Hôm nay,  

Hướng Về Đất Nước Nhân Ngày Quốc Hận

23/04/200900:00:00(Xem: 6157)

HƯỚNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHÂN NGÀY QUỐC HẬN

Nguyễn Bá Cẩn
Từ 6 tháng nay, vấn đề Hoàng Sa/Trường Sa trở nên nóng bỏng vì rất nhiều lý do. Trước hết, vì Trung Cộng ngày càng hung hăng, khiêu khích ngay cả Hoa Kỳ trên Biển Đông, vì Trung Cộng sau khi đã chiếm trọn Hoàng sa và một phần Trường Sa rồi vẫn chưa thỏa mãn, đang tìm đủ mọi cách để xâm lấn thêm nữa đến độ vẽ lại bản đồ dành hơn 80% Biển Đông thuộc về lãnh hải Trung Cộng, cố tình lầm lẫn lãnh hải và thềm lục địa theo định nghĩa của Luật Biển và các công ước quốc tế về Thềm Lục Địa. Mục tiêu xâm lấn của Trung Cộng không chỉ là quyền lợi kinh tế mà còn là chiến lược biến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành hai hệ thống tiền đồn giúp Trung Cộng chế ngự toàn diện Biển Đông, có thể khống chế hải trình tiếp tế hai chiều giữa Đông và Tây, cùng lúc tranh giành ưu thế kiểm soát Thái Bình Dương lâu nay của Hoa Kỳ.   
Vấn đề càng trở nên bức xúc cho người Việt trong nước lẫn ngoài nước trước những nhượng bộ của nhà cầm quyền cộng sản dâng đất dâng biển cho quan thầy Trung Cộng và gần đây lại nhượng thêm đất Cao Nguyên dưới danh nghĩa trá hình khai thác bô xít, với những điều kiện còn tệ hại hơn quy chế các tô giới dọc theo bờ biển mà triều đình Nhà Thanh phải nuốt hận dâng hiến cho các cường quốc Tây phương hồi cuối thế kỷ 19.
Vấn đề càng trở nên khó hiểu và phức tạp vì cùng lúc với bối cảnh bất mãn và lo sợ mất nước đến nơi của người Việt, lại có thêm môt quy định của Liên Hiệp Quốc cho phép các nước ven biển trên thế giới lập hồ sơ xin được cấp thềm lục địa phía ngoài đặc khu kinh tế tới mức tối đa 350 hải lý kể từ đường cơ sở của quốc gia liên hệ. Càng đi sâu vào chi tiết của vấn đề lại càng thấy khó hiểu và thúc bách vì lý do hạn định đệ nạp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc sẽ chấm dứt vào ngày 13 tháng 5 d.l. năm 2009, thế mà cho tới nay vẫn chưa thấy Việt Nam Cộng Sản và Trung Hoa Cộng sản đệ nạp hồ sơ trong lúc các nước khác như Nam Dương và Phi Luật Tân đã ban hành luật pháp của họ cùng đệ nạp hồ sơ dành thềm lục địa cho nước mình.
Tự nhiên dư luận trong đồng bào thắc mắc lo ngại biết đâu hai nước cộng sản “sông liền sông, núi liền núi” này đã có quyết định song phương bí mật buôn bán đất đai và biển cả cho nhau rồi, mà kẽ thiệt thòi dứt khoát sẽ là Việt Nam. Chính người dân trong nước còn không biết vì vấn đề đất đai và biển cả là điều cấm kỵ trong nước, thậm chí nhà văn hay nhà báo nào viết lách đề cập đến thì bị chính quyền ác ôn côn đồ bắt bỏ tù ngay. Còn người thường dân ở hải ngoại thì không được cung cấp tin tức đầy đủ và chính xác.      
Tại hải ngoại, có rất nhiều bài viết, bình luận, biên khảo, và các buổi sinh hoạt của cộng đồng nhưng đồng bào không được hướng dẫn cho biết hai vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa và Thềm Lục Địa tuy có liên hệ nhau nhưng không được cùng giải quyết trong khuôn khổ Luật Biển dành cho các nước ven biển đệ nạp hồ sơ về Thềm Lục Địa. Thềm Lục Địa được giải quyết riêng rẽ, căn cứ vào quyết định của Ủy Ban Định Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf). Quyết định của Ủy Ban có thể là chấp nhận hồ sơ hoặc khuyến cáo nước liên hệ sữa đổi hồ sơ lại cho đúng với các tiêu chuẩn do luật định. Tuy nhiên Ủy Ban chỉ chấp nhận hồ sơ nếu không có tranh chấp giữa các nước, hoặc có tranh chấp nhưng đã hoặc hứa sẽ dàn xếp ổn thỏa. Bằng không thì hai hay nhiều quốc gia tranh chấp sẽ tìm cách thương lượng, nếu thất bại thì sẽ nhờ đến các cơ quan trọng tài hay tòa án do luật định. Còn vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa tuy cũng được giải quyết trên căn bản qua các giai đoạn thương thảo, trọng tài và tòa án nhưng bởi những cơ quan và thủ tục khác, chứ không do luật định về Thềm Lục Địa.        
Trong bối cảnh phức tạp và bức rứt trên đây, rất nhiều người ở hải ngoại ra công tìm hiểu cùng đặt câu hỏi “giải pháp nào có thể giúp phía quốc gia thành lập hồ sơ cho kịp vì nếu Cộng sản VN không lập thì các nước khác ở Đông Nam Á kể cả Trung Cộng giành hết Biển Đông thì sao”" Nhiều người tự trả lời là không ai làm gì được vì phải có tư cách quốc gia mới được phép đệ nạp hồ sơ. Điều này đúng. Nhưng đây mới là trở ngại đầu tiên và thuộc loại ai cũng có thể trông thấy hoặc phỏng đoán được. Nhưng nếu hiểu luật trên căn bản tinh thần của những nhà làm luật thì yếu tố tư cách quốc gia đặt ra ở đây tuy rất gay go nhưng cũng chưa hẳn là một trở ngại không thể vượt qua.
Thật ra có nhiều trở ngại khó khăn hơn nhiều về phương diện khoa học và kỹ thuật. Trước nhất là những khó khăn thuộc loại chứng minh những đòi hỏi về thềm lục địa của một quốc gia có chính đáng và đúng theo tiêu chuẩn do luật định hay không" Nói rõ hơn là không phải nước nào muốn định thềm lục địa của mình tùy sở thích và thỏa mãn lòng tham của mình được. Mà phải căn cứ vào những tiêu chuẩn do LHQ đề ra trong Công Ước LHQ về Luật Biển. Ví dụ theo Điều 76 khoản 1, thềm lục địa được định nghĩa là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Tuy nhiên khoản 2 Đ.76 lại giới hạn “rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng”.
Tùy theo đáy biển sâu hay cạn, sâu tới mức nào, ví dụ độ sâu 2000 hay 4000 thước mà Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển qui định khác nhau về thềm lục địa. Ví dụ, Đ.76 khoản 4/điểm a)/điểm nhỏ i) quy định quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa “bằng cách nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích (sedimentary rock) ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân lục địa”, thường được gọi là “phương thức Gardiner”. Quốc gia ven biển cũng có thể dựa theo Đ.76 khoản 4/điểm a)/điểm nhỏ ii) để “nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý”, thường được gọi là “phương thức Hedberg”. Dù dựa vào phương thức nào, rìa lục địa, tùy trường hợp, không được quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở (tức là “ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận”) hoặc không thể quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500 thước là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m, thường được gọi là “đường 2500 metre isobath”.


Các điều kiện trên đây đòi hỏi chuyên viên quốc gia ven biển phải dùng hiểu biết cùng dụng cụ về khoa hải dương học để tính toán chính xác các tiêu chuẩn đòi hỏi trong Công Ước. Tùy tầm vóc cùng căn bản cấu trúc của đáy biển và lòng biển mà mổi quốc gia ven biển cần huy động hàng chục chuyên viên với kỹ thuật và máy móc tinh vi để thiết lập hồ sơ của thềm lục địa nước mình, với sự yểm trợ kỹ thuật và tài chính của Liên Hiệp Quốc đã được dự trù trong Công Ước. Muốn cho dể hiểu thì cứ tưởng tượng nếu Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa của thời điểm trước 1975 của chúng ta cần lập hồ sơ này thì phải huy động chuyên viên của các cơ quan như Nha Địa Dư và Hải Học Viện Nha Trang, Tổng Cục Dầu Hỏa, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, và nếu cần, kêu gọi sự đóng góp tài liệu của các hảng dầu thăm dò tìm dầu trên thềm lục địa Việt Nam và các công ty hàng hải trong nước hoặc ngoại quốc khai thác các hải trình ngoài khơi Việt Nam là những nơi tích trử tài liệu và dữ kiện được cập nhật hóa rất quý giá về lòng biển và đáy biển Việt Nam.   
Từng ấy sự kiện vừa nêu tất nhiên là những câu hỏi và thắc mắc của bất cứ ai hằng lưu tâm đến tiền đồ tổ quốc, đến toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đến những tài nguyên khổng lồ về hải sản và khoáng sản của một nước có bờ biển dài hàng ngàn hải lý, góp phần nuôi sống hàng chục triệu nhân dân sinh sống ven biển cùng mang lại sự phồn thịnh chung cho đất nước. Câu hỏi được đặt ra trước nhất là Việt Nam Cộng sản sẽ lập hồ sơ đệ nạp Liên Hiệp Quốc hay không để kéo rộng thềm lục địa thêm 150 hải lý tiếp theo 200 hải lý thuộc Đặc Khu Kinh Tế (Exclusive Economic Zone) mà quốc gia ven biển nào cũng đương nhiên thụ đắc bởi quy định của Luật Biển" Câu hỏi thứ hai kế tiếp là nếu Cộng Sản Việt Nam sẽ đệ nạp hồ sơ thì liệu VNCS có dám đương đầu với Trung Cộng giành thềm lục địa đúng mức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân hay không" Câu hỏi kế tiếp là nếu CSVN không đệ nạp thì không những Trung Cộng mà các nước tranh chấp khác như Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Brunei, v.v… sẽ nuốt trững thềm lục địa của Việt Nam hay sao"
Câu hỏi cuối cùng được nêu lên là liệu nếu CSVN không nạp hồ sơ thì cơ quan nào của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại có đủ điều kiện đệ nạp hồ sơ" Điều kiện đặt ra ở đây là có đầy đủ tư cách và điều kiện vật chất như phương tiện, khả năng để đáp ứng thỏa mãn những đòi hỏi của Công Ước quốc tế về Thềm Lục Địa.
Luận bàn về yếu tố tư cách, nhiều học giả Việt Nam hải ngoại đều cùng đồng quan điểm Luật Biển thuộc công pháp quốc tế nên chỉ liên hệ hoặc giao dịch với các chủ thể có tư cách quốc gia. Người viết bài nghĩ rằng nhận định trên đây có tính cách căn bản tổng quát mà chưa nhận định về chiều sâu. Vì nếu hiểu rõ tinh thần của những lãnh tụ đại cường chủ trương xây dựng Liên Hiệp Quốc thì sẽ phải nhận định thêm mục tiêu xây dựng cơ quan quyền lực tối cao này không chỉ là để điều hòa nhịp nhàng các quốc gia thành viên để đạt mục tiêu hòa hợp, hoà bình và thịnh vượng chung cho cộng đồng thế giới mà thôi. Sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc với sự toàn thắng của tự do dân chủ đè bẹp độc tài phát xít, mục tiêu của việc thiết lập Liên Hiệp Quốc còn nhằm các lý tưởng cao thượng hơn như bảo đảm công lý, bảo vệ các nước nghèo yếu và bảo trợ các nhược tiểu đang bị chèn ép, thậm chí bảo trợ cả những “phong trào giải phóng” của một số dân tộc tranh đấu cho tự do và độc lập cho xứ sở của họ.  Nếu hiểu tường tận như vậy thì việc tranh đấu cho yếu tố tư cách để đệ nạp hố sơ chưa hẳn là một chướng ngại gây bế tắc và dẫn dắt đến hậu quả dự án không được tiếp nhận.
Điều kiện “tư cách” tuy gay go nhưng chưa hẳn là một yếu tố phủ quyết. Tuy nhiên, nếu qua được cửa ải “chấp thuận tiếp nhận” (receivability) rồi thì còn rất nhiều trở ngại to lớn hơn nữa về phương diện khoa học kỹ thuật trong thủ tục xét định hồ sơ thềm lục địa cho các nước ven biển. Thử tuởng tượng với hai bàn tay trắng ở hải ngoại mà xét định về địa lý cùng địa chất của tầng lớp thủy tra thạch của đáy biển và của lòng đất dưới đáy biển Việt Nam cách xa hàng chục ngàn hải lý quả thật là một việc làm táo bạo. Hoặc xác định chính xác tọa độ kinh vỹ độ cho các điểm cố định tạo thành rìa lục địa của Việt Nam dài hàng ngàn hải lý, cộng thêm điều kiện điểm cố định này không được cách xa điểm cố định kế cận quá 60 hải lý, quả thật là một việc khó có thể giao phó cho bất cứ ai trong cộng đồng hải ngoại của người Việt chúng ta. 
Biết được những trở ngại trên đây nên trong bức thư chúc Xuân đồng bào trong và ngoài nước nhân dịp Tết Nguyên Đán đầu năm 2009 vừa qua, người viết bài có cảnh báo đồng bào vể hiểm họa mất đất mất biển và kêu gọi đồng bào phối hợp tìm giải pháp sẳn sàng thay thế nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đệ nạp hồ sơ xét định thềm lục địa đúng hạn định chót là ngày 13 tháng 5 tới đây. Chỉ còn 3 tuần lễ nữa là hết hạn. Thế mà chỉ mới thấy Nam Dương và Phi Luật Tân đệ nạp hồ sơ. Và ngạc nhiên nhất là về phía Trung Cộng và Việt Cộng vẫn chưa thấy động tịnh gì. Hay là thêm một lần nữa, hai nước cộng sản “anh em” đã có mật ước giữa hai đảng rồi sao"
Đệ nạp hồ sơ là để giành thềm lục địa tối đa 350 hải lý chiều rộng cho Việt Nam để cùng lúc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, là giành đất giành biển đã bị Trung Hoa cướp đoạt, là để lưu hồ sơ khiếu tố lại cho các thế hệ mai sau tiếp tục đấu tranh cho toàn vẹn lãnh thổ vì đối với bá quyền Hán tặc công cuộc tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc Việt là một công cuộc trường kỳ dai dẳng hàng ngàn năm trong lịch sử, trong hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Chắc chắn Trung Cộng sẽ lợi dụng ưu thế thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ phá thối hồ sơ của hải ngoại là chuyện dĩ nhiên. Còn Cộng sản Việt Nam có nghe theo lệnh quan thầy để tiếp tay đánh phá người quốc gia yêu nước hay không là chuyện còn hảy chờ xem.
Người viết nghĩ rằng mọi nỗ lực của cá nhân hay tập thể nào từ hải ngoại này nhằm đệ nạp hồ sơ xét định thềm lục địa đều đáng được khuyến khích. Kết quả không có gì bảo đảm, và cũng biết trước là khó thành công theo ý nguyện và lòng yêu nước thiết tha. Nhưng chắc chắn nỗ lực sẽ đạt được kết quả về phương diện khẳng định ý chí sắt đá của con dân Việt, noi gương anh dũng sáng chói của tiền nhân, quyết tâm không để lân bang chiếm tất đất tất biển nào của quốc tổ để lại cho chúng ta.
20/04/2009
Nguyễn Bá Cẩn
(Cựu Chủ Tịch Hạ nghị viện, Cựu Thủ Tướng Chính phủ VNCH)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.