Hôm nay,  

Nghĩa Trang Lịch Sử, Không Phải Nghĩa Địa Dân Sự

22/01/200700:00:00(Xem: 11047)
Nghĩa Trang Lịch Sử, Không Phải Nghĩa Địa Dân Sự

Mộ bia ghi ngày tử trận của những người lính VNCH. Nghĩa Dũng Đài bỏ dở xây cất từ tháng 4.1975. Cổng vào nghĩa trang còn nguyên vẹn, chỉ phủ rêu xanh. Những nấm mồ theo thời gian trũng xuống vì không được chăm lo, cây cỏ mọc um tùm. (Hình của Bùi Văn Phú)

Hơn hai năm về trước, trong những buổi gặp gỡ giữa một số người Việt vùng Vịnh San Francisco với ông Nguyễn Phú Bình, lúc đó là phó trưởng ban tư tưởng văn hoá, vấn đề bảo tồn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà đã được nêu lên và ông Bình trả lời rằng nhà nước đang bàn đến khả năng chuyển nghĩa trang đó thành một nghĩa địa dân sự.

Nghe vậy, một vài người thì thầm với nhau, như thế sau này bất cứ một người dân nào cũng có thể được đem vào chôn cất ở đó hay sao" và cho đó là một sự xúc phạm đối với anh linh những người lính Cộng Hoà đã hy sinh trong cuộc chiến Nam Bắc.

Mấy ngày qua thông tin về việc nhà nước Việt Nam quyết định chuyển giao quyền quản lý khu vực nghĩa trang này, từ quân đội sang dân sự, đang gây xôn xao trong dư luận người Việt hải ngoại.

Cốt lõi của vấn đề là việc chuyển giao quyền quản lý nghĩa trang có phải là một hành động hoà giải của nhà nước" Hay đây là một tiến trình để dần xoá bỏ đi một di tích về sự hy sinh của những người lính Cộng Hoà trong cuộc chiến Nam Bắc vào cuối thế kỷ trước"

Quyết Định 1568/QĐ-TTg được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 27.11.2006 có những điều khoản đáng chú ý sau:

Điều 1: Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.

Điều 2, khoản 1: chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của luật pháp.

Theo điều 2 của quyết định trên, việc mà một số người Việt vùng San Francisco mấy năm trước lo ngại sau khi nghe ông Nguyễn Phú Bình hé lộ về tương lai của nghĩa trang, nay có khả năng biến thành sự thực, nếu sau Quyết định 1568 sẽ không còn một quyết định nào khác để bảo tồn khu chôn cất này.

Từ hải ngoại đã có nhiều phát biểu, một số tán đồng, đa số không tán đồng chính sách dân sự hoá Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà của nhà nước Việt Nam. Trong nước vì thông tin về quyết định này không được phổ biến nên người dân chưa biết.

Hy vọng đây không phải là quyết định cuối cùng mà là một khởi đầu dẫn đến những chính sách sau này về khu nghĩa trang, vì điều 7 của Quyết định 1568 ghi: “Yêu cầu các Bộ liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương khẩn trương và phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện nội dung của Quyết định này. Báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2007”.

Theo tài liệu về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà do cơ quan IRCC ở San Jose, California phổ biến, khu nghĩa trang: “có một diện tích 125 mẫu tây, có thể chôn cất 30 nghìn phần mộ… Hiện nay đã có khoảng 16 nghìn phần mộ của các chiến sĩ đủ các quân binh chủng…”

Như thế đất của nghĩa trang mới được sử dụng có hơn nửa cho việc chôn cất thì xảy ra biến cố 30.4.1975. Sau ngày đó, khu vực đặt dưới sự quản lý của Quân khu 7.

Mấy năm trước tôi có vào thăm và thấy nghĩa trang đã không bị phá. Cổng dẫn lên Đài Tử Sĩ vẫn còn nét đẹp nguyên thủy với rêu phong phủ. Bên trong cây cỏ xanh mọc um tùm. Nhiều nấm mồ không được chăm sóc nên theo thời gian mà lún xuống. Những mộ bia đơn sơ cũng nghiêng ngả theo năm tháng, có bia không còn di ảnh. Một vài ngôi mộ đã được người thân cho tu sửa lại. Nghĩa Dũng Đài vẫn còn ở tình trạng xây cất bỏ dở như năm 1975 và trên đỉnh tháp có một chốt canh.

Nhiều nhà đã được xây dựng trên đất trống bên trong và chung quanh nghĩa trang.

Hy vọng sau khi chuyển giao quyền quản lý qua dân sự và qui hoạch lại diện tích đất đai, những vùng đất của nghĩa trang với mồ chôn hơn 16 nghìn tử sĩ Cộng Hoà sẽ được phép trở thành một khu di tích lịch sử, không phải là một nghĩa địa dân sự bình thường như những nơi chôn cất khác.

Nếu đó là một nghĩa địa dân sự, vì nhu cầu phát triển sau này có thể bị giải toả, hoặc không, những vùng đất quanh đó vì nhu cầu kinh tế xã hội có thể được biến thành những nơi giải trí, không thích hợp cho khung cảnh linh thiêng của nơi chôn cất hàng chục nghìn người lính đã bỏ mình trên quê hương.

Nơi đó cần được gìn giữ như một nghĩa trang lịch sử để tỏ lòng tôn kính với những tử sĩ Cộng Hoà, dù có khác biệt ý thức hệ, vì trong văn hoá Việt Nam có câu: “Nghĩa tử là nghĩa tận.” Thù hận không theo thân xác xuống mồ huyệt lạnh.

Việc quyết định nơi đây là một di tích lịch sử là thẩm quyền là của chính phủ Việt Nam. Còn trách nhiệm bảo tồn là của dân Việt ngày nay và những thế hệ mai sau.

(Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả Bùi Văn Phú đã chia sẻ bài viết trên.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có lẽ không ít người trong chúng ta hàng ngày có dịp đi qua Richmond Highway (U.S. 1), góc với Telegraph Road, mà ít để ý đến một ngôi nhà thờ thật khiêm tốn
Những người nhận được trợ cấp an sinh xã hội (social security beneficiaries) có nhận được tiền trợ cấp kinh tế của chính phủ (economic stimulus payments) hay không"
Tôi rời Việt Nam sang Mỹ cách đây hơn mười năm. Ngày đó tôi không hề nghe bố mẹ tôi kể về cuộc chiến tranh Việt Nam và Mỹ.
Hiện tượng ngày càng có nhiều người dân Việt nam thuộc nhiều nghề nghiệp, thành phần khác nhau, bất chấp những đe dọa
Kinh tế quốc gia, ở đâu cũng vậy nhưng nhất là ở Mỹ, không phải là một thứ máy có một người –Tổng Bí Thư Đảng- bấm nút lên xuống
Năm 1950, Trung Cộng bắt đầu xâm chiếm nước láng giềng Tây Tạng. Ngày 10 tháng 3 năm 1959 dân Tây Tạng đứng dậy đánh đuổi quân xâm lược Trung Cộng
...Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc... Bạn tôi, chị Tâm Tuý cũng đã bị chôn sống...
Cuối tuần trước đó, sau khi những đoạn video chiếu MS Wright diễn thuyết xuất hiện trên trang web youtube.com, TNS Obama đã tự ý gọi các đài truyền hình
Báo chí và truyền hình vùng New Orleans trong dịp lễ Phục Sinh mấy năm trước đây đều nói tới một chuyện lạ xảy ra trong nhà thờ Chúa Lên Trời ở La Place
Sáng 28/03/2008, CSVN đã xử án Ký giả Trương Minh Đức tại toà án huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) với mức án 5 năm tù vì một tội danh rất mơ hồ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.