Hôm nay,  

Vở Kịch Về Cuộc Đời Của Đức Milarepa

03/02/201000:00:00(Xem: 3822)

Vở Kịch Về Cuộc Đời Của Đức Milarepa

Hình ảnh trong đêm diễn kịch của soạn giả  Gyalwang Karmapa về cuộc đời Ngài Milarepa. (ảnh của Karma Norbu và Pema Orser Dorje.)

Của Soạn Giả Gyalwang Karmapa Trình Diễn Tại Bồ Đề Đạo Tràng
Bài tường thuật của Lhundup Damchoe, ảnh của Karma Norbu và Pema Orser Dorje. Tiểu Nhỏ chuyển Việt ngữ.
Theo nguồn: http://www.kagyumonlam.org/English/News/Report/Report_20100101_1.html
Kịch trình diễn ngày 1 tháng 1 năm 2010, tại khu vực diễn kịch gần tu viện Tergar, Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
Trong khoảng thời gian ba năm, ngài Karmapa đã tuyên đọc tiểu sử của đức Milarepa, mỗi lần trong hai tiếng đồng hồ, cho những người đến dự lễ hội Monlam. [Năm nay,] ngài Karmapa đã truyền tải toàn bộ cuộc đời của đức Milarepa chỉ trong một buổi tối kỳ diệu. Trong một buổi trình diễn kịch nghệ có chất lượng chẳng hề thua kém tiêu chuẩn quốc tế, khoảng 20.000 người đã đến để xem vở kịch về cuộc đời của đức Milarepa do ngài Karmapa soạn và được trình diễn bởi các diễn viên  của Viện Sân khấu Kịch nghệ Tây Tạng (TIPA). Bổ sung chức danh soạn giả kịch vào một danh sách những việc thành tựu, vốn đã vô cùng đa dạng, ngài Gyalwang Karmapa đã tự mình soạn vở kịch dài 6 hồi này. Trong những tháng vừa qua, ngài Karmapa cũng đã duyệt lại các thiết kế sân khấu và xem các diễn viên tập dợt tại trú xứ tạm thời của ngài ở Kyoto.  Nói chung, ngài Karmapa đã chỉ đạo nghệ thuật một cách sáng tạo trong mọi khâu dàn dựng. Theo TIPA thì đây là vở kịch hoành tráng nhất trong lịch sử Tây Tạng.
Một cánh đồng, gần đây vẫn bị bỏ hoang,  nằm gần tu viện Tergar ở Bồ Đề Đạo Tràng, được người ta cải tạo hoàn toàn để xây dựng một sân khấu nhiều tầng và khu vực diễn xuất thật rộng lớn. Các kỹ thuật sân khấu cao cấp nhất đã được nhập về và đã phát huy tác dụng tốt. Thậm chí trước khi vở diễn bắt đầu, khán giả đã vỗ tay từng chập khi ánh đèn sân khấu uyển chuyển thay đổi màu sắc khi dòng khán giả từ từ tiến vào khu vực diễn xuất. Nhiều máy thu hình được lắp đặt để ghi hình rồi phóng to trên các phông chiếu lớn đặt ở bên hông khu vực diễn xuất, giúp cho khán giả có thể xem vở kịch thật rõ.
Một đoàn bao gồm 50 diễn viên và ca sĩ đã đến từ Dharamsala để diễn kịch vào ngày đầu năm mới. Vở kịch kết hợp các yếu tố của kịch nghệ cổ điển Tây Tạng và phong cách kịch nghệ hiện đại mà không làm phai nhạt bản sắc Tây Tạng độc đáo. Trong phút giải lao giữa các hồi kịch, chư tăng và ni Tây Tạng hát lên các bài khấn nguyện của Phật giáo, chủ yếu là các giai điệu do ngài Karmapa sáng tác. Đêm diễn xuất được kết thúc bởi các điệu múa dân ca ba miền Tây Tạng đầy sôi nổi. Đánh dấu ý nghĩa văn hóa quan trọng của vở kịch, ông Sherab Tharchin,  một nghị viên [đại diện giòng] Kagyu, đã khai mạc buổi diễn và chính ngài Karmapa đã đưa ra những lời tổng kết khi bế mạc. Kế hoạch sản xuất các đĩa DVD cũng đang được tiến hành.
Như ngài Karmapa đã chỉ ra, việc diễn kịch về cuộc đời của các đại đạo sư vào ngày đầu năm mới là một truyền thống sâu xa của Tây Tạng. Tuy cuộc đời của đức Milarepa, nhà đại hành giả  Tây Tạng, đã được phản ánh trong vô số tác phẩm văn học Tây Tạng, cách thể hiện của ngài Karmapa cũng có khác. Nói chung, Tạng ngữ văn học Tây Tạng được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động kịch nghệ nhưng trong vở kịch này, ngài Karmapa lại sử dụng thể văn nói Tây Tạng. Điều này làm cho vở kịch gần gũi hơn với công chúng nói chung và thậm chí đối với những khán giả rất quen thuộc với Tạng ngữ văn học. Việc chuyển thể [từ Tạng ngữ văn học qua thể văn nói] giúp cho [người xem] có thể tiếp xúc một cách thân thuộc và tức thời với nhân vật Milarepa như là một con người.


Hơn nữa, cách ngài Karmapa trình bày về [nhân vật] Kargyen - bà mẹ của đức Milarepa, thể hiện mối đồng cảm lớn đối với hoàn cảnh tuyệt vọng của bà, một người mẹ bất lực trong các nỗ lực chăm sóc con mình. Với những cảnh ngược đãi con bà phải hứng chịu về mặt tâm lý, lời nói và trên thân thể, vở kịch nêu rõ ra rằng bà không còn cách nào khác ngoài việc sai đức Milarepa đi học huyền thuật của triệt hạ kẻ thù. Khi gởi đức Milarepa đi học huyền thuật, bà nói: 'Huyền thuật của những người khác là sở thích của những kẻ giàu sang thối nát. Huyền thuật của chúng ta là cơ hội cuối cùng của những kẻ tuyệt vọng'.
Từ đầu đến cuối vở kịch, ngài Karmapa khai thác triệt để các thủ thuật kịch nghệ để mang sự khổ đau và sự chuyển hóa tâm linh của đức Milarepa đến với cuộc đời, cho phép khán giả kết nối với đức Milarepa theo những phương cách mới một cách vô cùng sống động. Khi đức Milarepa quay trở lại quê nhà với lòng mong mỏi gặp lại người mẹ thì ngài được biết rằng bà đã vỡ tim mà chết từ lâu rồi và thi hài của bà đã bị bỏ phế, thối rửa trong căn nhà hoang [của họ]. Sau khi tìm thấy bộ xương mục nát của mẹ trong căn nhà hoang tàn, ngài quỳ xuống rồi nhẹ nhàng gom đống xương đó đặt trên đùi mình. Các phông chiếu dựng chung quanh khu vực diễn xuất đã phát huy tác dụng khi máy thu hình ghi được cận cảnh những giọt lệ lăn dài trên gương mặt sầu khổ của đức Milarepa và đã làm cho khán giả cảm thông với các cảm xúc tận đáy lòng ngài. Lúc này, nhiều khán giả cũng rơi lệ theo.
Một vị geshe Tây tạng đã tâm sự rằng ông đã rơi lệ năm lần, kể cả khi mẹ của đức Milarepa  sụp xuống vì giận dữ khi ngài về nhà trong trạng thái say mèm từ lớp học mà bà đã sắp xếp, lo toan để ngài có thể trở thành một người có giáo dục. Một khán giả khác, không phải là học trò của ngài Gyalwang Karmapa, đã nhận xét rằng vở kịch đã đem được đức Milarepa vào cuộc đời một cách cảm động và sống động hơn bất kỳ cuốn phim hay vở kịch nào [về đức Milarepa] mà cô đã từng xem.
Vở kịch cũng mang lại những phút giây hài hước mà khán giả rất thích. Khi đức Milarepa tự giới thiệu về mình với đức Marpa như 'một kẻ đại thủ ác đến từ vùng Lato', đức Marpa đáp lại: 'Có thể mi là một kẻ đại thủ ác. Nhưng tại sao lại khoe khoang với ta về điều này" Ta KHÔNG phải là người đã khiến mi thực hiện các hành vi độc ác. À, mà mi đã phạm phải những ác hạnh nào"' làm cho khán giả phải bật cười.
Những cơn gió lạnh đã làm tăng cường thêm yếu tố hiện thực và khiến cho khán giả gần gũi hơn với vở diễn: Khi nhiệt độ giảm dần trong buổi tối, nhân vật Milarepa xuất hiện trên sân khấu lộng gió, với một chiếc áo mỏng màu trắng trong tất cả các cảnh diễn, trong khi khán giả ngồi rúc vào nhau, run rẩy trong áo khoác và khăn len. Khán giả có dịp suy ngẫm đến sự khổ hạnh mà đức Milarepa đã điềm nhiên [chịu đựng] trên đỉnh núi và phản ứng của chính họ trước nhiệt độ chỉ tương đối hơi se lạnh của đêm Bồ Đề Đạo Tràng. Trong khi đó, 500 tì khưu và tì khưu ni, ngồi bên hông sân khấu, vẫn chăm chú ngồi xem kịch với cánh tay phải [để trần] và đầu cạo nhẵn, tiếp xúc trực tiếp với cơn gió đêm.
Trong lúc bế mạc đêm diễn, ngài Karmapa lặng nhìn hàng ngàn khán giả hồi lâu rồi nói về các lợi lạc của việc nghe đọc tiểu sử đức Milarepa, trong đó có sự lợi lạc là không tái sinh vào các cõi thấp và sẽ đạt được giải thoát.  Ngài Gyalwang Karmapa nói rằng ngài vui biết bao khi mọi người đều đến xem kịch và đến với một thái độ thật rộng lượng.  Ngài đã cám ơn khán giả chịu lạnh để xem kịch.
*Có thể xem thêm nhiều hình ảnh tại link dưới đây:
http://picasaweb.google.com/monlam.picture/MilarepaPerformance#5423932111292139986
(Bài dịch của Tiểu Nhỏ lưu ở trang http://www.vietnalanda.org, nơi có nhiều tài liệu và bài viết về  Phật Giáo Tây Tạng.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.