Hôm nay,  

Mùa Xuân Dharamsala

07/03/200700:00:00(Xem: 8035)

Mùa Xuân Dharamsala

...Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala...

Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch, Dharamsala lại như vào hội.

Đấy là khi đức Đạt Lai Lạt Ma mở khoá giảng hàng năm kể từ rầm tháng Giêng.

Nằm tại tiểu bang Himachal Pradesh ở miền cực Bắc Ấn Độ, Dhramsala là một thị trấn miền núi, bậc thềm bước lên Hy Mã Lạp Sơn - tên của tiểu bang nói lên điều ấy.

Là thủ phủ của quận Kangra, Dharamsala có thể được coi là một khu vực nghỉ mát. Tên Ấn Độ của thị trấn này là "Nhà nghỉ", và càng thích hợp với chức năng ấy khi người Anh tiến vào cai trị xứ Ấn Độ. Đây là nơi nghỉ hè của công chức Anh phục vụ tại New Dehli (thủ đô nay tên là Dehli).

Nhưng Dharamsala cũng là một trung tâm tôn giáo lâu đời, nơi dân Ấn lập ra nhiều đền đài theo Ấn Độ giáo, hiện hữu cùng các tu viện Phật giáo của di dân Tây Tạng, từ bên kia biên giới đi xuống, từ thế kỷ thứ tám. Rồi theo đà bành trướng của Ấn Độ, kiến trúc của người Ấn lấn lướt dần các tu viện Phật giáo Tây Tạng.

Thế rồi mọi thứ đều trở thành bình đẳng, gần như bình địa.

Một trận động đất lớn vào năm 1905 đã tàn phá cả hai thị trấn Dharamsala và Kangra trong khu vực. Động đất cũng khiến người Anh tìm nơi nghỉ mát tại Shimla, bên kia vết nứt địa chấn, cho an toàn hơn.

Một trận động đất khác - nhân tạo lần này - lại khiến Dharamsala hồi sinh.

Năm 1959, Trung Quốc tấn công thủ đô Lhasa và hoàn toàn thống trị Tây Tạng, khiến dân Tây Tạng phải theo đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong qua xứ Ấn. Sau khi dại dột đem thí Tây Tạng để "sống chung hoà bình" với Trung Quốc bằng cách khuyên Tây Tạng đừng chống đối mà nên nói chuyện với Bắc Kinh, Ấn Độ hồi tâm nghĩ lại khi nạn dân Tây Tạng từ bên kia biên giới dạt xuống. Vì vậy, năm 1960, Thủ tướng Jawaharlal Nehru mới đề nghị cho đức Đạt Lai Lạt Ma và dân Tây Tạng lập Chính phủ Lưu vong tại Dharamsala.... Từ đấy cộng đồng Tây Tạng lưu vong đã có đất tạm cư, và chọn vùng cao của Dharamsala, nơi còn dấu vết lại qua của tổ tiên họ từ nhiều thế kỷ trước.

Dharamsala có hai khu vực cao thấp cách nhau chừng mươi cây số, hãy tưởng tượng Đà Lạt với Đơn Dương chẳng hạn. Ở cao độ chừng 1.700 thước, McLeod Ganj là địa danh còn lại từ thời Anh của vùng cao, một trung tâm hành chánh và văn hoá. Bên dưới, vùng thấp của Dharamsala là một trung tâm thương mại ở cao độ 1.510 thước.

Một thành phố rất nhỏ, nói cách nhau vài trăm thước là một ý niệm về mặt phẳng. Trong thực tế, đó là vài trăm thước dốc! Đây là một thị trấn cheo leo và leo là quy luật!

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chọn vùng cao, McLeod Ganj, làm nơi tái tạo lại một phần hồn của Tây Tạng với nhiều tu viện, đền thờ, trường học và một khu công thự dành cho chính quyền lưu vong. Vì vậy, khu vực McLeod Ganj đó còn có tên là Tiểu Lahsa, Little Lhasa, nơi có mấy ngàn người Tây Tạng cư ngụ cùng dân cư địa phương.

Và hàng năm, đến kỳ Monlam là Dharamsala lại như mở hội.

Đây là dịp người dân Tây Tạng tán thán công đức của chư Phật và đức Đạt Lai Lạt Ma giảng pháp cho chư tăng và dân chúng. Khoá giảng của Ngài khởi sự từ mùng ba và sẽ kết thúc vào ngày 13. Chư tăng ở đây là các nhà sư ở ba tu viện Tây Tạng tại Ấn Độ và nhiều tu viện khác trên thế giới. Khách thập phương ở đây quả là những người của thập phương. Đấy là các Phật tử theo đạo, nghe pháp và sinh hoạt tại các tu viện ấy, ở Ấn Độ và trên thế giới, trong số này, có cả tu viện Tây Tạng ở Long Beach của Hoà thượng Geshela. Ông đi từ Mỹ qua Ấn Độ dự khoá giảng này và cũng có riêng một khoá giảng vào những ngày cuối.

Tại Dharamsala, người ta có thể nghiệm thấy một điều. Chính quyền và hàng tăng lữ Tây Tạng là những người có ý chí và viễn kiến. Từ những năm đầu của thập niên 60, công thự của Tây Tạng được thiết kế đơn giản, trang trí bằng cùng loại hoa văn Tây Tạng và hoàn tất thành một khối thống nhất chứ không chắp vá theo lối "tùy hỉ", có bao nhiêu làm bấy nhiêu mỗi năm làm thêm mộ chút. Điều ấy phải nói vì đấy là một khác biệt với các ngôi nhà hay công thự Ấn Độ được thấy mọi nơi.

Cao nhất, kiên cố và rộng lớn nhất là một tu viện, kiêm viện nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng. Trong tâm tư của lãnh đạo Tây Tạng, có ba vấn đề thường xuyên bật sáng là tự do cho quê hương và giáo dục cho dân chúng, tu tập cho tăng già. Tu viện này là một trung tâm giáo dục và tu tập tại Dharamsala. Nó nguy nga hơn dinh cơ của chính phủ.

Xây bên triền núi dốc ngược, tu viện này có bảy tầng cao thấp khác nhau và cao hơn dinh cơ của Chính quyền Tây Tạng và ngôi nhà của đức Đạt Lai Lạt Ma. Chung quanh quần thể kiến trúc ấy là những đỉnh núi tuyết ở xa và rất nhiều loại tùng bách và bá hương hay khuynh diệp.

Một ngôi chùa Việt Nam thường phát triển theo bề ngang và ẩn mình trong cây cỏ thiên nhiên, tu viện Tây Tạng lại nằm rất cao trên đỉnh núi, thường trông xuống thung lũng ở bên dưới. Người Tây Tạng quả là không thể quên vị trí nguy nga của thủ đô và cung điện Lhasa ở quê nhà.

Dinh Chính phủ và tư thất của đức Đạt Lai Lạt Ma quay về hướng Nam, đối diện với Tu viện, bước qua là một quảng trường nhỏ vuông vắn chưa đầy trăm thước, phân nửa sân có che bạt nylon màu vàng có trang trí hoa văn Tây Tạng. Đây là nơi mỗi ngày mọi người đến nghe vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng thuyết pháp.

Ngài bước từ trong dinh qua cổng sắt sơn trắng và chào hỏi rừng người ngồi chật dưới đất rồi vào một hàng hiên lớn của tu viện bước lên một đài nhỏ phủ gấm vàng, có tán, có lọng và ngồi theo thế kiết già trên một ghế bành lớn, trước mặt là một cần máy ghi âm. Đức Đạt Lai Lạt Ma lên tiếng là cả đường phố Dharamsala đều nghe thấy tiếng Ngài, vang vọng qua các triền núi nhờ hệ thống loa khuếch âm giăng mắc ở mọi nơi trên tu viện.

Dân số Dharamsala chỉ vỏn vẹn chưa đầy hai chục ngàn người, đa số là dân Ấn Độ, còn lại là mấy ngàn dân Tây Tạng và các nhà sư đang tu tập trong tu viện.

Khi đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng, có chừng năm người ngồi nghe. Các nhà sư thì ngồi khắp mọi tầng lầu trong tu viện, khách thập phương thì ngồi đầy sân trước và tràn qua các bậc thang, bờ tường.

Nếu người ta có quên hoàn cảnh Tây Tạng thì việc tham dự khoá giảng này là một nhắc nhở. Mọi người đều đã phải liên lạc trước, từ xa, có thể là qua một tu viện Tây Tạng ở Hoa Kỳ, Na Uy, hay Hán Thành. Liên lạc trước để ghi danh và tới nơi là phải xin thẻ nhận diện, kèm theo tấm hình của mình. Nôm na là không phải ai đến cũng được.

Qua những con dốc hay ngõ ngách nhỏ để tiến vào tu viện, mọi người được yêu cầu không đem theo máy ảnh, điện thoại di động, bật lửa, thuốc lá hay võ khí. Không chỉ được yêu cầu mà còn được khám xét và lục soát rất kỹ. Đây là lý do vì sao độc giả không thấy tấm hình nào!

Nhưng, mọi người cũng được yêu cầu đem theo một ca nước và dù chẳng cần nhắc thì cũng đem theo nệm ngồi! Tùy nơi xuất phát, mỗi nhóm lại được phân cho một ô dưới đất. Như người Đại Hàn có vài chục thì phân nửa là các nhà sư, mặc đạo bào màu xám viền nâu của Phật giáo Đại Hàn.

Trong khoảng năm ngàn người ngồi nghe pháp, có lẽ phân nửa là các nhà sư Tây Tạng mặc áo đỏ. Tri trấn Dharamsala vào Xuân đã đỏ rực vì những tà áo này. Từ mờ sáng, khi các vị sư xếp hàng một - kỷ luật hơn các cư sĩ nhiều lắm - vào tu viện, ta thấy những cái đuôi dài trên bốn ngả dốc dẫn lên tu viện. Hình ảnh rất lạ và đẹp mắt.

Dù là mùa Xuân, khí trời Dharamsala vẫn còn lạnh, từ 45 đến 65 độ F, và còn lạnh buốt khi gió Xuân thổi lên. Trời trong xanh rất đẹp, bên dưới là một cảnh tượng lạ lùng. Dân Tây Tạng ăn mặc đầy màu sắc rực rỡ, có người còn mặc lễ phục - hãy nghĩ đến ngày Tết của ta. Các nhà sư - người Tây Tạng hay da trắng, nam và nữ, khá đông - thì mặc áo đỏ, nhiều người phải quấn khăn hay quấn chăn đỏ vì trời rất lạnh. Còn lại là khách quần phương với cách phục sức đa nguyên của họ!

Gần phân nửa những người ngồi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp là người da trắng. Còn lại là dân Á châu, da vàng. Người ta đến nghe từ tứ xứ, mỗi người lại một vẻ, rất lạ. Họ quấn khăn, đội mũ, choàng chăn, xách bị, cắp nệm bên nách. Có những người dị kỳ như pháp sư Thổ phồn trong truyện võ hiệp, có người như hippies tại Santa Cruz hay San Francisco, có người quấn tròn như con gấu theo kiểu New York, có người râu tóc bay trước gió như một Tạ Tốn da trắng. Nhiều người ăn mặc rất "casual", nhưng lịch sự với nhãn DKNY, giày Nikey, người đi dép râu Ấn Độ... Muôn hình muôn vẻ.

Nhưng, kỳ lạ vô cùng, khi có tiếng xướng danh của một vị sư Tây Tạng báo hiệu đức Đạt Lai Lạt Ma, mấy ngàn người ồn ào bỗng im phăng phắc. Và Ngài vừa bước ra là người ta quỳ, bò và nằm lạy dưới đất. Ba lần. Cả những nàng kiều nữ Bắc Âu lẫn các giáo sư Hoa Kỳ. Những người vào trễ và dù đứng dưới nên chẳng thấy đức Đạt Lai Lạt Ma họ vẫn kính cẩn quỳ lạy ba lần trên nền đất lạnh, rồi mới phủi áo tìm chỗ ngồi nghe. Hết chỗ thì leo lên bờ tường.

Mà làm sao nghe khi đức Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso đời thứ 14 nói pháp bằng tiếng Tây Tạng"

Khoa học kỹ thuật có giải đáp!

Mỗi người được yêu cầu đem theo một radio nhỏ có cắm ống nghe. Bật lên băng tần FM thì tìm ra lời phiên dịch ra từng thứ tiếng, kể cả Pháp, Ý hay Đại Hàn. Tiếng Anh là 92.5! Người viết đếm không được số ngôn ngữ được phiên dịch! Những người Việt đến từ Hoa Kỳ thì có hệ thống riêng, do một nhà sư Tây Tạng rất trẻ lập riêng cho mình!

Khi bắt đầu bài giảng, vị Phật Sống của Tây Tạng thường hỏi: "Mọi người đã có trà chưa""

Lý do là mấy chục vị sư mỗi người một bình trà hơn một galông đã xen vào đám đông rót trà mời mọi người, theo sau là những khay bánh mì Tây Tạng. Hôm đầu tiên, các Phật tử được mời ăn xôi. Xôi hấp với bơ trộn cùng nho khô. Ngon vô tả! Trà cũng vậy, có pha chút sữa có đường nhưng không quá ngọt. Trời lạnh, quấn mình trong chăn ấm để uống trà thì chưa nghe pháp đã thấy mình thành tiên.

Nghĩa là ban tổ chức và người Tây Tạng phải làm chúng ta khâm phục về cách tổ chức và sự chu đáo của họ. Người nào cũng hiền hoà, ân cần và kiên nhẫn khi mỗi ngày mấy ngàn người như con nước đổ về tu viện hoặc rút xuống ăn trưa để lại trở về nghe đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp.

Trong một buổi chiều, khi nói về lòng từ bi, Ngài đã bật khóc ở trên. Bên dưới, quỳ chung quanh, là những vị cao tăng, những đạo sư trọng tuổi, ngồi tĩnh lặng như những triết gia. Kinh nghiệm ấy là một điều khó quên.

Trong mấy tuần liền, đường phố Dharamsala - toàn ngõ hẹp đường dốc, bề ngang không quá chục thước, bên dưới là sườn núi hay vực - chật ních những người và hàng quán tấp nập khách thập phương. Nếu chịu khó leo cao một chút thì mình có thể lên tới  nhà hàng Chonor House do Richard Gere lập ra cho thiên hạ. Thức ăn ngon, dịch vụ chu đáo và còn có một khu riêng để truy cập Internet.

Nhờ vậy mới kịp có bài này in trên Việt Báo! Thời khắc Dharamsala đi trước California 14 tiếng rưỡi. Cái rưỡi ấy là nét đặc trưng Ấn Độ! Và dù dọa nạt thế giới về IT, hệ thống Internet tại đây, dù là Dehli hay Dharamsala vẫn còn quá chậm. Hình quá lớn gửi về là bị đá ra ngoài.

Những chuyện ấy, nghe thuyết pháp xong thì loài người trần tục sẽ phải tìm cách giả quyết cho độc giả!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.