Hôm nay,  

Chống Cộng Theo Gương Người Samaritô Nhân Hậu: Trường Hợp Giáo Xứ Thái Hà

02/09/200800:00:00(Xem: 8090)

1. Nội dung dụ ngôn người Samaritô nhân hậu

Dụ ngôn người Samaritô là Kim Chỉ Nam để tất cả chúng ta, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc và nhất là người Kytô Hữu cần phải noi theo, vì đây là lời giáo huấn của Chúa Giêsu nhắn nhủ và đòi hỏi chúng ta: “Hãy đi, và làm y như vậy!” Hãy thực thi đúng như gương sáng người Samaritô nhân hậu!

Vậy dụ ngôn người Samaritô như thế nào" (Luca 10, 15-37)

Để trả lời cho nhà giáo luật: “Ai là người thân cận của con"“ (Luca 10, 29), Chúa Giê-su không trả lời trực tiếp vào câu hỏi này, mà Ngài đi ngay vào vấn đề, kể cho ông ta nghe một dụ ngôn rất có giá trị thực tiễn, đó là dụ ngôn người Samaritô nhân hậu.

Chúa Giê-Su kể cho nghe một dụ ngôn về một người đi trên đường đến thành Giêrusalem, ngang qua một chỗ vắng, bị bọn cướp trấn lột hết tiền bạc và còn đánh trọng thương, máu me chảy đầy người. Anh ta nằm lê lết bên lề đường không ai ngó ngàng.

 Một vị Tư Tế (tương đương với chức vụ Linh Mục) đi ngang qua, nhìn thấy kẻ bị hại, nhưng đi thẳng luôn, vị Tư Tế là thành phần qúi phái, lại đang trên đường cầu nguyện, làm sao mà dừng lại cứu người được! Lát sau, một thầy Lê Vi (như một người giúp việc bàn thánh, lo cai quản đền thờ) đi qua, thấy kẻ nằm bên đường bê bết máu, ông ta cũng làm thinh đi thẳng luôn. Cả hai đang trên đường từ Giêrusalem đến thành Jericho. Và người thứ ba là người Samaritô, cưỡi lừa đi ngang qua.

Cả ba đều nhìn thấy chung một cảnh tượng, nhưng chỉ có người hành khất Samaritô, người xứ Samari là người ngoại giáo, là kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Do thái, đã ra tay nghĩa hiệp giúp người cô thế bị đánh đập.

Anh ta cũng bận rộn với công việc làm ăn như mọi người, nhưng thấy người bị bách hại nằm vệ đường anh vội vã xuống lừa, đến bên nạn nhân, tìm cách cứu chữa. Chữa xong, anh ta còn chở nạn nhân bằng con lừa của mình, mang vào phố nhờ người săn sóc. Rồi trước khi tiếp tục ra đi, anh ta còn để lại tiền bạc tìm người lo giúp người bị nạn cướp.

Sau khi kể xong dụ ngôn, Chúa Giê-Su hỏi người Giáo sĩ: "Vậy, theo ngươi, ai là người thân cận của kẻ bị nạn"" Người kia trả lời: "Thưa Thầy, người Samaritô."

Đức Giê-su cũng xác định sự nhận xét khôn ngoan của người Phari-sê là đúng và đã phán với ông ta: “Vậy hãy đi, và làm như vậy!”

2. Một cảnh tượng chung, hai hành động

Dọc đường, cả ba hành khách đều nhìn thấy tình huống nghiêm trọng của người bị đánh đập cướp bóc. Anh ta bị trọng thương nửa sống nửa chết nằm vệ đường. Người bị cướp “khẩn trương“ cần sự giúp đỡ của người khác.

Nguyên nhân tại sao, ba người cùng nhìn thấy chung một cảnh tượng, nhưng có hai phản ứng khác nhau"

Vị Tư tế và thẩm phán Lê-vi là những người qúi phái, nên dù nhìn thấy hoàn cảnh đau thương khẩn trương này, họ cũng không động lòng để ra tay nghĩa hiệp. Vì luật phép không cho các thầy tư tế này được tiếp xúc với máu me, vì họ sợ bị ô uế, không xứng đáng dâng của lễ vật trước bàn thờ thiên nhan Chúa. Vì những lý do đó, cả hai ngoản mặt làm ngơ và tiếp tục đi, dù đó là người đồng bào ruột thịt của mình.

Có lẽ, chúng ta hiểu và thông cảm quy tắc của các vị tư tế và những vị trông coi nhà thờ. Nhưng Đức Giêsu không tán thành chấp thuận hành động vô tâm của hai vị này.

Ngược lại, người Samaritô, người ngoại giáo đang để tâm lo trí làm ăn và có lẽ cũng rất bận. Nhưng khi đi ngang qua, anh ta đã nhanh nhẹ dừng lừa, nhanh nhẩu tới người bị cướp mà băng bó vết thương, vì anh ta “động lòng thương“ (Luca 10,33).

3. Nguyên nhân đưa đến hành động

Như vậy, động lực “động lòng thương“ đã dẫn đến hành động. Đã vậy, khi chăm sóc xong, anh ta còn đưa người bị cướp bóc bị hành hung này về quán trọ, tốn bao nhiêu tiền anh ta cũng chịu hoàn trả, khi anh trở lại. Quả thật, người Samaritô này qúa chu đáo!

Một người “ngoại đạo“, một người đang bận đi xa làm ăn, một người khác chủng tộc, nhưng khi nhìn thấy cảnh đau thương, anh ta cũng đã vượt qua mọi thành kiến, mọi sự khó khăn trong lòng mà ra tay nghĩa hiệp giúp người hoạn nạn.

Chúng ta học được những gì qua người Samaritô"

- Hành động nghĩa hiệp của người Samaritô vượt qua luật lệ cấm liên hệ với hai dân tộc thù hằn giữa người Do Thái và người dân Samari

- Anh ta đã ra tay cứu người bị đánh đập. Vì đối với anh ta, cứu người trọng hơn mọi giới luật, cao hơn mọi giới răn khác.

- Người Samaritô cứu người đang oành oại trong đau khổ. Anh ta đã không quản ngại lo sợ có thể liên lụy đến bản thân. Anh ta không sợ kẻ cướp trù dập trả thù hèn hạ.

- Người Samaritô nhân hậu giúp người không sợ tốn kém. Ngoài việc băng bó vết thương, anh ta còn đưa đến quán trọ nhờ người khác chăm sóc dùm. Anh ta không chịu bằng lòng để người cuớp bóc cô đơn bơ vơ.

- Măc dù người thương gia Samaritô đang bận rộn công việc, nhưng anh ta cũng dành ra thời gian qúi báu của mình để chăm sóc người bị nạn.

Kết luận:

Qua câu chuyện người Samaritô nhân hậu. chúng ta rút ra được kết luận gì, mà Chúa Giêsu muốn chỉ bảo chúng ta phải bắt chước noi theo"

Nghĩa cử cao đẹp cứu người, cần con người dũng cảm! Phải có cái tâm thiện, có trái tim luôn sẵng sàn thương yêu con người.

Cứu nguời vượt qua ranh giới sắc tộc và tôn giáo, mầu da và tiếng nói. Người Samari cứu người Do Thái. (Vì thế, không quốc gia nào viện cớ đàn áp con người, để bào chữa trốn tránh sự hành hung của mình để cho rằng, không quốc gia nào được “xâm phạm chủ quyền nội bộ“. Đó là chuyện nội bộ, chúng tôi (muốn đàn áp trù dập ai, đó là quyền của chúng tôi"!) (sic!) Cộng sản Việt Nam luôn đưa ra những lý lẽ viển vong để đàn áp người dân như thế.

Giới răn: “yêu chúa và thương người” không thể tách biệt được. Nếu nói yêu Chúa, Đấng chúng ta không nhìn thấy, mà không thương người thân cận của mình, thì nói yêu Chúa không có thật! (Luca 10, 25-27).

Qủa thật! Người Samaritô hành xử đúng như tục ngữ ca dao cha ông chúng ta khuyên dạy: Hãy “cứu người như chữa lửa“!

4. Trường hợp Giáo xứ Thái Hà

Trong khi chúng tôi đang viết bài này, thì nhận được tin Việt Cộng lưu manh ném lựu đạn cay, dùng bạo lực giải tán giáo dân tụ họp cầu nguyện tại giáo xứ Thái Hà. Chúng còn dùng dùi cui điện vụt túi bụi vào những em nhỏ, những cụ già cầu nguyện đến chảy máu. Máu đã chảy trên thánh đường giáo xứ Thái Hà. Việt Cộng một lần nữa thể hiện bản chất manh thú của chúng.

Giáo dân xứ Thái Hà hiện nay như người bị trấn lột, bị cướp đất, bị đánh đập mau me chảy đầy người giống trong dụ ngôn người Samaritô nhân hậu. Giáo dân xứ Thái Hà biểu tượng cho mọi tầng lớp dân oan trong nước.

Trong tinh thần hiệp thông với những người bị đánh đập cướp bóc tại giáo xứ Thái Hà, chúng tôi cầu mong tất cả đồng bào trong và ngoài nước, hãy hiệp thông cầu nguyện cho những người bách hại vì lẽ CÔNG CHÍNH. Họ đang đấu tranh vì LẼ PHẢI, vì SỰ THẬT, vì CÔNG BẰNG.

Ai là người thân cận của tôi"! Người thân của tôi là những người đang bị hành hạ thương tích tại giáo xứ Thái Hà. Người “thân cận của tôi” là những người yếu đuối, hiền hòa ngoan đạo tại xứ Thái Hà. Họ cần sự tham gia ủng hộ tiếp tay của mọi người trên mọi phương diện, từ vật chất đến tinh thần, từ hiệp thông cầu nguyện đến vận động Quốc tế. Từ biểu tình đến bất tuân tà quyền Cộng sản…. Mọi người chúng ta hãy thể hiện tình liên đới với người thấp cổ bé họng tại xứ Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội!

Mặc dù người bị trấn lột trong dụ ngôn người Samaritô không cùng một chủng tộc, không những vậy, mà còn thuộc về một chủng tộc hận thù truyền kiếp nữa. Ấy vậy mà người Samaritô, không sợ tốn tiền, không sợ liên lụy, không sợ các giới răn và giới luật nghiêm cấm. Anh ta đã không quảng ngại ranh giới tôn giáo, không quảng ngại giai cấp, đã vượt qua mọi những thành kiến, vượt thắng được những cám dỗ ù lì vô trách nhiệm. Người Samaritô đã vượt qua bức tường hàng rào ngăn cách hận thù. Người Samaritô đã thoát ra khỏi những băn khoan đắn đo trong lòng để hành xử cứu người. Người Samaritô đã xắn tay áo “cứu người như chữa lửa”! Và giá trị này, cũng được tổ tiên cha ông chúng ta để lại trong tục ngữ ca dao:

Dầu xây chín cửa phù đồ

Không bằng làm phước cứu cho một người.

5. Hành động cụ thể giúp xứ đạo Thái Hà

Đứng trước cảnh nạn người giáo oan tại xứ đạo Thái Hà đang bị trù dập, bị cướp bóc, thì điều nào nào quan trọng và cần thiết hơn, trong lúc này" Chúng ta có thể làm những việc sau:

a)- Hãy đến thật động, thật nhiều, đến liên tục, đến bền bỉ tới giáo xứ Thái Hà! Đừng khiếp sợ bạo lực. Chúng có thể hành hạ chục người, nhưng chúng không thể hành hạ được trăm người, ngàn người, hàng trăm ngàn người. Quốc tế đang để tâm hướng về Thái Hà.

Hiệp thông cầu nguyện khắp nơi trong mọi xứ đạo. Mọi người thân cận hãy đến nhà thờ Thái Hà ra tay cứu người cô thế!

b)- Tổ chức những đêm thắp nến cầu nguyện khắp nơi, ngoài phố, trong công viên. Mọi nơi mọi lúc, mọi khu phố, mọi làng mạc, tụ họp nhau lại thắp nến đọc kinh.

c)- Hãy hát vang, ca những lời thánh kinh, những bài hát về Đức mẹ. Khi thấy bọn gian manh đến, hãy cất những lời nguyện câu kinh, nhất là kinh hoà bình. Cầu nguyện xin ơn trên phù trợ cho chúng ta. Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện trực tiếp cho kẻ bắt hại chúng ta, khi chúng có mặt. Cầu cho họ biết ăn ngay ở lành tránh làm điều thất đức.

d)- Hãy tặng cho những kẻ gian manh bạo lực bông hồng. Và nhắc nhở cho họ hiểu rằng, nếu cha mẹ ông bà của họ bị đánh đập đối xử như vậy thì họ nghĩ sao" Khuyên họ chớ dại mà làm tay sai cho kẻ gian ác.

e)- Cống gắng quay phim, chụp hình những kẻ hành hung giáo oan làm tài liệu cho toàn dân, toàn thể nhân loại văn minh trên thế giới thấy rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Vạch mặt những kẻ gian!

6. Nhà thờ có thể làm gì được"

Những nhà thờ lân cận hãy giật những hồi chuông liên tục hằng ngày để cảnh thức bọn gian manh, bọn cuớp bóc, bọn côn đồ đang hành hung đánh đập bà con! Tiếng chuông còn là thúc dục mọi người hãy hăng xay hơn nữa chống lại bọn gian tà lưu manh.

Hãy giật những hồi chuông thật lâu, thật dài báo động quần chúng biết sự khủng bố của kẻ gian manh!

Giật chuông lâu, gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh những kẻ u mê lầm lạc đang làm tay sai cho kẻ dữ! Hãy cầu nguyện cho kẻ gian tà, để chúng không hèn hạ làm tay sai cho kẻ gian ác! Những kẻ tay sai này chỉ là những con dê tế thần. Vì chính họ là những kẻ sẽ bị mang ra toà xét xử sau này về những hành vi bạo động đối với nhân dân. Những kẻ quyền chức thì không lòi ra mặt. Khi hoạn nạn, thì chính những kẻ này sẽ cất cánh chạy cao xa. Chỉ những kẻ ngu ngốc làm tay sai cho kẻ gian manh gánh chịu lấy hậu qủa.

Cứu người trong cảnh hoạn nạn, cứu người bị lâm nạn, cứu người bị bóc lột là giá trị cao nhất cho hành động. Nói YÊU CHÚA, thì phải THƯƠNG NGỪƠI, phải cứu giúp người yếu đuối bị trù dập oan ức! Đức tin phải thể hiện qua việc làm là vậy!

Khi chúng ta chưa chu toàn bổn phận với tha nhân, với chính đồng bào ruột thịt của mình, thì chưa thể nói là yêu Chúa được. Và việc đi xem lễ nhà thờ, việc đi dâng của lễ, bố thí của cải xem ra mang nặng hình thức hơn là do bộc lộ chính tự đáy lòng. Yêu Chúa có đầy trong lòng mới tràn ra ngoài được, được phản ảnh cụ thể qua việc làm. Yêu Chúa mà phủi tay cứu độ nhân sinh, thì yêu Chúa chỉ trên miệng lưỡi mà thôi. Đức tin ấy chỉ là thứ “đức tin chết” (Ga 2,26; xem 2, 17), hay đức tin ngoài vỏ, rỗng ruột. Đó là kiểu đức tin, thùng rỗng kêu to!

Động lực nào đã thúc đẩy cho người Samaritô làm như thế" Nguyên nhân chính, đó là anh ta “động lòng thương” (Luca 10, 33).

7. Cần đức tính chân dung của người Samaritô nhân hậu

Hiện tình Việt Nam giống như Đức phật nói: “Đời là bể khổ”. Qủa thật, đời người có biết bao nỗi khổ, nhất là trong những đất nước theo thể chế phi nhân độc tài, mà trong đó có Việt Nam: dân chúng nghèo nàn, lầm than, khổ sở trong một xã hội đầy dẫy những áp bức, bất công. Trong những xã hội như thế, cần có những người có tấm lòng “động lòng thương” như người Samaritô. Ở Việt Nam hiện nay cần hơn hết những người như Samaritô hơn bất kỳ ở đâu!

- Con người không có “chạch lòng thương”, thì họ sẵn sàng làm ngơ và lạnh lùng quay mặt trước những bất hạnh cùng cực của người khác. Họ có trái tim bằng đá chứ không bằng thịt (xem Gieremia 36, 26).

- Người không có “chạch lòng thương” thì họ sẽ điềm nhiên nhìn những cảnh bất công xẩy ra nham nhảm trước mắt, mà không phải nói lên một lời nào để cải thiện những cảnh huống thê thảm đó.

- Người không có “chạch lòng thương” sẽ sợ bị phiền toái đến bản thân, nên họ sẵn sàng tỏ ra vô trách nhiệm trước mọi cảnh áp bức xẩy đến với người thân cận của mình.

- Dân chúng đồng bào chúng ta trong nước đang lầm than triền miên dưới ách tà thần Cộng Sản VN, là vì thiếu những anh hùng, thiếu những chiến sĩ dân chủ mang tinh thần người Samaritô có “chạch lòng thương”.

7. Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Hình ảnh của người Samaritô nhân hậu và đồng thời là nạn nhân bị “đánh đập bóc lột nằm trong tù”

Trong con người Linh Mục Nguyễn văn Lý đều mang hình ảnh của thánh Gioan Tiền Hô. Người đã can đảm, không sợ hãi trước bạo quyền Việt Cộng, gióng lên tiếng nói sự thật. Ngài đã dũng cảm bênh vực cho lẽ phải. Ngài đã cam trường đấu tranh cho lẽ công chính, cho nhân phẩm con người, cho Giáo Hội Việt Nam. Linh Mục Nguyễn Văn Lý thực thi đúng theo gương Thánh Nhân Gioan.

Linh Mục Nguyễn Văn Lý cũng là hình ảnh mang “giòng máu” của người Samaritô nhân hậu. Ngài bênh vực cho những người dân oan, mà không sợ hãi liên lụy phiền toái. Ngài “chạch lòng thương” trước những nỗi đau khốn cùng của những “con chiên” mình chăn dắt. Linh Mục Nguyễn Văn Lý “chạch lòng thương” để sẵn sàng hy sinh đi tù, phải chịu những manh dã thú của Việt Cộng dăng ra.

Điều khiến chúng ta kính phục Ngài là khả năng “chạch lòng thương” của Ngài bền bỉ vượt qua nhiều năm tháng. Với gần 20 năm tù tội và quản chế, vẫn không làm Ngài suy giảm đức tính “chạch lòng thương” của ngài.

Song song đó, Linh Mục Nguyễn Văn Lý còn là nạn nhân, “người bị đánh đập trù dập, nằm trong tù”. Ngài bị tước đoạt tất cả quyền con người. Nhân phẩm của Ngài bị trù dập trà đạp. Mọi quyền tự do căn bản của ngài cũng bị tước đoạt. Trong con người Lm Lý, vừa là nạn nhân vừa là hiệp sĩ Samaritô nhân hậu!

Đâu hết rồi những người anh em có tấm lòng như người Samaritô nhân hậu"! Mỗi người chúng ta hãy tự xét lương tâm! Chúng ta hùa theo những những kẻ gian ác để hại đàn chiên, hại anh em đồng chí hướng, đồng tu, đồng khổ" Chúng ta thật sự đối xử với anh em với tấm lòng “chạch lòng thương”" Chúng ta gặp nhau trong thái độ nào" Cùng chung tay xây dựng nước Chúa hay nước Cộng Sản bất nhân"

Không lẽ con cháu các thánh được trưởng thành trong máu đào của hàng trăm ngàn thánh tử đạo cha ông chúng ta, nay chỉ còn những vị “tư tế”, “Lê-vi” với trái tim bằng đá" Không lẽ chúng ta gián tiếp phủ nhận căn cước tin Mừng Phúc Âm của Thiên Chúa"!

Sẽ là vết nhơ lớn trong lịch sử giáo hội, nếu những vị “Tư tế”, “Lêvi” tiếp tay với bạo quyền Cộng Sản, để được ưu đãi, được trọng vọng leo thang nhận chức tước! Đây là kiểu bán đứng anh em cầu danh lợi! Có giống trường hợp Giuđa bán Chúa vì ba chục đồng tiền không"

Sẽ là nỗi nhục lớn trong lịch sử giáo hội Việt Nam, nếu những vị “tư tế, “lê-vi” bào chữa lý do, tìm kiếm mọi những dẫn chứng lý luận viển vông “bắt tội cha Lý” để viện cớ được đi du lịch làm ăn về Việt Nam.

Đứng trước đại vấn nạn Cộng Sản hiện nay, dân tộc Việt Nam cần những con người có tấm lòng chạnh lòng thương với chính người anh em “gà cùng một mẹ”, cùng cha trên trời. Đứng trước sự tai ương đau khổ của người “thân cận”, chúng ta không đặt câu hỏi, người đó là người đạo Phật, đạo Thiên Chúa Giáo, hay người đó theo đạo Cao đài Hòa hảo, Tinh lành. Câu hỏi được đặt ra là chúng ta phải làm gì, để cứu người đang bị kẻ cướp bóc lộc hành hung" Họ bị cướp tướt đoạt vừa về vật chất lẫn tinh thần, và mọi quyền căn bản con người đều bị tước đoạt. Chúng ta phải làm gì"

Giáo oan tại xứ Thái Hà đang bị hành hung đánh đập trù dập cướp bóc đến chảy máu. Xin mọi người hãy là người “thân cận” của giáo xứ Thái Hà.

Cầu mong mọi người hãy thể hiện tinh thần của người Samaritô nhân hậu. Hãy ra tay nghĩa hiệp cứu người yếu đuối đang bị bọn cướp đánh đập tại xứ Thái Hà.

Lạy Mẹ LaVang, mẹ Thánh Mẫu Giáo hội Việt Nam, xen mẹ giải thoát dân tộc yêu thương của chúng con khỏi bạo quyền gian manh Cộng sản Việt Nam.

(Đức Quốc, Chúa Nhật, ngày 31. August 2008)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.