỹ hiểu rằng quyền mua súng giết người không phải là quyền thiêng liêng như bọn lái súng tài phiệt đã đầu độc dân Mỹ bấy lâu nay. Chuyện mua súng dễ dãi không làm cho xã hội an toàn hơn mà trái lại làm cho xã hội ngày càng mất an ninh, cảnh máu chảy thịt rơi vì súng không biết đến bao giờ ngưng.

Nếu những người dân cử Mỹ không can đảm đứng dậy để đương đầu với bọn lái súng hầu đưa ra một đạo luật cấm bán súng như nước Úc và nước Anh đã sáng suốt hành động, thì chắc chắn không chóng thì chầy một vụ thảm sát khác bằng súng sẽ xảy ra trên đất Mỹ trong một tương lai không xa. Đến lúc đó người dân Mỹ có nên than khóc về chuyện người chết vì súng hay nên nguyền rủa bọn dân cử hèn nhát đã không làm nhiệm vụ bảo vệ dân trước quyền lợi của bọn tài phiệt súng.

Los Angeles, một đêm khô lạnh cuối tháng 4 năm 2007

Email: dalatogo@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.