Hôm nay,  

Soi Gương Không Thấy Bóng Mình: Nhìn Đời Bằng Mắt Vô Tướng

09/10/200900:00:00(Xem: 8117)

Soi Gương Không Thấy Bóng Mình: Nhìn Đời Bằng Mắt Vô Tướng

Tác phẩm “Soi Gương  Không Thấy Bóng Mình,” bìa sau là thủ bút Thầy Tuệ Sỹ.

Phan Tấn Hải
Đó là dòng chữ được một vị sư cô lặng lẽ viết lên giấy với tấm lòng trân trọng đối với cuộc đời – vào những khi hết giờ thiền, những khi rời tay chuông mõ và hoàn tất thời tụng kinh, và cả những khi thấy một cảm xúc cần ghi xuống để những câu thơ không kịp tan biến vào hư vô.
Cuốn sách “Soi Gương  Không Thấy Bóng Mình” đã được viết như thế bởi tác giả Hạnh Chi -- một vị sư cô nổi tiếng với nhiều tác phẩm đầy hương Thiền được viết trong các thể loại truyện, thơ, tùy bút.
 Tác phẩm dày 230 trang, chia làm hai phần:
- Phần 1, Chia Xẻ Hương Đạo Vị, gồm 27 bài tùy bút;
- Phần 2, Hướng Về Bát Nhã, gồm 6 bài.
Tuyển tập tùy bút riêng ở Phần 1 đã tự thân là một thế giới riêng củả Thiền. Nói rằng của Thiền, nhưng thực ra là của một cuộc đời được người tu thâm cảm bằng  trọn những cảm xúc tinh khôi, nơi thời gian và không gian biến mất, nơi người tu nhìn đời bằng cặp mắt rất mực thơ ngây, và là nơi “Cõi nhân gian như thế, nên sau bao cuộc nghiên cứu tỷ mỷ, ngành tâm lý học cận đại vừa đưa ra nhận xét rằng thiên đường của con người là bào thai mẹ!” (trích bài “Cali Đang Mưa...” trang 117.)
Và như thế, toàn thể địa cầu là một bào thai mẹ, tác giả Hạnh Chi đã thâm cảm như thế, và rồi những dòng chữ đã lặng lẽ tuôn trào trên giấy, cùng với những hạnh phúc vô bờ  của người hành giả “khổ công gạn lọc được thân tâm, khi soi gương mới mong thấy bóng mình...” (trích bài “Soi Gương Không Thấy Bóng Mình,” trang 63.)
Hay như khi tác giả Hạnh Chi trân trọng viết về Thầy Tuệ Sỹ, khi tác giả từng tới thăm và “may mắn được Thầy giảng giiả cho dăm điều thắc mắc trong kinh Trường A Hàm...” và khi trở về vẫn còn thấy trong ký ức về Thầy Tuệ Sỹ, một vị Thầy với hạnh lặng lẽ vô ngôn, ẩn thân trong, trích:


“...căn phòng làm việc  đơn sơ với chiếc võng con, bàn viết nhỏ, máy vi tính cũ kỹ và một kệ sách. Nơi ấy từ nhiều thập niên qua, Thầy đã là biểu tượng của ‘Tĩnh lặng vô ngôn.Tịch nhiên bất động”. Hoa thơm rải tới, hay bùn đất tạt vào cũng chỉ được đáp lại bằng tiếng gió lao xao thổi nhẹ qua những giò phong lan.
Phải chăng đó là hữu-tướng hiển bày vô-tướng, là hữu-thanh truyền đạt vô-thanh; như mặt trăng tịnh nhiên bất động giữa hư không nhưng ánh trăng vẫn tỏa chiếu muôn sông, muôn suối. Nơi nào nước trong sẽ thấy trăng tỏ, nơi nào nước đục sẽ chỉ thấy trăng mờ. Những bài học bằng thân-giáo như vậy chẳng phải thời nào cũng có, nếu thế gian không quá đảo điên trầm thống; chén cơm cam lộ được xông ướp bằng hương đại bi của Như Lai từ cõi Phật Hương Tích chẳng phải thời nào cũng ban phát, nếu cơ duyên không tựu thành pháp hội Yêm-la...” (trích bài “Tĩnh Lặng Vô Ngôn,” trang 16.)
Cũng cần ghi chú rằng, tác giả tuyển tập “Soi Gương Không Thấy Bóng Mình” thường sử dụng 3 bút danh trên các cơ quan truyền thông Phật Giaó và đại chúng: Diệu Trân, Hạnh Chi va Huệ Trân. Cả 3 bút danh  đều được sử dụng tùy trường hợp, tùy bài viết của Sư Cô Huệ Trân. Đó không phảỉ là bút hiệu do vị sư cô này tự đặt ra, mà là do 3 vị Thầy ban cho.
Phần 2 của tác phẩm là 6 bài viết về trường hợp tăng ni sinh tu học theo pháp môn Làng Mai tại Tu Viện Bát Nhã, Lâm Đồng, bị công an và xã hội đen tấn công, đập phá chùa, xua đuổi chạy về và đang tị nạn ở Chùa Phước Huệ, Bảo Lộc.
Cũng cần nói thêm về trang bìa: nơi bìa trước là một họa phẩm của Nguyễn Quốc Nam, với hình một người đứng soi gương trong một không gian mờ ảo, trông như hư ảo cuộc đời; và bìa sau là thủ bút của Thầy Tuệ Sỹ.
Tác phẩm không ghi giá bán. Độc giả quan tâm có thể liên lạc về:
Nguyễn Quốc Nam
17130 San Mateo, #B-12
Fountain Valley, CA 92708.
Phone: (562) 760-4782.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phải lâu lắm rồi, tôi mới nghe có người nhắc lại bài Tam Cúc ngày Tết. Có khi từ ngày sang đến Mỹ này cũng nên. Mà có lẽ ngay tại Việt Nam bây giờ
Nhà thơ Gỷang Anh Iên đã thắng giải thơ tân hình thức kỳ 3 - năm 2008. Kết quả này được loan báo bởi nhà thơ Khế Iêm
Khi lần đầu tiên đặt chân đến Tây Phương, tôi nhận thấy một số sự việc tại đây không giống ở Đông Phương, và đặc biệt nhất là đối với đất nước Tây Tạng
Trong vòng vài thập niên trở lại đây, ở các quốc gia hậu kỹ nghệ, phong trào Công nghệ Xanh (Green Technology) đã được các nhà khoa học đưa lên hàng đầu
Chúng tôi là NAPCA (National Asian Pacific Center on Aging), một trung tâm bảo vệ quyền lợi của những người cao niên Châu-Á ở nước Mỹ
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, vấn đề nhập cảng các phế liệu từ nước ngoài để tái sử dụng, biến chế thành nguyên vật liệu
Hiện tượng Obama và Chân tướng Obama là bài toán mà Nghị sĩ Hillary Clinton phải sớm giải - trong vòng ba tuần - trước khi tình hình đã thành quá trễ…
Cách đây khoảng một tháng, tác giả, cựu tù nhân “Cải Tạo” Đỗ Văn Phúc, ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho quyển hồi ký đời tù nhan đề Cuối Tầng Địa Ngục
Khi bị áp bức, bóc lột, con người đương nhiên phải đối kháng. Đấu tranh là hình thức đối kháng dứt khoát và triệt để nhất vì nhắm tới mục tiêu
Trong một bài viết trước đây về Nghị Viên Madison Nguyễn và quyết định của Hội Đồng Thành Phố San Jose
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.