Hôm nay,  

Bãi Chiến Trường

10/12/200800:00:00(Xem: 6622)
BÃI CHIẾN TRƯỜNG
Hạnh Chi
Tựa bài viết có vẻ bạo động quá, nhưng xin thưa ngay, đây chỉ là bãi chiến của tâm, không có gươm đao chém giết gì cả.
Nhưng ai bảo bãi chiến này không khốc liệt bằng bãi chiến của những đối tượng thù nghịch, quyết tiêu diệt nhau bằng khí giới thế gian"
Trong kinh Phạm Võng hình như có dạy đại khái thế này: "Niết-bàn tùy thuộc nơi khả năng buông bỏ của mình. Dù ta có gạn lọc phiền não, an trú được trong hiện tại nhưng nếu tâm ta vẫn phải cẩn thận theo dõi xem phiền não đã đi chưa" an lạc đã tới chưa" Và nếu an lạc đã tới thì phải vội vã nắm bắt ngay, thì đấy chưa thực là Niết-bàn"
Chúng ta thường dễ dàng chấp nhận cái tương đối bằng khái niệm "không có gì tuyệt đối". Nhưng thực tế, định lực, trí lực của ta thường nhiều hơn ta tưởng, như người đang đau chân, đi khập khiễng, chậm chạp nhưng nếu bất ngờ bị kẻ gian rượt đuổi thì người ấy sẽ chạy rất nhanh, rất khỏe, quên hẳn cái chân đau, vì khi ấy là chạy để sống còn! Chỉ khi đã thoát hiểm, dừng lại mới cảm nhận sự ê ẩm của toàn thân và đau chân tiếp.
Quán tâm để tìm ra những vi tế của cảm thọ cũng thế. Nương vào lẽ Vô Thường để xả bỏ những hệ lụy ngỡ là Thường, ta đã vội tưởng đạt được an lạc rồi ư" Chưa chắc đâu vì chỉ khi ý thức an lạc chứ không cần dụng công nắm bắt nó, khi ấy mới thực sự là thong dong, an lạc; chứ mới xả được chút phiền não đã tưởng an lạc, vội giữ chặt, nắm bắt vì sợ nó bay đi, thì mới chỉ là vỏ ngoài của an lạc, một hạt sương phiền não rơi xuống, cũng đủ vỡ tan cái vỏ mong manh ấy. Nghĩa là, khi phải vất vả chống trả với khổ đau, phải biến ta thành "bãi chiến trường" để tìm an lạc thì an lạc đó chỉ ngắn ngủi, nhất thời. Khổ đau và phiền não như những giặc cướp luôn túc trực trước cửa nhà, chỉ cần ta lơ là, hé mở (lục căn) là chúng xâm nhập ngay và muốn tìm an lạc, ta lại phải "ra chiến trường" để vất vả chiến đấu tiếp!
Nhưng phàm, muốn đạt tới mục đích gì đã đặt ra mà không dụng công quyết tâm quyết chí đi tới thì làm sao có thành quả! Với Tâm, hành động quyết đi tới mục đích là hành động quyết xông pha vào bãi chiến trường, nơi giặc vô minh, phiền não thường xuyên hoành hành, dẫn dắt hành giả vào những vọng tưởng mờ mịt, tạo nghiệp chập chùng chẳng thấy lối ra. Loại giặc này vô hình vô tướng nên khí giới để diệt trừ chúng cũng phải cực kỳ vi tế. Trong trận chiến này, trước hết, hành giả phải có niềm tin rằng bên trong hình hài của thân tứ đại này là sự hiện hữu vô tướng nhưng thường hằng của Chân Tâm.       
"Ngoại hiện phàm phu chi tướng
Nội bí Bồ Tát chi tâm"
Bên ngoài hiện tướng là phàm phu nhưng bên trong ẩn tâm Bồ Tát.
Chân Tâm này có nhiều tên gọi, tùy tông phái, tông môn, tùy ngay cả nơi ý thích của hành giả. Gọi là gì cũng được nhưng bản chất của nó thì không hề đổi thay. Bản chất đó là sự nhận biết đến, đi của mọi sự vật, mọi cảm thọ bằng cái nhận biết thuần khiết, không qua một lăng kính phân biệt nào. Nhìn bông hoa thì nhận là bông hoa. Hoa mầu đỏ thì là hoa đỏ, không phân biệt héo tươi, tốt xấu gì! Cũng bởi không khởi tâm phân biệt nên cái nhận biết đó rỗng rang, thảnh thơi, bình đẳng, khoáng đãng. Chân Tâm này là không gian mênh mông, tĩnh lặng, vô ngôn nhưng lại có khả năng siêu việt nhận biết tất cả mọi cảm thọ đang vận hành, từ ở tầng cạn là Ý đến tầng sâu là Thức. Nếu cái nhận biết này có một trái tim thì ta có thể hình dung trái tim đó luôn mở rộng với vạn hữu, mọi người và mọi loài, thinh lặng và sáng rỡ.         
Hình hài phàm phu chỉ là khối thịt xương do duyên hợp từ đất, nước, gió, lửa, tự nó không có khả năng thấy, nghe, hay cảm nhận gì, mà cái thấy được, nghe được, nhận biết được là từ Chân Tâm (cái-nhận-biết-bên trong), là con-người-thật, là Phật-tánh, là Đức Phật. Mỗi hình hài phàm phu đều mang một Đức Phật bên trong, nhưng phàm phu vẫn rong ruổi khổ nhọc đi tìm ông Phật bên ngoài vì không đủ thông minh và không đủ niềm tin là đang sẵn có ông Phật bên trong! Đức Thế Tôn biết, thế, thương hại nhân gian quá, mà phải xác quyết rằng: "Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành"

Lời Phật nói, chúng ta từng nghe. Kinh Phật dạy, chúng ta từng học nhưng nghiệp chướng phiền não cũng vẫn theo chúng ta từng bước vì những huân tập sâu dầy của kiếp nhân sinh không một sớm một chiều gột bỏ được. Chính tấm màn vô minh này đã che mờ Ông Phật hằng có bên trong. Ông Phật này luôn lặng thinh, tỉnh sáng, tọa ngay nới lằn ranh rất mỏng giữa mê và ngộ. Vì lằn ranh quá vi tế nên ta vẫn vấp ngã, lạc nẻo mà không hay! Tôi và Buồn phải ở hai hình thái, chủ thể và đối tượng; nếu mơ màng nói "Tôi buồn" là rất dễ biến thành "Nỗi buồn của tôi" để bị nhận chìm trong hố thẳm đau buồn đó; trong khi thực thể, "Tôi" là chủ, đứng nhìn "Buồn" là khách. Chủ không đổi rời, chỉ có khách đến rồi đi nhưng vọng tâm vô minh đã không kịp nhìn ra lằn ranh đó mà đồng hóa hai vai trò.
Chính nơi đây, bãi chiến trường thường xảy ra khi một lúc nào đó, ta bị sức ép quá nặng của khổ đau mà bật lên ước muốn tìm cầu giải thoát. Trên đường tìm giác ngộ, việc chọn pháp môn hay tư thế thích hợp căn cơ mình chỉ là hình thức để nương tựa. Động lực thiết yếu phải khởi từ niềm khát khao mãnh liệt, cực kỳ mạnh mẽ và nghiêm túc, như câu chuyên bà già cô đơn trong chòi lá dưới chân núi. Bà cụ chỉ học lóm được dăm câu kệ, trong đó có câu đúng, câu sai nhưng cụ nào biết, mà chí tâm chí thành, tận lực trì tụng ngày đêm nên chính cái chân tâm ấy đã chiêu cảm tới Chư Phật, biểu hiện thành hào quang rực rỡ phát ra từ căn chòi nghèo nàn đó.
Hành giả đi từng bước, phải lần tìm cái nguồn sinh ra vọng rồi "lâm chiến" với nó bằng tất cả sự tự tin, dũng mãnh của ý chí tìm cầu giải thoát giác ngộ. Trân chiến này nhẹ nhàng hay khốc liệt, trường kỳ hay đoản kỳ là tùy thuộc trí tuệ và quyết tâm của hành giả.
Theo kinh nghiệm của bao người xưa thì khi công phu tu tập đạt tới trạng thái rỗng-không-tuyệt-đối là lúc ta có thể nhìn thấy mặt-mũi-thật của bao khổ đau mà ta từng bị giam hãm ngày đêm.
Hóa ra, cái khổ đau đó vẫn đứng tách rời. Nó là đối tượng bị nhìn. Ta là kẻ đứng nhìn. Nó và ta chẳng có chi ràng buộc, sao nó lại có khả năng khiến ta khổ đau"
Khi tâm-vọng bị tâm-không nhận diện một cách dũng cảm như thế, nó sẽ lập tức biến dạng từ khổ đau thành phương tiện giải thoát hữu hiệu nhất cho hành giả!     
Đó là, sự kỳ diệu khi ta nhận ra cái ta quyết diệt, quyết tìm, đã hòa tan thành cái rỗng rang, cái nhận biết mọi sự vật hoàn toàn qua cảm quan khác.    
Đó là, qua bao nhiêu quá trình tu tập khổ nhọc, cái ta tìm ra chẳng có gì là mới mẻ! Nó chính là những cái vẫn Từng-Là, Đang-Là; chỉ khác, ta  không lầm lẫn nhìn nó Là-Ta hay Của-Ta nữa. Ta vừa giải thoát khỏi sự ràng buộc với nó. Ta đã bước ra, đã tách rời. Ta trở về được ngôi vị chủ-nhân-ông mà ta vẫn-hằng-là.
Tới đây, bãi chiến trường đã lặng!
Ôi, để bước qua được lằn ranh Mê và Ngộ rất vi tế này, biết bao bãi Chiến-Trường-Tâm khốc liệt đã và đang xảy ra, đã cứu vớt hoặc dìm sâu bao hành giả miệt mài khổ lụy. Có lẽ biết thế nên Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ đã sách tấn chúng ta qua ba câu thơ ngắn nhưng thật đầy đủ, khi diễn tả về Tâm:
"Tâm, tâm, tâm, nan khả tầm
Khoan thời biến pháp giới,
Trách giả bất dung châm"
Một thiền-sư đã dịch rất sát nghĩa là:
"Tâm, tâm, tâm, khó thể tìm
Rộng thời trùm pháp giới,
Hẹp không dung mũi kim"
Nghe được lời khuyến tấn này, dù đã bị quần thảo tả tơi, tôi lại hăng hái lên đường.
Ra bãi chiến trường lần này, khí giới tôi mang theo là hạnh thứ ba, thứ tư và thứ năm trong Lục Độ Ba La Mật. Đó là Nhẫn Nhục, Tinh Tấn và Thiền Định.      
Tôi tự biết, năng lượng của mỗi hạnh, tôi đều chỉ có rất giới hạn, nhưng nương theo lời cổ nhân "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng", tôi có thể thành thật tự nhủ rằng: "Biết mình biết người, trăm trận . một thắng!"
Chiến đấu với những đối thủ hữu hình còn dễ, chứ đối tượng đã vô hình, lại, khi bao trùm cả pháp giới, lúc nhỏ như mũi kim thì trận chiến này chẳng đơn giản đâu! Chiến sỹ lơ mơ như tôi, trăm trận thắng một cũng là kỳ công lắm! Nhưng nếu thắng được một, rồi thừa thắng xông lên, tiếp tục chiến đấu, biết đâu ..
Vâng, biết đâu . biết đâu ..
Đó là lời các Bậc Thầy Từ Bi luôn khuyến khích chúng ta.
Điều quan trọng là hãy can đảm cất bước.
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT
Hạnh Chi
(Độc-Cư-Am, Đông 2008)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.