Hôm nay,  

Ngày Xuân Nhắc Lại Chuyện 100 Năm Bóng Tròn Vn

17/02/201000:00:00(Xem: 5415)

Ngày Xuân Nhắc Lại Chuyện 100 Năm Bóng Tròn VN

Mường Giang
Dân tộc VN xưa nay vốn có truyền thống thượng vỏ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng ngày như là phương tiện để mà phát triển quân sự. Đá cầu là một trong những môn chơi rất được mọi tầng lớp xã hội các thời Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn .ưa thích và được coi đây là xuất xứ của môn bóng tròn VN, chính thức thành hình hơn 100 năm qua.
 Theo tài liệu, thì đội túc cầu đầu tiên của nước ta ra đời vào năm 1906 tại Gia Định. Hai mươi năm chiến tranh (1955 ố 1975) với bao nhiêu nổi buồn bom đạn nhưng cũng là thời kỳ huy hoàng nhất của nền túc cầu Nam VN, chẳng những trong khu vực Đông Nam Á, mà tiếng thơm còn bay bổng tận làng bóng quốc tế, với những tên tuổi Phạm Văn Rạng, Phạm văn Mỹ, Đổ Thới Vinh, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lâm Hồng Châu..
Miền Bắc xã nghĩa, từ năm 1964 các giải bóng tròn thường diễn ra trên các sân vận động Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang.. mà không tổ chức tại Hà Nội vì sợ máy bay Mỹ oanh tac. Năm 1965, đội tuyển Bắc Việt tham dự Giải Túc Cầu hữu nghị, được tổ chức tại sân vận động Bình Nhưỡng (Bắc Hàn) gồm các đội banh Trung Cộng, Nam Dương, Kampuchia, Guinee, Bắc Cao. Đội Bắc Việt đứng hạng ba. Năm 1966, Liên Xô đá giao hửu và thua Bắc Việt 1- 0 . Cũng năm 1966 trong giải Ganefo tổ chức tại Nam Vang, gồm 10 nước tham gia, độiầ Bắc Việt lãnh huy chương đồng. Nói chung, trước năm 1975, Bắc Việt cũng có một đội bóng tròn gồm Nguyễn Văn Vĩnh (thủ môn) và các cầu thủ Hiếu, Thêm, Hiền, Hiển, Long, Vinh, Thọ, Ngọc, Phàn, Chinh.. tuy nói là tham dự nhiều nới, nhưng chẳng đem về cho quê mẹ một chiến thắng nào đáng kể, vì lúc đó Đảng tại Bắc Bộ Phủ, chỉ trăm phương ngàn kế, để làm sao cưởng chiếm cho được Miền Nam, nên đâu còn sức lo cho thể thao, bóng tròn.. những món hàng được coi là xa xĩ, vô ích trong thế giói các nước xã hội chủ nghĩa.
 + ĐỘI TUYỂN BÓNG TRÒN MIỀN NAM VN :
 Năm 1959 lần đầu tiên đội tuyển bóng tròn VNCH, đã đoạt được huy chương vàng tại Đông Nam Á Vận Hội (không có sự tham dự của Nam Dương và Phi Luật Tân). Kỳ đó, phái đoàn thể thao Nam VN tham dự rất nhiều môn thi đấu như Boxing, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, xe đạp, điền kinh và bóng tròn. được tổ chức tại Thái Lan. Về đội tuyển VNCH có Phạm Văn Rạng (thủ môn), Nguyễn Văn Cụt, Phạm Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Thanh, Lê Văn Hổ (My), Nguyễn Văn Nhung, Đổ Thới Vinh, Há, Đổ Quang Thách, Nguyễn Văn Tư. Đội tuyển VN vào chung kết hạ đội Thái Lan 3-1 và được chính tay Hoàng Thái Tử Xiêm trao chiếc cúp vàng, tại sân vận động.
 Trước đó ở miền Nam, có trung phong đội AJS (Association de la Jeunesse sporttive) , tức là Đội Cảnh Sát Quốc Gia sau này, cầu thủ Phạm Văn Mỹ nổi danh trong làng bóng Đông Nam Á là 'Cọp Đồng Nai' qua kỷ thuật chơi bóng, cú sút trời giáng, tốc độ nước rút phi thường. Bên cạnh còn có Phạm Văn Rạng, từng được tạp chí thể thao hàng đầu của Pháp là tờ ' France Football ' vinh danh là thủ môn số 1 của nền bóng tròn Châu Á, khi đội tuyển VNCH đã thắng đội banh Do Thái 2-0,trong khuôn khổ vòng loại, để được tham dự Thế Vận Hội năm 1964. Trận đấu diễn ra trên sân vận động Cộng Hòa, do công của Ngôn và Quang. Nhờ những thành tích trên, nên đội tuyển túc cầu VNCH đã có 4 cầu thủ là Phạm Văn Rạng, Nguyễn Ngọc Thanh, Đổ Thới Vinh, và Nguyễn văn Ngôn, được vào đội tuyển Châu Á, do Thiết túc cầu đại vường Hương Cảng là Lý Huệ Đường làm huấn luyện viên và Peter Velappan phụ tá.
 Năm 1966, đội tuyển VNCH lại lập thêm kỳ tích khi đoạt cúp vàng Merdeka, tổ chức tại Mã Lai Á. Tham dự lúc đó gồm có Lâm Hồng Châu (thủ môn), Lại văn Ngôn, Phạm Văn Lắm, Văn Có, Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Văn Chiêu, Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Văn Ngôn, Dương văn Thà, Đổ Thới Vinh, Nguyễn Văn Mộng, Trên sân cỏ, đội banh VN đã liên tiếp hạ Tân Gia Ba (5-0), Nhật (3-0), Mã Lai Á (5-2), Đài Loan (6-1) và thua Ấn Độ (0-1). Cuối cùng VN vào chung kết với Miến Điện. Trong trận này,đối phương tấn công VN tới tắp và ba lần banh vào khung thành của thủ môn Lâm Hồng Châu nhưng đều bị gạt ra ngoài, nhờ tài nghệ phi thường của cặp trung phong Văn Có ố Tam Lang và thủ môn Châu. Đến phút 68, Tam Lang cướp được banh dẫn thẳng vào tuyến địch và sút vào cầu môn Miến, đem về chiếc cúp vàng vô địch cho quê hương.
 Tại Đông Nam Á Vận Hội kỳ IV năm 1967, đội bóng tròn VNCH lại đoạt huy chương bạc, khi thắng Lào 5-0, Thái Lan 5-0 và thua Miến Điện 1-2 khi vào chung kết. Trong trận đó, đội tuyển VN có Lâm Hồng Châu (thủ môn), Hồ Thanh Chinh, Lại Văn Ngôn, Nguyễn Văn Mộng, Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Vinh Quang, Dương Văn Thà, Nguyễn Thái Hưng, Đổ Thới Vinh, Võ Bá Hùng, Lê Văn Đức, Nguyễn Văn Thuận, Hồ Thanh Cang, Quang Kim Phụng, Nguyễn Văn Chiêu, Cù Sinh, Nguyễn Văn Ngôn, Trương Văn Tư. Năm 1973 tại Đông Nam Á Vận Hội ở Tân Gia Ba, đội tuyển VN lại dành Huy chương bạc, sau khi vào chung kết lại thua Miến Điện, khi trận đấu chỉ còn 8 phút thì kết thúc với tỷ số 3-2.
Trong nổi thăng trầm của túc cầu VNCH từ 1955-1975, chỉ có một điều đáng tiếc được báo chí thời đó ghi nhận,là sự xung đột giữa trung phong Ứng đội CSQG và tiền vệ Tống Mành của đội Tổng Tham mưu. khi tranh dành chức vô địch trên sân cỏ, Mành chẹn gãy chân Ứng. Tuy nhiên đó chỉ là chuyện rất thường trên sân cỏ. Điều quan trọng nhất là hầu như tất cả các cầu thủ của VNCH hiện còn sống tại Sài Gòn, khi được báo chí thành Hồ phỏng vấn, đều tỏ ra xúc động và luyến tiếc thời vàng son của nền bóng tròn Miền Nam, giờ đây gần như tuyệt vọng, trước tệ nạn tham nhũng và cá độ của cái gọi là đội tuyển quốc gia, khi mang chân tới đá tại các sân cỏ xứ người, mà tỷ số thắng thua đã được định trước bằng tiền thưởng.
Dương Văn Thà, một cầu thủ lừng danh là 'thần mã', của đội tuyển Miền Nam từ 1967-1974, cho biết trước năm 1975 là thời kỳ cực thịnh của bóng tròn VN, qua nghệ thuật nhồi bóng cùng với tinh thần kỹ luật, tự giác và sự luyện tập. Còn Lê văn Tâm (cha Lê Huỳnh Đức, trung phong số 1 của VN ngày nay), nhắc lại trận đấu giữa VNCH và Nam Hàn, trong giải King's cup ở Thái Lan năm 1970, VN thắng nước này 1-0, qua cú sút phạt của Võ Thành Sơn và Lê văn Tâm đội đầu. Thế mà ngày nay, đội bóng của VN càng ngày càng sa sút, trong khi đó Nam Hàn, chẳng những lừng lẩy tại Á Châu mà còn được chen chân vào các kỳ Thế Vận Hội. Riêng Đổ Càu cho biết, cầu thủ VNCH khi dự các cuộc tranh giải ở các quốc gia bạn, đều được đồng bào địa phương, thương mến, trân trọng vì bản chất của cầu thủ VN hiền lành, đứng đắn, biết tôn trọng kỷ luật trên sân cỏ, cũng như đã giao đấu rất dũng mãnh, nhiệt tình, để dành vinh quang danh dự về cho màu cờ, sắc áo của dân tộc. Sau năm 1975, các cựu cầu thủ miền Nam như Phạm Huỳnh Tam Lang, Quảng Trọng Hùng, Cao Cường, Dương Văn Thà .. làm huấn luyện viên thể thao, Nguyễn Kim Hằng bán cà phê, Tư Lê lái taxi, Nguyễn văn Mộng, Đinh Công Hoàng.. thì ẩn dật..
+ BÓNG TRÒN VN XÃ NGHĨA, SAU THÁNG 5-1975 :
Trong mùa tranh giải vô địch bóng tròn Euro 2000, Trung Cộng và Hồng Kông đã mở chiến dịch truy quét cờ bạc qua hình thức cá độ vòng chung kết. Chỉ riêng Hương Cảng tiền cá đã lên tới 100 triệu đô la Mỹ. Tình trạng trên cũng đang lên cơn sốt tại Thái Lan, bọn cờ bạc đã xữ dụng cả hệ thống internet để ăn thua lên tới hằng trăm triệu Mỹ kim, nên chính quyền không thể nào kiểm soát được.
 Từ sau khi VN mở cửa, bắt đầu năm 1993 đội banh nhà nước, đã tham dự hầu hết các giải trong vùng, đặc biệt là Cup Tiger cũng là giải vô địch Đông Nam Á.. Theo bảng phân loại, thì khu vực này, các đội túc cầu được xếp thành ba nhóm căn cứ theo bàn thắng và thực lực cầu thủ. Hạng 1 là Thái Lan, hạng 2 gồm Tân Gia Ba, Nam Dương, VN, Mã Lai Á, Miến Điện và hạng 3 có Lào, Kampuchia, Phi Luật Tân và Brunei.
 Sở dĩ có sự phân loại trên, vì Thái Lan ngày nay là nước vô địch về bóng tròn ở vùng Đông Nam Á, thay thế địa vị của đội tuyển Miến Điện và VNCH trước năm 1975. Viết về sự xa sút xuống dốc của túc cầu VN thời xã nghĩa, trước hết nói về cầu thủ có tài nghệ không đồng đều và rất ít ỏi. Toàn đội, tài danh được đánh giá cao như tiền đạo Văn Sĩ Hùng , tiền vệ Trương Việt Hòang, thủ môn Trần Tiến Anh.. chỉ cần vắng mặt số tên tuổi trên, là toàn đội trở nên rối loạn, vì trung phong Lê Huỳnh Đức không còn có cơ hội để mà làm bàn, vì bị đối phương kềm cứng. Suy cho cùng với nhiều lý do thầm kín, qua nhận xét của báo chí thành Hồ, thì cầu thủ VN hiện nay, ít có ai chơi đúng với sức mình, ngoài ra còn sự đề bạt theo phe đảng, nên thua đối phương là cái chắc.
 Nhưng bóng tròn xã nghĩa VN đâu phải chỉ có những lổ hổng trên, mà còn nhiều thứ ác ôn khác, như tài nghệ quá thấp, chưa được đánh giá là một đội banh chuyên nghiệp để tham dự các giải khu vực, nói chi tới ÁVận Hội hay World Cup.. và nhất là nạn tham nhũng, bán độ.. khiến cho VN cứ ì ạch sau bao năm tuột dốc không phanh nào cản được.
 VN ngày nay nhắc tới thể thao hay bóng tròn, thường nghe tới các giải U 21-22-23.. dính liền với đủ thứ chuyện, từ mua bán cầu thủ, cá độ các trận đấu và nghiêm trong nhất vẫn là các công trình xây dựng, trong đó có sân vận động Phú Thọ (Sài Gòn), với ngân sách quốc gia tới 145 tỷ đồng tiền Hồ. Có điều quan chức lớn nhỏ, từ trên xuống dưới đã cắt chẹn hết 7,5 tỷ đồng, nên việc xây cất trở thành đầu voi đuôi chuột, thiết kế một đàng, còn thi công phó mặc cho nhà thầu bừa bãi, vô tội vạ.
 Nội vụ bê bối trên có liên quan tới công ty Meinhardt VN, đã trúng thầu của Uỷ ban thành phố Sài Gòn, xây dựng khán đài trong sân vận động Phú Thọ, theo đúng tiêu chuẩn ấn định tại Đông Nam Á Vận Hội 22 . Công trình khởi công từ ngày 2 tháng chạp 2003, trên một diện tích 30.000 m2, có sức chứa 5000 khán giả. Tóm lại về hình thức, giấy tờ rất ngon lành nhưng lúc vào cuộc thì trật lất, có nhiều vấn đề, trái với luật pháp nhà nước. Vì tham nhũng quá lộ liểu, nên đảng phải bắt buộc ngừng công tác, để thay lại những cột kèo rường mái, là phần quan trọng nhất của tòa nhà, mà cán đã toa rập với thầu nuốt hơn 3 tỷ tiền Hồ ngân sách.
Sự trớ trêu của nhân tình, là nó được bắt đầu ngay từ những bộ óc đỉnh cao tại Bắc Bộ Phủ, qua 16 hợp đồng lớn nhỏ liên quan tới sự cố xây dựng khán đài trong sân vận động Phú Thọ (Sài Gòn), bằng thủ đoạn bán thầu,giúp cán trong Tổng Công Ty Xây Dựng tại Hà Nội, được hưởng đầu tiên 0,69% kinh phí.. Để kiếm chác thêm, Tổng CTXD lại chầm bừa, cho Đội Xây Dựng số 5 không đủ tiêu chuẩn pháp lý, trúng thầu để lớn nhỏ nuốt thêm 6,3% trong số 14,56 tỷ tiền Hồ. Chưa hết, Đội Xây Dựng số 5 lại sang ngang, giao công trình trên cho Đội XD số 16, sau khi đã nuốt thêm 2.8% ngân sách, chừng 320,95 triều đồng.


Cái vòng ăn bớt cắt chận, cứ xoay tròn gần như đủ kiểu, kể cả thầu công tác bảo hiểm tai nạn, chửa lửa, chống rỉ sét.. cũng không thoát được lưởi hái của tham nhũng, nuốt hơn 393,84 triệu đồng, chiếm 23,2% ngân sách được cấp. Theo nguyên tắc, Sở Thể Dục Thể Thao Sài Gòn là cơ quan chính, chịu trách nhiệm tất cả công tác từ đấu thầu tới việc thiết kế xây dựng kế hoạch được xem quan trọng nhất vào thời điểm đó. Nhưng do tiền, nên quan chức của Sở đã ngoảnh mặt làm ngơ, hợp thức hoá những công trình dõm, theo truyền thống xã nghĩa ' làm trước, báo cáo sau ' , qua lịch sử hơn 70 năm của đảng VC.
Đã thế sổ sách kế toán cũng lem nhem, làm thất thoát một số tiền tới 75,2 triệu đồng, qua 4 chi phiếu thanh toán, do các cán lớn trong Sở Thể Thao Sài Gòn là Trần Thanh Bình, Trần Văn Mùi, Trần thu Hà.. ký xuất. Tóm lại, từ trên xuống dưới, đơn vị và cá nhân thuộc Tổng Công ty XD Hà Nội, Tổng Công ty XD số 1,Công ty Công trình Hàng Không, Ban Quản lý Dự Án Sở Thể Dục-Thể Thao Sài Gòn.. bị Đoàn Thanh Tra trung Ương kỷ luật và bồi hoàn số tiền tham nhũng 7.510 tỷ đồng.
Tiền kiếm được nhiều quá, nên đâu trách đường dây cá độ tại xã nghĩa, càng lúc càng ly kỳ với sự phát hiện tên tuổi của những cán lớn trong đảng như Bùi Tiến Dũng, Bùi Quang Hưng, Nguyễn Việt Tiến, Tôn Anh Dũng.. trong vụ án PMU-18.. và hằng ngàn cán lớn nhỏ khác tham dự cuộc chơi, với canh bạc lên tới cả triệu đô la Mỹ.
Sự kiện có một số cầu thủ trong cái gọi là U-23 VN, đã bị quốc tế phát hiện là ' Bán Độ ' , trong khi tham dự giải túc cầu tại Đông Nam Á Vận Hội 23. Theo báo đảng viết, thì nội vụ được Lê Văn Tài Em (thủ quân) và tiền vệ Lê Tấn Tài phát hiện báo cáo. Nhưng thấy vậy mà không phải vậy, vì nhiều bí mật bất ngờ khác, theo tờ Tuổi Trẻ tại thành Hồ , xuất bản ngày 24-12-2005, cho biết các cầu thủ VN, đã tố cáo Công An-Can Bộ VC, đã ăn chặn tiền thưởng các trận đấu của họ.
Theo nguồn tin từ AFP cho biết công an VC , đã giam giữ điều tra hai cầu thủ VN, bị tố cáo sắp xếp tỉ số các trận đấu trong kỳ tranh giải tại Đông Nam Á Vận Hội , tổ chức ở Phi Luật Tân. Sự bê bối nhục nhã này, đã làm mất hết thể diện và danh dự của dân tộc VN trước cộng đồng thế giới, vì tính chất tồi tệ nhất từ trước tới nay, chưa tùng xãy ra trong làng thể thao bóng tròn quốc tế. Trong vụ này, có 9 cầu thủ bị thẩm vấn, qua dính líu trong các trận đấu giữa VN-Mã Lai Á-Miến Điện. Cuối cùng có hai người tên Văn Quyến và Quốc Vượng, bị câu lưu tại trại tạm giam T-16 Hà Tây ngày 23-12-2005 , với tang chứng tiền mặt đựng trong bì thơ lên tới 80.000 đô la.
Tại trại giam, trước báo chí, hai bị can Văn Quyến và Quốc Vượng lại phản pháo, đồng loạt tố cáo cầu thủ VN đã bị cán bộ, công an chia chác và ăn chận tiền thưởng của họ, trong các lần thi đấu trước. Đó là lý do khiến cho họ phải tham gia bán độ, để kiếm thêm tiền . Trong khi chính Uỷ Ban Thể thao, thể dục VN dưới quyền Nguyễn Trọng Hỷ cũng phớt lờ các khoản tiền thưởng mà lãnh đạo VFF hứa, trước khi khai mạc giải túc cầu ĐMAVH 23 tại Phi Luật Tân. Theo qui định trong bản giao kèo, do Văn Trương đại diện ký kết, thì cầu thủ VN thắng 3 trận trong giải trên, sẽ được thưởng 600 triêu tiền Hồ, nếu vô tịch cả đội lãnh 6,3 tỷ tiền thưởng còn hạng 2 thì nhận 2,3 tỷ đồng. Nhưng rốt cục chẳng được nhận gì, dù vậy không một cầu thủ nào dám mở miệng tố cáo, vì ai cũng sợ bị trù dập, đuổi việc, để phi tang bịt miệng.
Hiện nay chưa thấy một cán lớn nào lên tiếng phản bác lời tố cáo của các cầu thủ VN. Riêng cái gọi là Viện kiểm sát cũng im lặng, chỉ có công an và lãnh đạo liên hệ, rất to tiềng đòi phải làm lớn chuyện Văn Quyến, Quốc Vượng ' bán độ', hầu dìm chết vụ đảng đã ăn chặn tiền thưởng của cầu thủ, cũng như xương máu mồ hôi nước mắt của hơn 80 triệu đồng bào nghèo cả nước, dưới gông cùm xã nghĩa VN.
Nhớ chuyện đời, khiến hồn thêm bồi hồi khi nghĩ tới quê hương và những ngày xa cũ, nhất là Phan Thiết quê tôi, vùng đất đam mê đá banh như là món ăn tinh thần không sao thiếu được.Trước khi Việt Cộng cưỡng chiếm được VNCH ngày 30-4-1975, Bình Thuận là một trong những tỉnh có phong trào thể thao rất mạnh, mà tiêu biểu là môn túc cầu. Từ năm 1962-1968, hàng năm Bình Thuận đều tham gia giải Liên quân khu, gồm 11 đội bóng của các tỉnh Quảng Ngải, Pleiku, Kontum, Darlac, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tuyên Đức và hầu như chức vô địch trong những lần tổ chức ấy, khó có đội nào hơn được Bình Thuận.
Năm 1971 tại giải vô địch toàn miền Nam, với sự tham dự của 43 đội từ các tỉnh thị và 4 quân khu, đội bóng Bình Thuận đã đoạt chức vô địch bóng tròn toàn quốc, sau khi hạ đội Mỹ Tho với tỷ số 2-1 tại sân vận động Cộng Hòa. Ngoài ra đội Bình Thuận còn đá giao hữu với các đội chuyên nghiệp lúc đó tại Sài Gòn như Quan Thuế, Không Quân, Hải Quân và Cảng. Các cầu thủ Tam Lang, Dương văn Thà, Nguyễn văn Ngôn, Võ Thành Sơn, Cù Sinh, Phạm văn Rạng.. măc dù chơi hay, nổi tiếng và chuyên nghiệp nhưng khi đụng với Phan Thiết, cũng rất e dè và thán phục.
Đó cũng là do công dìu dắt của ông bầu Tăng Khánh (nhà sách Vui Vui), và các ông Quản Đầu, Ba Hoàng (nước mắm Vĩnh Hương), Khánh Cao. Nhưng đặc biệt nhất phải kể tới công của ông Bầu Ba Toại, đã chiêu dụ được nhiều cầu thủ danh tiếng ở tỉnh ngoài về đá cho Phan Thiết như Đổ Thới Vinh, từng đá cho các đội Quân Cụ, Quan Thuế, Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Với chiếc đầu hói, sống mũi dọc dừa, đôi mắt sâu sâu và nước da ngâm đen, đã tạo cho đồng đội nhiều cơ may dứt điểm khung thành địch. Vinh đang ở trong đội tuyển Miền Nam, thì được chọn vào đội tuyển Quốc Gia tham dự giải Đông Nam Á Vận Hội.
Cầu thủ Trần Ta em ruột cầu thủ Trần Néo, sinh tại Phú Trinh, Phan Thiết, năm 18 tuổi là cầu thủ của đội trường trung học Phan Bội Châu, giúp đội đá bại trường trung học Võ Tánh Nha Trang, đoạt chức vô địch bóng tròn cấp tỉnh miền Trung. Sau Trần Ta về đầu quân cho đội Thương Khẩu của Bầu Quyền. Rồi được tuyển chọn vào Đội túc cầu Thanh Thiếu Niên Miền Nam, tham dự nhiều nước Đông Nam Á như Phi, Mã và Nam Dương. Từ năm 1961 trở về sau, tài năng của cầu thủ Trần Ta người Phan Thiết đang lên vùn vụt, thì đột nhiên anh bị tử nạn năm 1966, trên đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt. Người ta đã tìm thấy xác Ta và chiếc xe gắn máy hiệu Sprint dưới lũng sâu của đèo Blao trên quốc lộ 20.
Tuy nhiên cũng có nguồn tin nói là Trần Ta bị Việt Cộng chận đường giết, rồi xô xuống đèo làm như là một tai nạn giao thông, câu chuyện xì xào một thời gian rất lâu trong giới mộ điệu thể thao tại Phan Thiết. Hai anh em Trần Mai và Trần Đáng cũng được Bầu Toại chiêu mộ từ Huế vào, đá cho đội banh Phan Thiết. Nhiều năm liền, cả hai rất được hâm mộ, vì đều là trụ cột làm bàn, sát bóng manh, lừa giỏi, đưa đội bóng Bình Thuận đoạt được nhiều giải tại miền Trung và toàn quốc. Sau năm 1957, hai anh vì lý do gia cảnh, nên trở về Huế và gia nhập đội tuyển miền Trung từ giai đoạn 1961-1963.
 Tóm lại, ngoài các cầu thù trên, thành phần đội túc cầu Bình Thuận-Phan Thiết gồm có : Thủ môn Đại, Du (thập niên 50,60). Hậu vệ Xây, Bụt (sau bị hư một mắt), Lâu (được mệnh danh là trụ đồng), Ngọ (búa). Hàng tiền vệ có Thơm, Néo (anh ruột Trần Ta), Phối, Nhiều, Minh. Tiền đạo Mỉn (chết trong tù cải tạo VC năm 1975), Phê, Tùng ( năm 1970 được tuyển vào Đội Thanh Thiếu Niên Miền Nam, tham dự các giải Đông Nam Á ), Quang. Hàng Trung phong có Hoan dù chỉ thuận chân mặt nhưng là một trong những kiện tướng làm bàn hàng đầu của Đội.
Theo nhận xét của cựu cầu thủ Ba Xây, thì các danh thủ trong làng bóng tròn xã nghĩa VC hiện nay như Hồng Sơn, Đổ Khải, Huỳnh Đức, Công Minh.. chưa chắc đã hơn các cầu thủ năm xưa của Đội Phan Thiết, thì có tư cách gì sánh ngang vai với các tuyển thủ rền vang Sài Gòn trước 1975 như Tam Lang, Rạng, Tư Lê, Thới Vinh, Trần Ta (Phan Thiết)..
Phan Thiết còn có Huyền Vũ là một ký giả thể thao nổi tiếng, qua những bài tường thuật cũng như bình luận, các trận cầu quốc tế tại sân cỏ, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn, được phóng đi cùng khắp. Do trên nhiều người không có thì giờ vì bận rộn sinh kế, công vụ, chỉ cần mở máy thu thanh cũng đủ cảm thấy như mình đang tham dự trận đá một cách thích thú. Giọng tường thuật của ông rất truyền cảm, thu hút được nhiều người nghe cũng như ái mộ.
Ông cũng là ký giả của nhiều tờ báo, viết nhiều bài tường thuật rất có giá trị. Theo Đinh văn Ngọc, vì ông với bản tính ăn ngay nói thật của người Phan Thiết, thấy sao nói vậy, không bưng bợ hay phe cánh cá nhân, do trên bị va chạm nhiều người, nhất là giới thể thao và đồng nghiệp. Tên thật là Nguyễn Ngọc Nhung, sinh tại Phú Trinh Phan Thiết, chủ bút tạp chí thể thao hàng tuần và báo Nguồn Sống trước năm 1975.. Ngoài ra cũng kể thêm một ký giả thể thao khác của Bình Thuận là Thanh Điều kiêm Trọng tài các trận túc cầu giao hữu trên sân cỏ Phan Thiết Huyền Vũ vừa qua đời tại Hoa Kỳ.
Trước năm 1975, những ông bầu túc cầu nổi tiếng của Phan Thiết như Tăng Khánh, Ba Hoàng, Khánh Cao, Ba Toại.. là những nhà Mạnh Thường Quấn, rất quan tâm tới đội tuyển của tỉnh nhà. Tiệm cà phê Phú Ngữ là nơi thường trực tập trung các cầu thủ cũng như giới hâm mộ, mỗi buổi sáng, để bàn chuyện thể thao. Trong những khi có trận đấu, trước khi đội ra sân, các cầu thủ tập trung tại Phú Ngữ, vừa uống cà phê, vừa lắng nghe Huấn Luyện Viên Nguyễn Văn Quới, nguòi Hóc Môn, Gia Định, đã từng đá cho các đội AJS, Cảnh Sát Quốc Gia và Đội tuyển Miền Nam. Ông Quói được Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, chọn về làm huấn luyện viên trưởng cho đội tuyển bóng tròn Phan Thiết, nhờ vậy mới đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
Vậy mà cũng hơn bốn chục năm rồi đó , nhưng không làm sao quên được những niềm vui ấu thơ, những ngày theo bạn bè đá banh hay leo tường vào sân vận động, để mà xem chui những trận giao đấu banh, giữa các đội học sinh Trung Học Phan Bội Châu với đội tuyển Phan Thiết và các đội banh danh tiếng tại Sài Gòn.
Nhật Trường Trần Thiện Thanh trước khi trở thành ca nhạc sỷ nổi tiếng của VN, từng là thủ môn của đội bóng tròn Trung Học Phan Bội Châu-Phan Thiết.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 2-2010.
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.