Hôm nay,  

Áo Khăn Dịu Dàng - Mà Khắc Nghiệt

27/06/200900:00:00(Xem: 8751)

Áo Khăn Dịu Dàng - Mà Khắc Nghiệt
Nguyễn Xuân Nghĩa

Vì sao Âu Châu cấm phụ nữ choàng áo đội khăn"

Ngay giữa cuộc khủng hoảng của Cộng hoà Hồi giáo Iran, Cộng hoà Pháp lại như muốn đổ dầu vào lửa.
Ngày 22 vừa qua, Tổng thống Nicolas Sarkozy xuất hiện trước lưỡng viện Quốc hội Pháp. Vừa giới thiệu chủ trương kinh tế của nội các, ông vừa trình bày quan điểm của mình về một vấn đề thời sự nóng bỏng. Đó là việc phụ nữ theo đạo Hồi mà phải mặc áo choàng kín thân thể và đội khăn trùm kín mặt là điều không được đón nhận. Cách phục sức ấy không là một biểu hiệu của tôn giáo mà là dấu hiệu của sự áp chế đàn bà.
Ngày hôm sau, Chính phủ Pháp thông báo việc thành lập một ủy ban nghiên cứu vấn đề này. Đây là điều mà đảng Cộng sản Pháp đề nghị từ lâu vì cho rằng cách phục sức ấy vi phạm nguyên tắc phân biệt đạo và đời của một chế độ chính trị theo thế quyền (ngược với thần quyền) và tinh thần bình đẳng nam nữ trong xã hội. Bên phe bảo thủ, nhiều người cũng cổ võ việc ngăn cấm đó
Ngoài nước Pháp, nhiều quốc gia Âu Châu cũng đang có những quyết định tương tự...
***
KHĂN ÁO NHƯ TÙ ĐẦY
Trong thế giới Hồi giáo, một số cộng đồng đã diễn giải kinh Quran theo hướng bảo thủ với quy định là phụ nữ mà ra khỏi nhà là phải choàng áo che kín thân thể (tiếng Á Rập gọi là "jilbab"), đầu phải đội khăn chỉ để hở đôi mắt ("hijab"), thậm chí cái khăn còn phải có mạng lưới che hẳn khuôn mặt ("niqab") như trường hợp phụ nữ ở một số địa phương A Phú Hãn. Người ta gọi chung loại  y phục ấy là "burqa" hay "bourka", thật ra nó có hai phần, trên là khăn "hijab", dưới là áo "jilbab" hay "chadri" rất rộng và dài.
Nhân đây, xin "cước chú" thêm, rằng sinh tiền, Giáo chủ Rurollah Khoimeni của Iran đã có vợ, nhiều khi rất trẻ. Nhưng, khi ngài chấm một bé gái lên chín thì ngài có thể đọc kinh Quran kiểu khác và đặc cách giảm mức tuổi lấy chồng từ 13 xuống chín tuổi! Lời của ngài là thánh ý của Thượng đế Allah!
Thế giới không thể can thiệp gì vào mấy chuyện kỳ dị ấy trong các nước Hồi giáo cực đoan và lạc hậu. Nhưng khi phụ nữ Hồi giáo gia nhập Âu Châu mà phục sức như vậy thì có vấn đề...
Nữ sinh vào lớp thì hơi bất tiện, vì dễ bị con trai chọc ghẹo và gây rối loạn trong trường, lại khó cho thấy cô thấy được mặt mũi khi học hay khi trả bài. Trong mọi sinh hoạt bình thường, chưa nói gì tới hãng xưởng cơ khí, thì cách mặc đó cũng quá bất tiện, dễ gây tai nạn và khó cho sự nhận diện của nhà chức trách. Đó là loại vấn đề thực dụng của đời sống.
Lại có vấn đề nặng hơn, thuộc phạm vi nguyên tắc sinh hoạt của một quốc gia.
Cuộc cách mạng Pháp vốn đã loại tôn giáo ra khỏi chính trị nên một biểu tượng tôn giáo quá lộ liễu như vậy là có thể vi phạm tinh thần của nền Cộng hoà... Huống hồ, việc ép buộc phụ nữ phải che kín thân thể còn là biểu hiện của nạn khống chế phụ nữ, chà đạp nữ quyền... Nói cho cùng, thành phần phụ nữ trùm khăn choàng áo như vậy chỉ là thiểu số, có khoảng trăm ngàn trong dân số năm triệu người Hồi giáo sống tại Pháp mà thôi. 
Nhân đó, ta cũng nên tự hỏi là vì sao phụ nữ Hồi giáo Á Châu lại thoát khỏi chuyện ấy, khi họ choàng khăn như một kiểu trang sức chứ vẫn có toàn quyền đi học và làm Thủ tướng hay Tổng thống tại Pakistan, Bangladesh hay Indonesia. Đạo Hồi có nhiều hệ phái và tín điều khác nhau và kiểu dáng Iran, Afghanistan hay Saudi Arabia không nhất thiết là chân lý!
Tất nhiên, một số dân Hồi giáo sinh sống tại Âu Châu thì có cảm tưởng là sự cấm đoán ấy của chính quyền có ẩn ý kỳ thị... Họ không là đa số, nhưng quan điểm của họ cũng đáng chú ý. Từ bên ngoài, các chế độ Hồi giáo cực đoan thì dùng ngay sự cấm đoán ấy làm lý cớ huy động phong trào chống Tây phương. Cộng hoà Hồi giáo Iran không lỡ dịp.
Đi vào thực tế thì năm 2004, Pháp đã ban hành quyết định không cho học sinh đội khăn - hay các biểu tượng tôn giáo khác - trong các trường công lập. Đó là về lý do thực dụng, chính là để bảo vệ nữ học sinh Hồi giáo khỏi bị sách nhiễu. Ngoài ra, còn có lý do khác. Tháng Bảy năm ngoái, một phụ nữ Maroc lấy chồng Pháp, sống tại Pháp từ năm 2000 và có ba mặt con sinh tại Pháp mà còn bị Hành chính Pháp viện (Conseil d'État) từ chối quốc tịch Pháp vì choàng khăn áo burqa: "Cách phục sức ấy không phù hợp với các giá trị tinh thần của nước Pháp." Nó phản ảnh sự phục tòng quá đáng của người vợ hoặc tinh thần kỳ thị phụ nữ của người chống.
Phán quyết ấy tất nhiên là gây tranh luận trong cộng đồng Hồi giáo tại Pháp.
Là người gốc Algérie (láng giềng của xứ Maroc tại Bắc Phi) và là phụ nữ Hồi giáo lên tới vai trò cao cấp của Pháp, Bộ trưởng Công vụ Đô thị Fadela Amara hoàn toàn ủng hộ phán quyết trên của Pháp viện vì cho rằng khăn áo đó là sự tù đầy và trói buộc phụ nữ. Bà Amara là người nổi tiếng tranh đấu cho nữ quyền và phản đối chuyện khăn áo này vì nguyên tắc bình đẳng và giải phóng phụ nữ! Vô cùng hợp lý mà không đơn giản.
Nước Pháp có hơn năm triệu người Hồi giáo, đa số tới 70% đến từ ba nước thuộc địa cũ tại Bắc Phi, từ Tây sang Đông là Maroc, Algérie và Tunisie. Với dân số Hồi giáo gần bằng 10% dân số toàn quốc, đạo Hồi là tôn giáo đông thứ hai của Pháp sau Công giáo. Đây là chuyện không đơn giản khi Pháp không có chánh sách hội nhập để hoà tan mọi sắc dân trong một tập thể quốc gia - theo kiểu Hoa Kỳ. Nhiều sắc dân theo đạo Hồi cũng chẳng muốn hội nhập để trở thành người Pháp, sống, suy nghĩ và hành xử như dân Pháp. Bạo động vì vậy thường bùng nổ trong các khu vực ngoại thành có nhiều di dân gốc Bắc Phi sinh sống...
Khi còn là Tổng trưởng Nội vụ, Nicolas Sarkyzo đã lập thành tích là người bảo vệ luật pháp và trật tự xã hội, ông quyết liệt đối phó với nạn di dân biểu tình, nổi loạn. Khi tranh cử tổng thống năm 2007, Sarkozy chủ trương hạn chế di dân và muốn những ai muốn trở thành công dân Pháp thì phải tôn trọng giá trị tinh thần của nước Pháp, một nền Cộng hoà của các công dân, không phải chế độ thần quyền của một giáo hội. Ông mạnh tay mạnh miệng với việc đó vì là con cháu di dân từ Hung Gia Lợi, không thuộc tầng lớp quý tộc hoặc tốt nghiệp các đại học ưu tú của xã hội Pháp như nhiều lãnh tụ khác.
Và ông thắng cử vẻ vang, lập ra nội các "đại đoàn kết" với các khuôn mặt sáng giá của phe đối lập bên cánh tả. Tuần qua, ông cải tổ nội các cũng theo tinh thần mở rộng đó. Nhưng quyết liệt chống lại chuyện áo khăn burqa.
***
ÁO KHĂN KHÔNG HỢP THỜI TRANG ÂU CHÂU


Luận về chính trị thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, chủ trương của Sarkozy được sự hưởng ứng của nhiều người. Dân Pháp lo thất nghiệp và sợ bị cướp mất việc làm, các đảng phái thì phải bày tỏ sự ưu lo cho đời sống người dân. Từ phe cực tả là đảng Cộng sản qua cánh hữu, thậm chí thành phần phát xít có tinh thần kỳ thị di dân, ai ai cũng muốn làm cho ra lẽ cái vụ trùm khăn bịt mặt như vậy. Vì thế, Quốc hội Pháp mới lập ra ủy ban nghiên cứu để đi tới việc chấm dứt tình trạng phụ nữ cứ phải trùm burqa khi ra ngoài. "Nước Pháp không đón nhận lối phục sức đó!", Sarkozy tuyên bố như vậy.
Mà cả Âu Châu cũng nghĩ như vậy. Nước Pháp không cô độc! Nhiều quốc gia Âu Châu thấy phiền lòng với chuyện áo khăn dềnh dang kỳ bí của một số nhỏ phụ nữ Hồi giáo.
Hoà Lan là quốc gia có tinh thần nổi tiếng bao dung tại Âu Châu. Vậy mà cũng đã cấm học sinh choàng khăn burqa vào trường và cuối năm 2006 còn làm luật để cấm mọi loại khăn hay áo che kín khuôn mặt  - vì chúng cản trở trật tự công cộng, an ninh và bảo vệ. Bên cạnh Hoà Lan, nước Bỉ cũng cấm khăn burqua vào trường, nhiều tỉnh thì cấm hẳn việc trùm khăn tại nơi công cộng "trừ phi được Thị trưởng cho phép". Ngoại lệ là các dịp lễ hội mà người dân được hoá trang theo phong tục cổ truyền. Lý do chính là để bảo vệ an ninh. Nước láng giềng Luxembourg cũng có luật lệ tương tự. Cuộc tranh luận ấy cũng đã xảy ra tại Anh và nhiều nước khác của Âu Châu.
Hãy tưởng tượng đến chuyện phụ nữ ôm bom tự sát bên trong tấm áo choàng, hoặc một người trùm khăn như vậy mà bước vào ngân hàng... thì các máy thu hình đều... bó tay! Ngoài giới văn hoá hay chính trị thì viên chức lo việc bảo vệ tất nhiên không yên tâm với lối phục sức đó.
Quyết định ấy gây phản ứng chống đối từ một số hội đoàn Hồi giáo địa phương và phản ứng đó càng khiến các nhóm cực hữu Âu Châu nổi đóa và đòi định chế hoá sự ngăn cấm bằng luật lệ rõ ràng, áp dụng trên toàn quốc.
Người ta không quên rằng trong cuộc bầu cử Quốc hội Âu Châu vào đầu Tháng Sáu vừa qua, các đảng phải thuộc phe trung hữu - bảo thủ ôn hoà - đã thắng lớn chống lại phe tả và cực tả. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh có thể giải thích biến chuyển đó khi cử tri Âu Châu không tin vào giải pháp kích thích kinh tế cố hữu của phe tả - giải pháp mà Tổng thống Barack Obama đang áp dụng tại Hoa Kỳ. Nhưng, ngoài yếu tố chánh sách kinh tế, người ta cũng nhận thấy một phản ứng chung của Âu Châu là phải bảo vệ quyền tự do của xã hội chống lại các chủ trương hạn chế tự do, kể cả hạn chế tự do bằng tôn giáo.
Đằng sau sự chuyển động ấy và cũng đáng kể là các đảng hữu khuynh - quốc gia - có chủ trương hội nhập di dân vào một tập thể quốc gia. Họ không chấp nhận được việc di dân xứ khác muốn vào Âu Châu mà vẫn đòi duy trì những biểu hiện của sự kỳ thị phụ nữ và xâm phạm các giá trị văn hoá và chính trị Âu Châu.
Những lý do chính trị nhất thời ấy có thể giải thích vì sao mà khăn áo burqa bỗng thành đề tài lớn và lại xảy ra ngay giữa cao điểm của vụ khủng hoảng Iran. Một cách gián tiếp, các nước Âu Châu cho biết quan điểm của mình về tự do và bình đẳng và sự khác biệt giữa hai hệ thống văn hoá. Không quốc gia Hồi giáo nào có thể bênh được các Giáo chủ Tehran nên đành chĩa mũi dùi vào tội "kỳ thị" của Âu Châu, vì vậy, từ bên ngoài Âu Châu, nhiều nước Hồi giáo phàn nàn về sự cấm đoán burqa. Nhưng ngược lại, cuộc tranh luận càng làm thiên hạ chú ý đến lối phục sức mà đa số dân Hồi giáo còn lại trên thế giới cho là có tinh thần chà đạp nhân phẩm của phụ nữ. Mâu thẫn giữa Âu Châu với nhiều khối Hồi giáo vì vậy sẽ còn gia tăng trong thời gian tới.
Nhưng nhìn trong trường kỳ, chuyện áo khăn sẽ không chấm dứt tại đó, và đây là kết luận.
***
CỞI ÁO VÀO LAO ĐỘNG
Nhìn trong trường kỳ, các nước Âu Châu bị kẹt không vì áo khăn mà vì chuyện - xin lỗi - đẻ đái!
Cách đây một năm, ngày 18 tháng Sáu năm 2008, Quốc hội Âu Châu đã biểu quyết một đạo luật mới về di dân trong chiều hướng tăng cường kiểm soát di dân nhập lậu. Đại loại là di dân bất hợp pháp có thể bị câu lưu lâu hơn - tới 18 tháng - mà chưa ra tòa. Và nếu đã bị trục xuất thì sẽ chờ lâu hơn - tới năm năm, - thì mới hy vọng nộp đơn xin chiếu khán nhập nội. 
Lý do của đạo luật là vì Âu Châu cũng bị nạn di dân nhập lậu - như Mỹ - với số di dân lậu là tám triệu người và số dân bị trục xuất thật ra vẫn còn quá ít, chừng bảy chục ngàn trong sáu tháng đầu năm 2007. Các nước trong Liên hiệp Âu Châu đành phải phối hợp để thống nhất đối sách dù rằng từ nhiều năm liền việc đó gây tranh luận trong các xã hội vốn dĩ có tinh thần bao dung và cởi mở.
Nhưng vấn đề kiểm soát di dân lại đụng vào một mâu thuẫn lớn - một chuyển động ngầm - của cả lục địa: dân Âu Châu sinh sản ngày một ít hơn.
Thông thường, dân số một xã hội chỉ có thể được giữ nguyên ở mức "quân bình tử sinh" nếu mà trung bình một phụ nữ sinh đẻ được - xin lỗi con số trừu tượng này - là 2,1 trẻ em. Dưới mức đó là... các bà đẻ không đủ để bù cho sự hao hụt bình thường của dân số.  Vậy mà tỷ lệ sinh sản của phụ nữ Âu Châu chỉ có 1,5 trẻ em.
Cho nên dân số Âu Châu sẽ co cụm dần, trong khi cũng lại lão hoá dần vì tuổi thọ kéo dài nhờ khoa học kỹ thuật. Người ta sống lâu hơn nên tỷ lệ của dân cao niên luống tuổi cũng đông hơn trong cơ cấu dân số. Nôm na cho dễ hiểu, số tử có giảm mà số sinh không tăng thì xã hội sẽ gồm người già lão ngày một đông hơn. Và sản lượng chung sẽ sa sút dần vì thành phần ở tuổi sản xuất thì ít đi mà người hưởng thành quả sản xuất - hưu bổng - thì đông hơn.
Thuần về nhân khẩu học hay dân số học, Âu Châu không có tương lai - y hệt như Nhật Bản và sẽ đụng đỉnh để đi xuống kể từ năm 2045 trở đi. Do đó mới có giải pháp di dân.
Và vấn đề khăn áo!
Làm sao gia tăng dân số lao động để duy trì được mức sống theo tiêu chuẩn Âu Châu, với những giá trị tinh thần của Âu Châu"
Trong nhiều thập niên sau Thế chiến II, các nước Tây Âu đã tiếp nhận di dân nghèo từ Nam Âu rồi Bắc Phi. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, lực lượng lao động từ Đông Âu hay Trung Âu cũng dẫn tới một làn sóng di dân mới trong nội tình Âu Châu. Xa hơn nữa, có di dân từ Trung Đông - như dân Thổ vào Đức - hay Trung Nam Á - như dân Ấn hay Pakistan vào Anh, v.v... Ngần ấy làn sóng di dân đều đã có gây va chạm và thậm chí xung đột, nhưng nghiêm trọng nhất là làn sóng di dân từ một hệ thống sắc tộc, văn hoá và tôn giáo khác: di dân Hồi giáo.... Vì lồng bên trong lại còn sự cám dỗ của giải pháp khủng bố nội địa.
Làm sao hội nhập cư dân từ nơi khác để họ cùng sinh sống, sinh đẻ và đóng góp cho sự thịnh vượng chung mà không khư khư trùm khăn bịt mặt để bảo vệ "bản sắc" mà thực chất có khi chỉ là tính ích kỷ lạc hậu của đàn ông Hồi giáo" Vấn đề không dễ khi chính các phụ nữ Hồi giáo không nhìn thấy như vậy để tranh đấu cho quyền tự do và bình đẳng của họ.
Cái chết bi thảm của nàng Neda tại Tehran vào ngày Chủ Nhật vừa qua có khi lại là tiếng chuông cảnh tỉnh, ngay trong thế giới Hồi giáo.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.