Hôm nay,  

Tại Sao Cần Dự Trữ Ngoại Tệ

12/12/200900:00:00(Xem: 7260)

Tại Sao Cần Dự Trữ Ngoại Tệ

Nguyễn Xuân Nghĩa

Hà Nội cực kỳ lạc hậu nên không theo kịp cách suy nghĩ và phản ứng của thị trường...
Là quỹ bình ổn hối đoái hay quỹ đầu tư"
Trong vụ khủng hoảng tài chánh năm ngoái, nhiều quốc gia vẫn cho rằng Hoa Kỳ là thủ phạm. Sau vụ khủng hoảng, khi kinh tế toàn cầu bị suy thoái, Hoa Kỳ lại là thủ phạm lần nữa vì các biện pháp kích thích kinh tế làm Mỹ kim sụt giá khiến các nước càng khó xuất cảng để kéo kinh tế của họ ra khỏi hố suy sụp. Những tính toán về ngoại giao chính trị còn khiến một số quốc gia đề nghị hoặc vận động việc thay thế Mỹ kim như một ngoại tệ dự trữ. Người ta nói đến ngày tàn của đô la như một chỉ dấu về ngày tàn của đệ nhất siêu cường....
Ngần ấy lý luận chỉ là một phần của sự thật, nên chưa là sự thật.
Khủng hoảng tài chánh có bùng nổ tại Hoa Kỳ, nhưng vì những chứng tật cũng đã có tại nhiều nước khác: bong bóng trên thị trường gia cư khiến nhà cửa lên giá, khủng hoảng tín dụng loại thứ cấp khiến hệ thống tài chánh ngân hàng vỡ nợ, v.v... Nước Mỹ không giữ độc quyền bất cẩn.
Khi khủng hoảng tài chánh bùng nổ ngay giữa một chu kỳ suy trầm - recession - khởi sự từ cuối năm 2007, ngân hàng trung ương Mỹ đã cắt lãi suất tới số không mà chưa thấy công hiệu thì in tiền để bơm vào kinh tế, gọi là quantitative easing (nâng mức lưu hoạt có định lượng). Mỹ kim vì vậy xuống giá. Nhưng sau đó, Chính quyền Barack Obama lại còn tăng chi ào ạt, tiếng là để cứu nguy kinh tế mà thực chất là để cải tạo xã hội. Vì vậy, bội chi ngân sách và gánh nặng công trái lên tới mức kỷ lục mới càng đánh sụt giá đô la.
Khi Mỹ kim mất giá thì hàng Mỹ có rẻ hơn thật, nên Hoa Kỳ có thể gia tăng xuất cảng.
Nhưng mặt trái của sự việc là hàng nhập cảng cũng trở thành đắt hơn, được tiêu thụ ít hơn. Kết quả là nhờ đó mà Mỹ cải thiện được cán cân ngoại thương - là xuất cảng nhiều hơn và nhập cảng ít đi, nhờ đó sẽ giảm số nhập siêu và quân bình lại cán cân chi phó (chi thu bằng ngoại tệ). Tiến trình điều chỉnh cần thiết ấy tất nhiên cũng gây dao động cho nước khác, khi họ cũng cần xuất cảng nhiều hơn và nhập cảng ít hơn... Nhiều nước bị khốn đốn vì dự trữ ngoại tệ của mình bị hao hụt và vai trò của đồng Mỹ kim như một ngoại tệ dự trữ - một phương tiện giao hoán phổ biến và tài sản lưu giữ trong khối dự trữ ngoại tệ.
Cho nên, câu chuyện không thu hẹp vào trách nhiệm đơn phương của nước Mỹ.
***
Tuy nhiên, những biến động hối đoái ấy dẫn tới câu hỏi về chức năng của khối dự trữ ngoại tệ.
Trên nguyên tắc, người ta cần có ngoại tệ - đơn vị tiền tệ của xứ khác - để giải quyết nhu cầu mua bán, mua là nhập cảng, bán là xuất cảng. Bán hàng rồi là thu về ngoại tệ của xứ mua hàng và khi mua hàng thì phải thanh toán bằng ngoại tệ của nước bán hàng. Trong một chu kỳ giao dịch - một tháng hay một năm - để giải quyết nhu cầu thanh toán, người ta cần có sẵn một số dự trữ ngoại tệ, nhiều hay ít thì tùy vào khối lượng giao dịch. Mua bán nhiều làm chênh lệch giữa xuất và nhập cảng càng cao thì càng phải có nhiều dự trữ hơn. Câu hỏi nôm na dễ hiểu là "có đủ dự trữ cho bao nhiêu tuần nhập cảng"" Thời gian càng ngắn thì mức dự trữ này coi là càng ít.
Khi mua nhiều hơn bán thì người ta cần khối dự trữ cao hơn để thỏa mãn nhu cầu thanh toán. Và vì thị trường Hoa Kỳ mua nhiều hàng hóa nhất của thế giới, dự trữ của các xứ khác thường có một tỷ trọng Mỹ kim rất cao và hối suất đồng bạc được tính bằng Mỹ kim, là quy luật phổ biến.
Chuyện thứ hai là ấn định hối suất đồng bạc ấy như thế nào"
***


Hối suất là tỷ giá hối đoái trao đổi giữa đồng nội tệ của quốc gia với đồng ngoại tệ mà xứ này sử dụng nhiều nhất trong việc mua bán. Khi ấn định hối suất thấp - cần ít tiền hơn để có một đơn vị ngoại tệ - thì hàng hoá của mình bán ra sẽ rẻ hơn và hàng nhập cảng sẽ đắt hơn. Trong nhiều thập niên, các quốc gia đều theo chế độ cố định có điều tiết, là ấn định hối suất cố định theo hướng có lợi nhất cho việc mua bán, nhưng vẫn điều chỉnh một cách tiệm tiến để phản ảnh thực tế cung cầu của việc mua bán ấy. Trên lý thuyết thì về dài chế độ hối đoái ấy - giàng giá đồng bạc vào một ngoại tệ, nhưng vẫn điều chỉnh - có thể quân bình được lượng hàng mua vào và bán ra.
Nhưng người ta không quên rằng đồng ngoại tệ ấy cũng là một tài sản, như một cổ phiếu, một trái phiếu - tờ giấy nợ - hay một khối hàng hóa, v.v... và muốn cho tài sản này không mất gí hoặc còn lên giá, nghĩa là mua đi bán lại sao cho có lời. Loài người vốn là sinh vật biết suy nghĩ và phàn ứng sao cho có lợi nhất. Nhiều chính quyền nghĩ rằng ấn định hối suất thấp thì có lợi cho ngoại thương (dễ xuất cảng và khó nhập cảng). Trong khi ấy, thị trường cũng tính toán và phản ứng theo chiều hướng đó là khai thác sự sai biệt trên thị trường hối đoái này....
Chừng hai chục năm trở lại đây, các nước dần dần bãi bỏ chế độ hối đoái cố định mà thả nổi đồng bạc, là để thị trường quyết định về hối suất theo quy luật cung cầu. Nếu xứ này bán nhiều hơn mua thì giá trị đồng bạc tự nhiên phải tăng so với một đồng bạc khác, và ngược lại. Chế độ hối đoái tự do dẫn tới hối suất tự do và trên nguyên tắc - nghĩa là cũng sẽ sai trong thực tế - hối suất sẽ tự điều chỉnh để quân bình lại việc mua bán. Mua nhiều quá thì hối suất sụt nên sẽ giúp cho việc bán hàng dễ dàng hơn và giảm dần khả năng nhập cảng để đi tới cân bằng ngoại thương. Trong thực tế, việc điều chỉnh ấy không tiệm tiến và nhẹ nhàng mà gây nhiều biến động khiến các quốc gia phải có một khối dự trữ ngoại tệ lớn hơn nhu cầu thanh toán việc mua bán. 
Khi ấy, tức là chừng một chục năm về trước, một hiện tượng song hành đã xảy ra.
***
Vì biến động trên thị trường hối đoái, thì muốn giữ giá nội tệ cho thấp, quốc gia phải bán ra số ngoại tệ dự trữ của mình. Và có khi bị khủng hoảng vì hao hụt dự trữ, là trường hợp Thái Lan ngày hai tháng Bảy năm 1997. Vụ khủng hoảng hối đoái ấy dẫn tới khủng hoảng kinh tế cho toàn cõi Đông Á, lan qua Nga, qua Brazil và dội về Hoa Kỳ. Sau vụ khủng hoảng 1997-1998, các nước đều rút tỉa kinh nghiệm nên cố giữ một khối dự trữ thật lớn nếu so sánh với nhu cầu ngoại thương của mình. Thái Lan nay có dự trữ tính ra Mỹ kim thì bằng 100 tỷ, Nam Hàn 200 tỷ, Đài Loan 300 tỷ và Trung Quốc hơn hai ngàn tỷ...
Họ làm gì với khối dự trữ ấy khi nhu cầu thanh toán cho ngoại thương thật ra không lớn như vậy" Họ dùng ngoại tệ ấy để đầu tư, và dự trữ ngoại tệ trở thành quỹ đầu tư. Nhu cầu đầu tư - mua cái gì, ở đâu, thì có lợi nhất an toàn nhất" - mới quyết định về tỷ phần ngoại tệ trong khối dự trữ này. Nếu đầu tư vào Mỹ có lợi hơn vào Âu châu hay Nhật Bản thì tỷ trọng Mỹ kim trong quỹ đầu tư này cao hơn so với đồng Euro hay đồng Yen.
Đó là trào lưu chung của thế giới và cuộc tranh luận về tương lai đồng Mỹ kim không làm sáng tỏ vấn đề nếu không vạch ra một sự thật mới: khối dự trữ ngoại tệ không còn là quỹ bình ổn hối đoái mà là quỹ đầu tư. Và tính toán về đầu tư - hơn là ngoại thương - mới quyết định về cơ cấu các loại ngoại tệ trong khối dự trữ này.
Ngoại lệ là... Việt Nam.
Hà Nội cực kỳ lạc hậu nên không theo kịp cách suy nghĩ và phản ứng của thị trường khi ấn định hối suất so với đồng Mỹ kim theo lối chủ quan duy ý chí và bị thị trường đánh ngược. Dự trữ ngoại tệ đã hao hụt vì nhập nhiều hơn xuất lại càng hao hụt vì phản ứng đầu cơ của thị trường, cả nội địa lẫn quốc tế. Từ 23 tỷ Mỹ kim nay chỉ còn 16 tỷ và quá mỏng so với nhu cầu nhập cảng quá lớn. Một vụ khủng hoảng hối đoái vì vậy sẽ rất dễ xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.