Hôm nay,  

Kinh Tế Hoa Kỳ: Hy Vọng Phục Hồi - Dù Còn Mong Manh

20/04/200900:00:00(Xem: 6670)

Kinh tế Hoa Kỳ: Hy vọng Phục hồi - dù còn Mong manh

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFI
...từ sau Tháng Sáu tới Tháng Chín thì mới thấy hy vọng...
Sau một số tín hiệu tích cực nhỏ như thị trường chứng khoán New York tiếp tục tăng giá sáu tuần lễ liên tiếp, hay các ngân hàng Citigroup, JP Morgan, tập đoàn General Electric có kết quả tốt hơn dự kiến, ông Larry Summers, cố vấn kinh tế của tổng thống Obama hôm 19/04/2009 đã tỏ thái độ thận trọng, cho rằng con đường hồi phục vẫn còn dài, và nền kinh tế Mỹ vẫn phải chuẩn bị đối phó với những rủi ro quan trọng. Từ California, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa giải thích.
RFI: Xin kính chào anh Nguyễn Xuân Nghĩa. Dường như người ta đã thấy một vài chỉ dấu bớt đen tối về kinh tế Hoa Kỳ nên nhiều người hy vọng rằng Mỹ có thể ra khỏi nạn suy trầm khởi sự từ tháng 12 năm kia, tức là cách nay đã 16 tháng. Theo dõi tình hình kinh tế Mỹ, anh lượng định thế nào về triển vọng đó"
- Trên đại thể thì thế giới đang bị suy trầm, thậm chí suy thoái kinh tế, một chu kỳ nặng nhất và tương đối cũng lâu nhất đối với Hoa Kỳ nếu ta khởi đi từ thời điểm cuối tháng 12 năm 2007, như anh vừa trình bày. Tuy nhiên, hàng loạt biện pháp cấp cứu tài chính và kích thích kinh tế do các quốc gia đưa ra đã đẩy lui được nỗi lo của một vụ Tổng khủng hoảng như thời kỳ 1929-1933. Điều ấy, thời sự hàng tuần hay hàng tháng đã cho thấy về toàn cảnh của thế giới.
- Riêng tại Mỹ thì từ khi kinh tế bị suy trầm vào cuối năm kia, vào đầu năm ngoái Hoa Kỳ đã tung ra hơn 150 tỷ kích cầu. Rồi Ngân hàng Trung ương Mỹ đã vừa hạ lãi suất - và hạ tới gần số không - vừa in tiền bơm vào các doanh nghiệp. Từ tháng Chín tới nay họ đã bơm thêm hơn ngàn tỷ đô la qua biện pháp rất hiếm hoi là "nâng định mức lưu hoạt" hay "quantitavie easing". Trong khi ấy, các Chính quyền Bush và Obama cũng tung tiền cấp cứu hệ thống tài chính và ngân hàng trị giá 700 tỷ đô la. Kết quả là tình hình không chỉ còn là một màu u ám mà đã chớm hy vọng.
- Một cách thiết thực thì ta còn phải đợi vài tuần, có khi vài tháng, thì mới biết chắc là kinh tế Mỹ đã đụng đáy chưa và sau khi sụt tới chỗ thấp nhất thì có dấu hiệu phục hồi hay chưa, mạnh hay yếu và kéo dài bao lâu thì mới trở lại thời sung mãn.
RFI: Thưa anh, những dấu hiệu gì có thể giúp ta đoán là kinh tế Mỹ đụng đáy rồi sẽ phục hồi" Ví dụ như thị trường cổ phiếu Mỹ đã ra khỏi hố sâu kể từ hôm mùng chín tháng Ba hay còn chỉ dấu nào khác"
- Thị trường chứng khoán Mỹ có thể là một chỉ dấu và nếu ngoi lên khỏi đáy thì chừng sáu tháng sau tình hình kinh tế mới có thể coi là tạm khởi sắc, tức là phải tháng Chín thì ta mới biết được. Ngoài yếu tố ấy, tôi thiển nghĩ rằng nạn ách tắc tín dụng - tức là các ngân hàng hết dám cho vay - nay cũng đã có vài dấu hiệu khai thông, một phần là nhờ quyết định cải tổ quy tắc kế toán, cụ thể là cách định giá tài sản các cơ sở tài chính tại Mỹ và Âu Châu - nên ngân hàng bắt đầu tin tưởng và cho vay. Thứ ba, lượng hàng bán lẻ cũng bắt đầu tăng và vì tiêu thụ chiếm tới 70% sản lượng Mỹ, nên sự kiện đó cũng là một dấu hiệu khả quan. Đáng chú ý nhất là lượng tồn kho, tức là hàng hóa sản xuất ra mà chưa bán được, đã giảm liên tục từ tháng Chín năm ngoái đến tháng Hai vừa qua. Chỉ dấu ấy cho phép ta nghĩ là doanh nghiệp Mỹ đang bắt đầu sản xuất lại để đáp ứng  yêu cầu. Sau cùng, thủ phạm của nạn suy trầm và khủng hoảng tài chính là thị trường gia cư thì cũng đã có dấu hiệu khả quan hơn: sụt giá quá rẻ, nhà cửa đã bán được - kể cả loại cũ và mới - trong một số khu vực.


- Nói chung, từ năm ngoái, tôi có liều lĩnh dự đoán là phải tới quý ba, từ sau Tháng Sáu tới Tháng Chín thì mới thấy hy vọng. Nhưng dù sao, sự phục hồi đó vẫn chưa mạnh, còn bấp bênh, trong khi ấy, thị trường và dân chúng vẫn tiếp nhận tin tức kinh tế đã cũ của tháng trước, của quý trước, thí dụ như thấy thất nghiệp vẫn còn tăng nên vẫn chưa mấy tin tưởng và điều ấy cũng ảnh hưỡng đến sự chi tiêu và sinh hoạt kinh tế.
RFI: Nhìn ra khỏi Hoa Kỳ, tình hình có vẻ sáng sủa hơn hay chưa" Thí dụ như người ta đã nói đến hy vọng phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau rất nhiều biện pháp kích thích đã ban hành.
- Tôi cứ ưa nói ngược nên dự báo là kinh tế Mỹ sẽ đụng đáy vào quý ba và tiếp tục nói ngược khi hoài nghi khả năng phục hồi của kinh tế Trung Quốc! Từ đầu năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh mở chiến dịch thông báo trên toàn thế giới về triển vọng khởi sắc của Trung Quốc chính là để trấn an dư luận của họ ở bên trong. Có khi ta cần một chương trình riêng để phân tích chuyện đó.
- Trên toàn cầu, Hoa Kỳ có sản lượng chừng 14 ngàn tỷ đô la một năm và lượng hàng buôn bán lên tới 10 ngàn tỷ, nên thị trường Mỹ là đầu máy cho kinh tế các nước. Và dù chỉ sản xuất chừng 22 tới 25% sản lượng thế giới, xứ này đóng góp tới 60% vào đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giả dụ như kinh tế thế giới có tăng trưởng được 5% thì 3% là do buôn bán với Mỹ.
- Đa số các nước Đông Á đều lệ thuộc vào xuất cảng, chủ yếu là xuất khẩu vào Mỹ rồi Âu Châu. Xuất cảng của nhiều nước đã sụt phân nửa và sản lượng công nghiệp giảm một phần ba. Kinh tế co cụm khiến họ nhập khẩu ít hơn nên đạt thặng dư về ngoại thương, nhưng chỉ dấu lạc quan ấy, kể cả tại Trung Quốc, lại che giấu thực tế đen tối là thất nghiệp vẫn tăng và kinh tế vẫn suy trầm.
- Bước sang Âu Châu, đại gia kinh tế là nước Đức cũng là đầu máy kinh tế cho cả khối, nhất là Đông Âu, các nước Baltic phía Bắc hay Balkans phía Nam. Nhưng, kinh tế Đức chưa khả quan và rất cần tới thị trường Mỹ trong khi bất ổn xã hội bắt đầu đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới.
- Vì vậy, thực tế phũ phàng là kinh tế Hoa Kỳ vẫn là nguồn hy vọng cho nhiều nước và quốc gia đầu tiên có thể ra khỏi suy thoái vẫn là nước Mỹ, từ ba đến sáu tháng sau mới đến các xứ kia, nếu họ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI kịp thời giúp đỡ trong lúc ngặt nghèo này.
RFI: Anh nhắc đến vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, định chế này có thể làm gì cho các nước sớm ra khỏi tình trạng đình trệ hiện nay"
- Đây là một kết quả tích cực từ Thượng đỉnh G20 hồi đầu tháng này tại thủ đô Anh quốc và là sáng kiến từ các nước Âu Châu. Thượng đỉnh G20 quyết định cấp thêm vốn cho Quỹ Tiền tệ thi hành hai chương trình cứu giúp.
- Thứ nhất là cấp cứu các quốc gia bị khủng hoảng tài chính vì những sai lầm trong chính sách, họ gọi đó là "điều chỉnh cơ cấu", và Quỹ sẽ tham dự vào quản lý kinh tế của các cứ này, như trường hợp của Hungary, Islande, Sri Lanka hay Pakistan. Chương trình thứ hai, tốn kém hơn rất nhiều, là trợ giúp kinh tế cho các quốc gia bị vạ lây, như trường hợp Ba Lan, Brésil, Mexico, hay cả Nam Hàn. Việc trợ giúp nhất thời ấy sẽ có kết quả khôi phục sớm hơn việc cải tổ cơ cấu.
- Nói vắn tắt thì người ta cần theo dõi chuyện Hoa Kỳ và các quyết định cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Riêng tại Hoa Kỳ, rủi ro vẫn có thể xảy ra trong thời gian tới với sự phá sản và hậu quả lan rộng của các tổ hợp xe hơi Hoa Kỳ ở Detroit, cho nên ta vẫn cần nín thở xem dư luận Mỹ đã hết hốt hoảng và tuyệt vọng hay chưa. Ta không thể quên là trong quá khứ, kinh tế Mỹ đã ra khỏi suy trầm từ cả năm mà dân Mỹ vẫn cứ bi quan về tình hình kinh tế. Lần này cũng vậy và phải cả năm nữa, khi kinh tế lại tăng trưởng thì dân Mỹ mới bắt đầu tin tưởng, và lại... tiêu xài như Mỹ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.