Hôm nay,  

Tường Trình 30 Năm Người Việt Nam Tỵ Nạn

09/01/200700:00:00(Xem: 7133)

Tường Trình 30 Năm Người Việt Nam Tỵ Nạn Tại Hòa Lan và Những Điểm Chính Yếu Phát Triển Tại Việt Nam

(Bản tin sau đây của Tiến Sĩ Ngô Văn Tuấn về một cuộc hội thảo về phát triển VN tại Hòa Lan. Hy vọng rằng thiện chí của Tiến Sĩ sẽ được hiểu và cảm thông.)

Ngày 30-12-2006 tại khách sạn Bijhorst Den Haag (The Hague) Hòa Lan, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã tổ chức ngày hội thảo thành công rất tốt đẹp, ấm cúng trong tình thương, và tất cả đều có viễn kiến.

Trong phần thuyết trình, phần 1 là những người do tôi mời, gồm có:

- Tôi: Diễn văn khai mạc, ý nghĩa của việc ra đi tỵ nạn của người Việt Nam và “30 năm Người Việt Nam tỵ nạn tại Hòa Lan”.

- Kỹ sư E. Hessing, cựu Dân biểu Đảng Tự Do Dân Chủ Hòa Lan (VVD), cựu Thị trưởng Hazerwoud-Rijndijk: Việc ra đi của người Việt Nam ở Hòa Lan sau 30 năm, việc hội nhập, và hiện tại nên tìm cách nói chuyện với chính quyền Việt Nam.

- Bà J . De Graaf, Chủ tịch Hội Phụ Nữ Dân Chủ Thiên Chúa Hòa Lan (Đảng CDA), Chủ tịch Trại Tiếp Nhận người Việt Nam: Bà đã nói rất cảm động về người Việt Nam tỵ nạn tại Hòa Lan nói chung, và tại Alphen a/d Rijn nói riêng.

Phần 2 là do Liên Minh Hoà Bình Thế Giới mời:

- Bà Tiến sĩ Monica Bouman, Giảng sư Đại học Nijmegen, Quốc Tế Sự Vụ Koffi-Annan Instituut, người Nam Dương: Trình bày rất rõ về chiến tranh của Molukker (Nam Dương) do đâu, đến nay đã được chính phủ Hòa Lan chăm sóc như thế nào. Cuối cùng Bà đã trích đọc từ cuốn sách (luận án) của Bà: Dag Hammarskjưld (Citizen of the World).

- Tiến sĩ Wim Koetsier, Tổng thư ký Liên Minh Hòa Bình Thế Giới (UPF) Âu Châu, Chủ tịch LMHBTG/Hòa Lan: Đã rút những kinh nghiệm về nhân quyền của quá khứ, hiện tại và trong tương lai phải làm gì" Ông đã trao tặng bằng tưởng lục cho những người đã hoạt động tích cực làm Đại Sứ Hòa Bình (Ambassador for Peace) cho Bà De Graaf, cựu Dân biểu Hessing, Thị trưởng (người Surinam) Max Glazi, và Bà Tiến sĩ Bouman.

- Ký giả Chris Davis, Đặc phái viên Reuters tại Hòa Lan, Tổng biên tập tờ ChrisCrossNiews: đã không đọc bài "APEC 2006 - Human Rights And Development In Vietnam" của Ông Lưu Tường Quang bằng tiếng Anh đã đăng trên diễn đàn Vietnam Review, vì tất cả đều nói tiếng Hòa Lan.

- Ca sĩ  Milly Scott người da đen, ca rất xuất thần, và người đàn dương cầm là Nhạc sư Hans Campman.

Trong phần thuyết trình của buổi hội thảo tất cả đều là người ngoại quốc, khoảng 50 người, chỉ có tôi là người Việt Nam mà thôi. Do đó tôi đã mời người Việt Nam tham dự để cổ võ tinh thần cho buổi hội thảo. Nhưng trái lại ...

Các người đó lại đổ lỗi cho tôi, là thư tiếng Việt tại sao khác với tiếng Hòa Lan và tiếng Anh. Tôi chỉ nghĩ là viết thư bằng tiếng Việt mời người Việt Nam với tình thương của người Việt Nam lưu lạc xa xứ, tỵ nạn vì cộng sản, 30 năm tỵ nạn ở Hòa Lan..... Còn thư tiếng Hòa Lan và tiếng Anh là thư cho người ngoại quốc, chứ không phải cho người Việt Nam. Cho nên phần viết thư có khác đi đôi chút, nhưng tựu trung là kêu gọi cả thế giới hãy sáng mắt ra mà thôi!

Đây là sự hợp tác giữa 2 tổ chức: Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam (SOV) và Liên Minh Hòa Bình Thế Giới (UPF), đã có phân công rõ ràng.

Ở phần 1 do tôi mời, trách nhiệm của tôi đã làm tròn.

Ở phần 2, Ông Koetsier đã đề nghị là nên mời Việt Nam qua tham dự, và tôi phụ trách việc mời này. Tôi đã soạn thư mời Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình, nhưng sau đó, tôi thấy việc làm này "vô bổ", nên đã không mời. Ông Koetsier cho người khác mời ông Đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan. Người khác đó là Ông Ties Bressers, đã cho biết nguyên văn như sau: “Ông Đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan nói, nếu UPF mời thì ông ấy đi, còn có SOV thì sẽ không đi.”

Nhưng việc ông ấy có đi hay không, đối với tôi không quan trọng, vì đây là phần 2 của Liên Minh Hoà Bình Thế Giới. Còn phần 1 tôi đã làm tròn nhiệm vụ của tôi.

Chúng tôi trình bày sự thật để quý vị thấy rõ. Vấn đề rất đơn giản, nhưng chúng tôi không ngờ lại có diễn tiến như vậy. Vấn đề này chắc chắn là bên trong đó có những ai muốn phá đám. Việc họ phá, nếu cá nhân tôi, là phần nhỏ, không thành vấn đề cho quý vị bận tâm. Còn đây là việc phá hoại có âm mưu, có tổ chức và có sự chỉ đạo đàng hoàng... "

Chúng tôi tổ chức hội thảo vào ngày 30-12-2006 là mời gọi những nhân vật Hòa Lan và Âu Châu mà thôi. Mời họ đến để nói lên ý nghĩa của việc ra đi của người Việt Nam tỵ nạn chủ yếu là vì chính trị, chứ không phải vì kinh tế, hoặc vì đói nghèo mà phải ra đi...  Nếu chúng tôi làm như vậy là sai trái, chúng tôi sẵn sàng chịu mọi sự tố cáo trước dư luận và trước công chúng. 

Có thể quý vị cũng biết, tôi đã làm việc ở Ủy Hội Âu Châu (đến cuối tháng 10-2006 là hết hạn), và hiện tại cho chính phủ  Hòa Lan. Trong suốt những năm qua, tôi đã nỗ lực vận động, tranh đấu cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam (Xin quý vị xem bài Hội Thảo Quốc Tế Nhân Quyền). Mặc dù sức khoẻ của tôi không cho phép, nhưng tôi vẫn cố gắng hết sức mình để ước mong là thay đổi được một phần nào đó ở Việt Nam. Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng kết quả cũng còn tùy thuộc vào sự hưởng ứng của đồng hương và phần lớn nhất là vào thời thế, chứ một mình tôi không thể nào làm được.

Trong cuộc đời tôi hơn 31 năm (hơn 5 năm trong trại cải tạo của cộng sản, 3 tháng ở trại tỵ nạn Hawkins Singapore, 26 năm ở Hòa Lan) kể từ khi đất nước hoàn toàn ở trong tay của chế độ cộng sản độc quyền, tôi chưa lần nào cãi lộn, làm chạm tự ái, phật lòng một người bạn, hay là một người đồng hương. Điều này tôi chắc chắn như thế. Tôi có thể tranh luận, hoặc tranh đấu đến cùng với người Khác Ta. Người Khác Ta là người không cùng mục đích, tư tưởng, lập trường, và họ quyết chí chống lại Ta. Quý vị có thể đọc ở Điểm 2 Chủ Động trong Sách Lược Dung Hợp, tôi đã viết 1996, và đã đăng tải trên các báo, như Vietnam Revue (1996-1997), Việt Báo (1998-2003), Vietmarketing (2000), v.v… 

Vì nhận thấy đây là lần đầu tiên có hiểu lầm trầm trọng do những người lấy không làm có, đã chỉ trích và chửi tôi thậm tệ trên các báo chí, diễn đàn, truyền thanh và truyền hình trong thời gian vừa qua. Xin quý vị hãy cứu xét cho công đạo để ít ra tôi có dịp được phục vụ tiếp tục. Xin cám ơn quý vị.  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.