Hôm nay,  

Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh

6/5/200900:00:00(View: 7209)

Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm). Đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân phải được kèm theo các bằng chứng liên hệ từ ngày kết hôn cho đến hiện tại. Nói cách khác, cả hai người sẽ giữ tất cả bằng chứng liên hệ mà họ đã trình cho Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, và tiếp tục giữ các bằng chứng về cuộc hôn nhân sau khi người hôn phối đến Hoa Kỳ.
Sở di trú Hoa Kỳ cần tối thiểu các bằng chứng sau đây:
* Giấy khai sinh của các con chung của hai người.
* Giấy thuê nhà hay các hợp đồng nợ mua nhà cửa có tên chung của hai vợ chồng.
* Có tên chung trên các chương mục ngân hàng; trên thuế lợi tức hàng năm.
* Các loại bảo hiểm; các hóa đơn sử dụng tiện nghi trong nhà (như các hóa đơn điện, gas, nước, điện thoại, v.v...).
* Ít nhất có hai nhân chứng xác nhận hữu thệ trên văn bản đã quen biết hai vợ chồng từ lúc bắt đầu cuộc hôn nhân.
* Bản sao bất cứ bằng chứng nào liên quan đến sự liên hệ sau khi có hôn thú, khi người được bảo lãnh đang chờ phỏng vấn xin chiếu khán ở Việt Nam.
* Bất cứ bằng chứng nào cho thấy cuộc hôn nhân hiện tại là chân thật.
Trong những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng, cả hai người sẽ phải giữ các bằng chứng trong một, hoặc hai năm khi người được bảo lãnh vẫn còn ở Việt Nam, và cũng trong hai năm khi ngưòi được bảo lãnh đang có Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện.
Nếu Sở di trú từ chối đơn xin Thẻ Xanh vì không đủ bằng chứng, họ sẽ gửi Giấy hẹn Phỏng vấn. Nếu cả hai người không thể thỏa mãn những yêu cầu của Sở di trú, người được bảo lãnh có thể sẽ phải đối diện với thủ tục bị tước bỏ Thẻ Xanh hay bị trục xuất. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải tốn rất nhiều tiền để thuê luật sư.


Người được bảo lãnh có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú chính thức mà không cần người bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời, hay nếu họ ly dị, hoặc người được bảo lãnh bị người bảo lãnh ngược đãi.
Nếu người được bảo lãnh nộp đơn xin Thẻ Xanh chung (tức có chữ ký đồng thuận của người bảo lãnh), đơn của họ có thể gửi đến Sở di trú trong vòng 90 ngày trước ngày hết hạn trên Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Nếu người được bảo lãnh muốn nộp đơn một mình, vì sự qua đời của người bảo lãnh, hay đã ly dị, hoặc bị người bảo lãnh đối xử tàn tệ, họ có thể gửi đơn bất cứ lúc nào sau khi nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu hai vợ chồng đều quên không nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú đúng hạn"
- Đáp: Nếu đơn không nộp đúng hạn kỳ, người được bảo lãnh sẽ tự động bị mất quy chế thường trú nhân khi Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện hết hạn và có thể đối diện với thủ tục bị trục xuất. Nếu nộp đơn trễ, qúy vị phải chứng minh lý do nộp đơn trễ vì những trường hợp rất đặc biệt, nằm ngoài sự kiểm soát của mình. Nếu chỉ quên không nộp đơn sẽ không được cho là chính đáng.
- Hỏi: Những bằng chứng nào sẽ cần chứng minh cho Sở di trú nếu xảy ra việc bị hành hạ thể xác hay bị đối xử tàn tệ"
- Đáp: Sở di trú muốn xem các bản sao báo cáo hay hồ sơ của cảnh sát, tòa án, các nhân viên y tế hay của các cơ quan xã hội.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng chỉ được vài tháng ông xin từ chức không cho biết lý do. Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle. Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Làm người, không có gì hào sảng hơn, là được sinh tử với những gì mình hằng mong sinh tử cùng. Làm phóng viên, không có gì cảm hứng hơn là được thành nhân chứng của những nhân chứng và sự kiện. Cả hai nguyện ước, đời và nghề, đã làm nên một miền hoa cỏ có tên gọi là Kiều Mỹ Duyên.
Bạn có bao giờ ôm giấc mơ đặt chân lên cát nóng sa mạc và đứng đối mặt cùng một Kim Tự Tháp vĩ đại, khi học sử về Ai Cập Cổ Đại ngày còn bé thơ chưa? Bạn có từng ước ao được thấy bức tượng Nhân Sư tận mắt hơn là xem hình ảnh trên mạng hay phim ảnh không?
Với phần lớn dân Việt tị nạn vẫn còn sống sót từ thế kỷ qua thì quên vẫn thường dễ chịu hơn là nhớ, kể cả những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này. Những dịch vụ “bán bãi thu vàng” của người vuợt biên, tuy có mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng lại không phải là kỳ tích kinh tế để họ có thể tự hào. Đó là lý do mà nhà nước hiện hành vận động mọi phương thức ngoại giao để yêu cầu các nước Á Châu “đục bỏ bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân.” Chối bỏ quá khứ, tuy thế, không phải là phương cách tích cực để tiếp cận với hiện tại hay hướng đến tương lai. Vết thương của những thuyền nhân vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn chưa kịp khép thì đầu thế kỷ này lại phát sinh ra những thuyền nhân mới. Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng họ không di tản bằng đường thủy.
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.
Nhiều năm sau, mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, nhớ lại những ngày chinh chiến trên quê hương, những trang chiến sử Bảo Quốc An Dân oai hùng của người lính quốc gia được lần lượt lật qua cùng với những đoạn đường khổ nạn của dân tộc mà đoàn quân Mũ Đỏ đã kinh qua, câu nói của vị cựu Tư lệnh "Nhảy Dù là phải như vậy" cũng là câu nói của các thế hệ người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa, một đời tận trung báo quốc
Các cuộc khảo sát và nghiên cứu từ chính phủ, các tổ chức dân sự cho đến đại học đều cho thấy, dù có những bước tiến bộ to lớn cũng như được luật pháp bảo vệ, trên thực tế thì các phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, giới tính, tuổi tác... vẫn còn hiện hữu trong xã hội Mỹ. Riêng trong vấn đề bạo lực cảnh sát thì rủi ro một người da đen hay da màu bị cảnh sát bắn chết hay đối xử bất công đều cao hơn người da trắng.
Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm. Nếu còn sống trong vô cảm, mang tâm trạng nô lệ tự nguyện hay còn Đảng còn mình và chờ đợi hạnh phúc giả tạo do Đảng, Trung Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế ban phát, thì người dân sẽ còn tiếp tục thua trong đau khổ. Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa.
Người già nghĩ về quá khứ, còn người trẻ nghĩ đến tương lai. Người trẻ Việt Nam đã có mặt trong chính quyền, làm việc ở phủ Tổng Thống, ở Quốc Hội, là Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ, Chánh Án của liên bang, của tiểu bang, làm Tướng và giữ những chức vụ quan trọng ở Bộ Quốc Phòng. Tuổi trẻ Việt Nam là khoa học gia, là thương gia, là giáo sư đại học. Người trẻ có mặt khắp nơi, ở Mỹ, Úc, Á, Âu Châu. Người trẻ Việt Nam tiến rất nhanh.
Ở Việt Nam, người dân không hiểu tại sao công tác phòng, chống Quốc nạn tham nhũng cứ “vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi” mãi sau 16 năm có Luật phòng, chống tham nhũng đầu tiên (2005), 3 năm sau có Luật thứ nhì (2018) và sau 9 năm (2012) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được chuyển từ Chính phủ sang Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.