Hôm nay,  

Hội Nghị Thượng Đỉnh G20: November 15, 2008

08/11/200800:00:00(Xem: 7185)

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20: NOVEMBER 15, 2008
Đào Như  
(Lời phi lộ- Tôi viết bài này với tư cách là công dân Mỹ, Senior American Citizen, để xin chia sẻ cùng các thế hệ trẻ ViệtNam tại hải ngoại, nhất là tại Mỹ. Rất mong được phản hồi của các anh chị- Nov-5-08- Đào Như).                                                              
* * *
Chắc các bạn trẻ ViệtNam ở Mỹ còn lạ lẫm với tên gọi: 'nhóm G20'. Chúng ta thỉnh thoảng nghe nói hội nghị thượng đỉnh G7, G7+1…G8. Rồi đùng một cái, đêm khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 8-8-8, Thủ tướng Nga, Putin, vác quân xâm lăng nam Ossetia (Gruzia) thế là Nga bị Mỹ trừng phạt, tước đoạt huy hiệu G8, và thiên hạ trở lại G7+1…G7+6 hay G13…Bây giờ, ngay cả thế giới, cũng là lần đầu tiên được nghe: " hội nghị thượng đỉnh G20 ", do chính Thủ Tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, phát biểu trong buổi bế mạc của hội nghị ASEM tại Bắc kinh hôm 26/tháng /10/2008:
"Trung Quốc sẽ đóng góp một vai trò tích cực tại hội nghị thượng đỉnh G20…"
Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Washington DC dưới sự chủ tọa của Tổng thống Bush. Hội nghị G20 có mục đích tập họp các quốc gia phát triển công nghệ và các quốc gia đang có nhiều thị trường lớn như TQ, Ấn Độ, Brasil, Nam Phi…để tìm ra biện pháp, góp sức cứu vãn nền kinh tế thế giới đang suy thoái tệ hại!
Chúng ta nghe nói về những buổi họp thượng đỉnh (Summit meeting) của các tổ chức G7, G8, APEC, ASEM, ASEAN.. nhưng chưa bao giờ thấy những tuyên bố chung, những dự định, những kế hoạch đẹp đẻ cứu nguy nhân loại như: "Cứu Đói Phi Châu" tiêu đề của hội nghị G7; "Giảm Thiểu Tối Đa Ô Nhiểm Bầu Khí Quyển" tiêu đề của hội nghị G8…được thực hiện. Cụ thể nhất, là hội nghị ASEM tại Bắc Kinh, trong 2 ngày 25, 26 tháng 10 vừa rồi.  Hội nghị khởi đi với tiêu đề cao cả với những quyết định chung to lớn: Các quốc gia Á, Âu, sẽ tích cực góp sức trong việc chận đứng đà suy thoái kinh tế hiện tại trên toàn thế giới! Các hội viên đều mong ước Trung Quốc sẽ tích cực đóng góp trong vấn đề này. Kết quả như chúng ta thấy, qua lời bế mạc hội nghị của thủ Thủ tướng Ôn Gia Bảo: " TQ sẽ đóng góp một vai trò tích cực tích cực, tại hội nghị G20…' Có phải chăng đó chỉ là một lời hứa, không hơn không kém! Tại sao vậy" Vì những gì gọi là thông báo chung, tuyên bố chung, những kế hoạch chung, nghị quyết chung, được nêu lên trong những phiên họp thuợng đỉnh của những tổ chức G7, G8, G13, APEC, ASEM…chỉ có tính cách tượng trưng chớ không có tính cách cưỡng hành, nghĩa là các nước hội viên không bị bắt buộc phải thi hành những điều lệ hay yêu cầu mà hội nghị nêu lên. Như vậy chúng ta có hy vọng gì ở hội nghị G20 vào ngày 15-11-08 tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn" Nó sẽ có chung số phận với những nghị trước nó" Mặc dù ai cũng ai cũng biết hôi nghi G20 kỳ này mang ý nghĩa trọng đại và thiết thực: cứu nguy nền kinh tế thế giới. Tham dự buổi họp này toàn là những nhà lãnh đạo của 20 quốc gia. Tổng Bí thư kim Chủ Tịch Nước TQ, Hồ Cẩm Đào, sẽ đích thân tham dự buổi họp này. Có điều là tại hội nghị này, liệu tổng thống Bush có biết khiêm tốn hơn hay ông vẫn theo đuổi một đường lối ngoại giao "luxury foreign policy", của kẻ bề trên như ông từng tuyên bố:" You are either with us or against us.". Thật sự Tổng Thống Bush là người phải tự biết mình và vị thế hôm nay của nước Mỹ trên thế giới. Liệu Tổng thống Bush còn nhớ trong hơn môt tháng qua Thủ tướng Anh, Gordon Brown, đang nắm giử vai trò tiên phong trong việc khắc phục Khủng Hoảng Ngân Hàng đang lan rộng khắp thế giới. Thủ tướng Anh là người đang cứu hệ thống tài chánh toàn cầu, ông trích ra hàng trăm tỷ Mỹ kim của Chính phủ Anh, để quốc hữu hóa (chính phủ cổ phần hóa) các ngân hàng tư của Anh, đang trên đà suy sụp, tăng cường sinh lực cho các ngân hàng này tiếp tục vận hành bền vững hơn. Trong lúc đó Tổng thống Bush và những đầu máy kinh tế của Mỹ là Henri Paulson, Ben Bernanke, vẫn còn ôm lấy quyết định là dùng cái bill 700 tỷ để củng cố Freddie Mac và Fannie Mae…May mà vào giờ thứ 25 họ biết tĩnh ngộ, học hỏi biện pháp của Gordon Brown và chận được một số ngân hàng tư, thị trường cổ phiếu, AIG…khỏi bị sụp đổ. 

Chúng ta cần có cái nhìn thiết thực: tiềm năng kinh tế của Mỹ vẫn còn phong phú. Nước Mỹ vẫn là là quốc gia dẫn đầu thế giới về kinh tế, (GDP của Mỹ cao hơn gấp 4 lần TQ, hơn gắp 2 lần Nhật), và nhiều địa hạt khác: Khoa học, Kỹ thuật, Quân đội, các ngành Công Nghệ Nhạy Cảm (vũ khí Hạt Nhân, Nguyên tử và Năng lượng)…Mặc dầu nước Mỹ là con nợ khổng lồ của thế giới. Nước Mỹ đang nợ cùng khắp thế giới hơn 10 ngàn tỷ Mỹ Kim! Nhưng đồng Mỹ Kim vẫn khỏe, các nhà đầu tư thế giới vẫn tiếp tục đổ tiền vào đầu tư Mỹ. Vì thế, trong những ngày gần đây, Thủ tướng Anh, Gordon Brown đã xác quyết là vị Tổng thống sắp tới của Mỹ sẽ là nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Gordon Brown cũng kêu gọi TQ phải đóng góp tích cực hơn cho Quĩ Tiền Tệ Thế giới, IMF, để giúp đỡ các quốc gia chưa phát triển khỏi rơi vào tình trạng kinh tế sụy thoái. Và Gordon Brown cũng kêu gọi các quốc gia trong Vinh Ba Tư, đã làm giàu to nhờ dầu lửa cũng phải đóng góp nhiều hơn cho IMF cùng mục đích như trên.
Chúng tôi, và các Anh Chị, thế hệ trẻViệtNam tại Mỹ cùng các cử tri Mỹ vừa làm cuộc cách mạng: với hàng chục triệu người Mỹ da trắng, chúng ta tự nguyện bỏ phiếu chọn TNS Barack Obama, một người da đen, làm Tổng thống đất nước Hoa Kỳ! Chúng tôi phải chia sẻ niềm đắng cay của họ và của các anh chị chịu đựng trong suốt 8 năm qua dưới triều đại vô trách nhiệm (the era of irresponsability) của đảng Cộng Hòa Mỹ! Nhưng chúng ta vẫn còn niềm buâng khuâng lớn, là Tổng thống Bush vẫn là chủ tọa buổi họp thượng đỉnh G20 tại toà Bạch Ốc vào ngày 15 tháng 11 sắp đến. Liệu Tổng thống Bush và Henri Paulson, Bộ trưởng Tài chánh Mỹ, có thủ sẵng biện pháp mới để cứu nguy sự suy thoái của nến Tài chánh, Kinh tế Mỹ đang tuột dốc lôi theo sư sụp đổ của nền kinh tế và tài chánh toàn cầu" Tổng thống Bush sẽ ăn nói làm sao cùng 20 nhà lãnh đạo của 20 quốc gia hùng mạnh nhất trên Địa cầu! Chúng ta muốn biết những đặc trưng của kế hoạch cứu nguy kinh tế của Tổng thống Bush tại hội nghị G20. Không lẽ Tổng thống Bush và Henri Paulson đem hết lỗi lầm của lãnh đạo kinh tế của đảng Cộng Hòa đổ hết trên vai ông Alan Greenspan. Có thể chăng Alan Greenspan dưới triều đại George W. Bush chẳng khác nào Beria dưới triều đại Stalin"    
Chúng ta nhớ lại vào ngày 23 tháng 10-2008, ở tuổi 82, Alan Greenspan, nguyên Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, vẫn phải 'ra hầu tòa', đứng trước Phiên Điều Trần của Ủy Ban Giám Sát và Cải Cách của Hạ viện Mỹ, để trả lời các câu hỏi: "Có phải ông đã sai lầm" Ông cảm thấy hối hận về chính sách tài chánh của ông trong quá khứ không"..".Nguyên Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, Alan Greenspan, không trả lời thẳng những câu hỏi trên, nhưng ông đã lên tiếng thừa nhận là ông: 1)-Đã đặt niềm tin quá lớn vào Khả Năng Tự Điều Chỉnh của Thị Trường Tự Do; 2)- Ông đã không dự đoán trước được khả năng tư phá hủy của loại hình Cho Vây Tín Chấp và Cấm Cố Địa Ốc
Trong hội nghị G20 tại tòa Bạch Ốc lần này, ai cũng chiếu cố cái 'hầu bao' to lớn: "hai ngàn tỷ Mỹ kim, thặng dư ngoại tệ của TQ"! Ngay tại hội nghị ASEM vừa rồi cũng đã có nhiều lời xa gần muốn vây một số ngoại tệ thặng dư này của TQ, để bù đấp vào sự suy thoái kinh tế. Nhưng họ gặp sự từ chối nhẹ nhàng của Thủ tướng TQ, Ôn Gia Bảo, là: TQ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong cơn phong ba kinh tế toàn cầu! Nhưng tại hôi nghị G20 lần này, liệu Tổng thống Bush có chịu cúi mình ngỏ lời vay TQ với số tiền từ 500 đến 1000 tỷ Mỹ kim để cứu nguy kinh tế Mỹ và toàn thế giới" Nếu Tổng thống Bush dám đánh bạo ngõ lời cùng Hồ Cẩm Đào như vậy, thì tôi e rằng, với óc lý tài sẵn có, Hồ Cẩm Đào khó mà từ chối lời cầu xin ấy! Chúng ta phải biết, nhìn từ một gốc độ nào đó, số ngoại tệ thặng dư hơn 2000 tỷ Mỹ Kim của TQ, được coi như sự đầu cơ Mỹ Kim một cách hợp pháp của TQ. Bất cứ sự đầu cơ nào cũng có mục đích nhầm vào "siêu lợi nhuận" của nó! Trong trường hợp Hồ Cẩm Đào chấp nhận cho Mỹ vay một số tiền lớn trong số 2000 tỷ Mỹ Kim thặng dư, HCĐ sẽ đòi hỏi những điều kiện ghê gớm! Tuy rằng ghê gớm với người khác, nhưng những điều kiện này xem chừng không quan trọng lắm với Mỹ: HCĐ có thể đòi hỏi Mỹ có những nhượng bộ về Địa lý quân sự, Địa lý chánh trị, Địa lý kinh tế và năng lượng ở một vài vùng, vài nơi rất xa biên cương của Mỹ. Tuy rằng hiện tại chúng ta là công dân Mỹ, nhưng làm sao chúng ta không khỏi quan ngại được, một khi Mỹ cần tiền để cứu nguy kinh tế, Tổng thống Bush có thể chấp nhận nhượng bộ cho Trung Quốc một số quyền lợi về Địa lý kinh tế, Địa lý Chính trị, và Quân sự tại biển Nam Hải hay tại khu vực Đông Nam Á! Chúng ta, ngay cả bất cứ người Mỹ hoạt đống trong các ngành nghề nào, đều tuân thủ triết lý sâu sắc của nước Mỹ: Nothing but America Interest, không gì quí hơn lợi ích của nước Mỹ.
Các bạn trẻ VN tại Mỹ, nghĩ sao nếu những giả thiết ấy thật sự sẽ xảy ra sau bức màng của hội nghị G20"
Và cũng vì ý nghĩ đó mới có bài viết này để hầu quí vị./.  
Oak park, Illinois, USA
Đào Như
Bác Sĩ Đào Trọng Thể
thetrongdao2000@yahoo.com
Nov/5/08

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.