Hôm nay,  

Niềm Trắc An Nơi Quê Nhà Việt-nam

02/08/200900:00:00(Xem: 5791)

Niềm Trắc An Nơi Quê Nhà Việt-Nam

Chân-Quê
Những ngày cuối tháng 7 năm 2009 mưa như trút nước xuống Việt-Nam, từ Saigon đến Hà-Nội.  Mưa làm hầu hết những con đường thành-phố ngập lụt.  Từ các phố Lương-Đình-Của, Phạm-Ngọc-Thạch, Thái-Hà… (Hà-Nội) đến khu chợ Tân-Định, Phú-Nhuận, Gia-Định…(Saigon) có ngày ngập nước đến gần cổ người đi bộ.  Thật là khủng khiếp khi hình ảnh chuột chết trôi lềnh bềnh cùng rác rưởi tanh tưởi khắp mọi nơi.  Người ta cứ đổ thừa cho việc “Trái Đất Biến Đổi Khí Hậu” mà không hề để ý đến các hồ thoát nước ở ngoại-ô đã bị san bằng để xây nhà cao tầng, xây biệt-thự cho Việt-Kiều và giới cán bộ cao cấp đầu tư làm giàu.  Có những người Việt-Nam bỗng chốc trở thành Tỷ-Tỷ-Phú (tính theo đô-la Mỹ, chứ không phải Tỷ tiền Việt-Nam) nhờ vào ngành Địa-Ốc"
Tôi chợt nhớ đến những hồ thoát nước tại miền Nam California.  Nếu có ai trong chúng ta đi từ thành-phố Diamond Bar về vùng Little Saigon, theo quốc-lộ (Freeway) 57 South, trước khi vào “Freeway” 22 West sẽ nhận thấy dọc theo hai bên đường là những con kênh, mùa khô cạn ráo, trông thật vô-lý.  Nhưng nếu mưa xuống thì chỉ một ngày sau nước sẽ gần muốn tràn bờ.  Đây là những đường thoát nước ra biển Huntington-Beach mỗi khi miền Nam California có mưa.  Chính-Phủ Hoa-Kỳ lập những con kênh này không ngoài mục đích chống lụt vì ở khoảng năm 1861;  miền Nam California đã bị ngập lụt hoàn toàn và bao nhiêu mạng người đã bị cuốn đi.
Tôi cũng lại nhớ đến lời của một bài nhạc, ôm đàn guitar thùng hát nho nhỏ:
“Mưa Saigon! Ơi mưa Saigon.  Bờ đại-dương em còn chờ ngóng.  Ta ra đi mất lối quay về.  Rồi chiều mưa, ai đón đưa ai”…
Tự cảm nhận mình đã thực-sự không còn lối quay về dù vé máy bay đang cầm trong tay, mỗi ngày theo dõi tin tức trên các trang Web. Tin thời tiết cho biết sẽ mưa nặng hạt suốt mười hôm sắp đến tại Việt-Nam.  Tôi định dời lại ngày về nhưng khi nghĩ đến các Soeur bạn của tôi đang đi làm từ thiện ngoài Bắc nắng gió xa xôi muôn trùng.  Tôi đã hứa sẽ về đồng hành cùng các Soeur trên bước đường chia xẻ tình-thương trong tháng 7, suốt ngày không ngớt lời cầu nguyện.  Cuối cùng tôi cũng đáp đuợc chuyến bay đến phi-trường Nội-Bài (Hà-Nội) như lời ước hẹn cùng các Soeur bạn. 
Thật diệu-kỳ khi Trời thương cho dứt hẳn những cơn mưa.  Nắng chan hòa trong những ngày tôi len lỏi vào các làng mạc xa xôi đi thăm những thanh-niên, thiếu-nữ đẹp như trăng rằm bị lây nhiễm HIV sống cầm chừng từng ngày và chờ chết.  Tôi cũng được biết phần lớn số bệnh-nhân mắc bệnh “Si-Đa” ở Việt-Nam lây lan qua đường kim-chích và những quan-hệ xác thịt bất-chính, lớp thanh-niên ngày nay đang lao vào con đường nghiện ngập, ma-túy, thuốc lắc như những con thiêu-thân.  Họ không được giáo-dục từ trong gia-đình lẫn học-đường.  Trẻ em thất-học vì không có tiền cắp sách đến trường, lêu lỏng từ những ngày còn thơ bé.  Đối với chúng những từ “Luân-Thường-Đạo-Lý.  Nhân-Nghĩa-Lễ-Chí-Tín.  Sống Ích-Quốc-Lợi-Dân…” hoàn toàn xa lạ.  Tiếp xúc truyện trò với các thiếu-nữ tôi phải hết sức tế-nhị vì vấn đề quá “nhạy-cảm” khi biết rằng ngày mai các em sẽ giã từ tôi và cõi trần-gian ô-trọc này để đi qua một thế-giới khác.  Tôi cũng không dám chụp hình và quay phim ở những nơi đây khi mà  “Bản Án Tử-Hình” đang đeo trên người các em.  Có một cô gái 23 tuổi, chân tình tâm sự bằng một giọng Bắc (pha Trung) trọ trẹ:
“Cô xem đấy!  Chỉ vì nhà quá nghèo.  Các em đông. Thầy, U làm ruộng không đủ ăn.  Chỉ có mình con là con gái.  Con phải đi làm nghề “ấy” mới có tiền đem về lo cho cả nhà,  mắc phải bệnh Si-Đa, lại lây qua hai đứa con nhỏ, khổ quá cô ơi!  Giờ về quê sống những ngày còn lại.  Cô và các Sơ cầu-nguyện cho con với…”
Rồi người thiếu nữ ấy, các con cùng cả nhà ôm mặt khóc rưng rức.  Tôi bàng hoàng khi được các Soeurs dẫn đi thăm cả làng, nhà nào cũng có người mắc bệnh Si-Đa.  Trời tháng 7 miền quê xứ Bắc nóng đổ lửa, mồ hôi trên trán tôi chan hòa lẫn với những giọt nước mắt mặn bờ môi.  Tôi không thốt ra được lời nào để gọi là an-ủi những cảnh đời bất hạnh này.  Miệng tôi đắng chát, cổ họng khô cứng, chỉ có nước mắt và những lời kinh khấn-nguyện miên man trong óc, trong tim tôi.


Biết trách ai bây giờ" Trách những Ông Lớn Lãnh Đạo Quốc-Gia ư" Trách cho hoàn cảnh trớ trêu đưa đẩy thanh-niên, thiếu nữ Việt-Nam vào vòng xa-đọa"  Trách những người đàn ông mua vui trên thân xác phụ-nữ Việt-Nam" Hay trách chính các em không biết sống câu: “Nghèo Cho Sạch, Rách Cho Thơm” """
Tôi lại liên tưởng đến hình ảnh Mẹ Terésa (Calcutta) cặm cụi năm này qua tháng nọ.  Mẹ len lỏi trong các hang cùng, ngõ hẹp hôi hám, tối tăm ở Calcutta (Ấn-Độ) đem những người cùng khổ, bệnh hoạn, tật nguyền, không nhà không cửa về chăm sóc.  Tôi đã sủng-ái, tôn thờ và nguyện theo gót chân Mẹ.  Sao giờ bỗng chùng lòng, chùn bước nơi chốn này"  Quê-Hương của tôi.  Nước Việt-Nam yêu dấu ngàn đời!  Bao giờ mới hết cảnh lầm than và trắc ẩn"
Tôi tiếp tục dấn bước cùng các Soeur nhưng dường như vết thương lòng đang rỉ máu.  Rồi những mẩu đối thoại của các thanh-niên Việt-Kiều khi ngồi trên máy bay nghe họ kháo nhau một cách rất tự-nhiên:
“Tao sẽ dẫn mày đi đến những chỗ này, rẻ như bèo.  Đẹp như Tiên.  Tụi mình phải trả thù dân-tộc chứ!  Tụi đàn ông Đại-Hàn, Đài-Loan lựa con gái Việt-Nam mình như lựa bó rau, thịt heo bán ngoài chợ.  Mình phải cho các em thấy thanh-niên Việt-Kiều mình ngon lành hơn tụi nó. Có ngày một trong đám tụi mình phải trở thành Từ-Hải để đưa các nàng Kiều ra khỏi chốn lầu xanh chứ!…” v.v… và v.v…
Tai tôi bỗng lùng bùng khi có tiếng gọi thất thanh từ trong một căn nhà ọp-ẹp gần đó:
“Các Soeur ơi!  Cô ơi!  Bố con chết rồi!  Bố con bị Si-Đa chết rồi.  Cứu chúng con với…”
Người thanh-niên tuổi ngoài ba-mươi đang dẫy chết trên sàn nhà.  Tôi và các Soeur chạy vội đến kịp đọc những lời kinh cầu cho linh-hồn của anh và xin Chúa tha-thứ những lỗi lầm  anh ta đã mắc phạm trong suốt kiếp làm người. 
Ngay hôm sau có Cha trong vùng Giáo-Xứ nghèo nàn ấy đến làm Lễ đám ma.  Tôi nghe nói xác ông không được mang vào nhà Thờ (dù ông ấy là người Công-Giáo); chỉ quấn trong một chiếc chiếu và sẽ chôn trong một khu nghĩa-địa dành riêng cho những kẻ mắc bệnh “Si-Đa”.
Một tuần sau, tôi cũng rời miền Bắc bay vào Nam để đi thăm các Thương-Phế-Binh Cựu Chiến-Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa và thăm một “Mái-Ấm Tình Thương” nuôi các thiếu-nữ lỡ-lầm, bụng mang dạ chửa vì ”nghề-nghiệp”. Không nỡ phá thai nên tìm đến mái ấm này nhờ các Soeur chăm sóc, sanh nở.  Tôi cũng biết ra tại Saigon và Hà-Nội trung bình mỗi ngày có gần một nghìn Bào-Thai bị phá.  Các Soeur phải len lỏi vào làm y-tá trong những bệnh-viện để đem các Thai-Nhi về hỏa thiêu, rồi cất trong những lọ nhỏ, sau đó được chôn cẩn thận trong một ngôi nhà gọi là: “Lăng Của Các Thánh Anh-Hài”.
Tài-xế đưa tôi trở về khách-sạn cư-trú qua đêm, dọc hai bên phố linh-đình các quán nhậu, người dân Việt-Nam nhậu từ sáng đến chiều tối, khuya.  Gần như là 24/24.  Những quán Café chăng đèn xanh, đèn đỏ, quán  Karaoke, Vũ-Trường điên cuồng trong các điệu nhạc.  Có biết đâu những chốn ăn chơi này mang bao niềm trắc ẩn của cả một thế-hệ Việt-Nam hôm nay, khi mà còn đó hình ảnh người phu quét đường lầm lũi về đêm kéo theo một xe rác tanh-hôi, dơ bẩn. 
Tôi ước ao có những cây chổi Thần và tự nghĩ: “Làm thế nào những người phu quét đường cần cù, thấp kém nhất của xã-hội hôm nay có thể hốt hết được những trụy-lạc, tội-lỗi, rác rưởi của xã-hội Việt-Nam nhỉ!”                                                                                      
“Chân-Quê”.                                  
(Saigon: 6giờ 30’ Sáng Ngày 1, tháng 8, 2009)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.