Hôm nay,  

Sarah Palin - Cá Nhỏ Mà Dữ

30/08/200800:00:00(Xem: 19549)
Không thể coi thường McCain - khi ông chọn Thống đốc Palin...

Trong tháng Tám này, người ta đã thấy pháo bông rồi pháo binh. Tới cuối tháng lại thấy nở thêm một đoá hoa lạ. Pháo bông là tại Thế vận hội Bắc Kinh và trong lễ bế mạc Đại hội đảng Dân Chủ tại Denver. Pháo binh là khi Liên bang Nga xua quân qua chiếm đóng Georgia. Đóa hoa lạ là Sarah Palin, được thông báo trước khi đảng Cộng Hoà tiến vào đại hội tại St Paul vào tuần này.

Mãi tới chiều ngày Thứ Năm 28, người viết vẫn thuộc loại... cô đơn. Trong dịp gặp gỡ mấy người bạn Mỹ da trắng - đa số ủng hộ đảng Dân Chủ - đang phân vân về ứng cử viên Barack Obama của họ, người viết đưa ra lời tiên đoán nhiều phần là lạc quẻ. Rằng John McCain nên chọn và sẽ chọn Sarah Palin!

"Sarah gì" Là ai vậy"" Đó là phản ứng của mọi người. Đã bảo là đoá hoa lạ mà!

Số là từ hai ngày liền, khi dư luận tập trung chú ý vào Đại hội của đảng Dân Chủ tại Denver, xem ông bà Bill và Hillary Clinton sẽ xoay trở ra sao - và chờ đợi sự xuất hiện "hoành tráng" của Obama - một từ rất Hà Nội, và... hợp thời hợp cảnh - ban tranh cử của John McCain đã bật ra nhiều tín hiệu lạ về việc chọn người đứng chung liên danh Cộng Hoà.

Nào là McCain dám chọn một người ủng hộ quyền phá thai, hàm ý sẽ mời Nghị sĩ Joe Lieberman của Connecticut để hốt lá phiếu ôn hoà và cấp tiến xã hội bên đảng Dân Chủ. Nào là ban tham mưu tranh cử McCain đang bận rộn với nguyên Thống đốc Mitt Romney, hoặc cơ quan Bảo vệ Yếu nhân ("Mật vụ" Secret Service) bỗng tung người ra bảo vệ gia đình, kể cả chị em, của Thống đốc Tim Pawlenty của Minnesota, v.v....

Mọi người đều biết là sau khi Đại hội Dân Chủ kết thúc, phe Cộng Hoà sẽ cho biết ai vào liên danh McCain và cuộc tranh cử sẽ vượt lên vòng quyết liệt cho tới mùng bốn tháng 11. Không thấy ai nói tới Sarah Palin, và tìm hiểu xem bà ta ở đâu, đang làm gì. Cho nên, tiên đoán Sarah sẽ đứng phó cho McCain là chuyện trái mùa, lạc lõng!

Cuối cùng thì McCain chứng minh được hai điều.

Thứ nhất, ban tranh cử của ông có võ, kể cả thủ thuật đánh lạc hướng truyền thông báo chí bằng cách tung hoả mù. Thứ hai, ban tranh cử đó có kỷ luật vì không hề có ai tiết lộ về giải pháp Sarah Palin. Nếu so sánh với Chính quyền Bush, ta hiểu ra ưu điểm thứ hai này quan trọng chừng nào. Từ nhiều năm nay, sự kiện tin tức rò rỉ từ Phủ Tổng thống đã thành chuyện tự nhiên, cho truyền thông có dịp tấn công và tác động vào dư luận.

Cuối cùng, sau khi Obama đọc xong bài diễn văn hùng hồn và có thực chất nhất của mình từ bốn năm nay, bên McCain mới bật lá bài chủ: Sarah Palin sẽ đứng chung liên danh!

Sarah Palin là ai"

Khi độc giả đọc tới đây thì hầu hết mọi người đều đã biết về nhân vật này. Người viết xin mạn phép... cướp đất của ông Vũ Linh trên cột báo này, để nói về Sarah trong tính toán của McCain.

Bà là Thống đốc phụ nữ đầu tiên và trẻ nhất của tiểu bang Alaska.

Là một Nghị sĩ, vì đã ở trong Thượng viện từ mấy chục năm nay, McCain có nhược điểm của mọi Nghị sĩ khi ra tranh cử tổng thống. Đó là phải biết thỏa nhượng và dung hoà quan điểm để thông qua và biểu quyết luật lệ. Ngược lại, Thống đốc là người ở bên Hành pháp phải lấy quyết định về điều hành - kể cả những quyết định nhất thời mất lòng quần chúng.

Kể từ John Kennedy đến nay, không Nghị sĩ nào thắng cử Tổng thống. Hai nhân vật Dân Chủ đã vào tòa Bạch Cung từ 1976 đến nay đều là Thống đốc (Jimmy Carter tại Georgia và Bill Clinton tại Arkansas). Khi châm biếm đảng Cộng Hoà vì đả kích tuổi trẻ của Barack Obama và nhắc tới tuổi trẻ của mình trong cuộc tranh cử 1992, Bill Clinton lại liếm mép nói láo. Cách đây không lâu, chính Clinton đã đả kích Obama và thiếu kinh nghiệm, nói chuyện Iraq như truyện thần tiên. Và Clinton ra tranh cử tổng thống sau 12 năm làm Thống đốc chứ không là tay mơ và chưa hề có kinh nghiệm điều hành như Obama ngày nay!

Chính trị gia có khác, đổi trắng thay đen là chuyện thường tình!

McCain cần người ở bên Hành pháp để bổ túc cho nhược điểm Lập pháp của mình. Đây là lý do vì sao cựu Thống đốc và doanh gia Mitt Romney và đương kim Thống đốc Tim Pawlenty mới có nhiều hy vọng nhất. Họ đều có kinh nghiệm điều hành và phải lấy quyết định nên chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Khi ban tranh cử của Obama tung ra lập luận Sarah Palin chỉ là Thị trưởng một thành phố có chín ngàn dân và có kinh nghiệm rất mỏng, họ đã chìa lưng ra cho bên Cộng Hoà. Xuyên tạc với ác ý. Sarah Palin là Thống đốc, chứ không là thị trường thuộc loại phục vụ cộng đồng.

Mà lại là một thống đốc không giống ai. Bà quạt ngược vào đảng Cộng Hoà của mình, vượt qua Thống đốc Cộng Hoà đương nhiệm của một gia đình quyền thế tại Alaska và thắng một nguyên Thống đốc Dân Chủ, để trở thành một người lãnh đạo tiểu bang hiện đang được sự ủng hộ của hơn 80% - gần 90% - cử tri Alaska. Trong một thời kỳ mà thương hiệu Cộng Hoà bị mất giá trên toàn quốc, giữ được thành tích ấy, quả là không nhỏ.

Sarah Palin nổi tiếng từ khi chưa nổi tiếng. Nổi tiếng là người dám nói dám làm và dám tấn công vào các thế lực cấu kết chính trị với kinh tế, từ trong đảng Cộng Hoà ra tới bên ngoài. Thành tích ấy từ trong hội đồng thĩ xã rồi thị trưởng mới khiến bà ra tranh cử và thắng cử Thống đốc từ năm 2006. Từ đấy, bà tiếp tục tranh đấu, với nụ cười rất hiền, nhưng ý chí rất thép.

Đức tính ấy, người ta phải thấy từ khi còn bé. Trong đội bóng rổ của trường, Sarah có hỗn danh là "Barracuda", loại cá da trơn, răng rất sắc, thân hình rất thon và săn mồi rất bạo. Nếu có phải tạm dịch thì gọi là "cá thoa" hay "cá  thoi" (như cái thoi cửi) cũng không sai! Sarah còn có nhiều biệt tài rất Mỹ. Từ khi còn trẻ, nàng thổi sáo, chơi banh hockey, đi săn, lái máy bay và sống hùng sống mạnh giữa thiên nhiên - như phụ nữ Mỹ ngang tàng từ thời... lập quốc! Là nhân vật lý tưởng của nước Mỹ thâm sâu, Sarah lại không cuồng tín về tôn giáo, và có ông chồng là dân... thiểu số, gốc bộ lạc Yup'ik của thổ dân Eskimo tại Alaska!

Là hội viên vĩnh viễn của NRA, hội bảo vệ quyền mang súng theo Tu chính án số hai của Hiến pháp, Sarah lại có sắc đẹp (Á hậu Tiểu bang đấy) và nếp sống đạo đức. Bà có năm người con, một trường hợp hãn hữu trong xã hội, và khi có thai đứa thứ năm thì được biết là nó bị bệnh Down syndrome (Hội chứng Down vì rối loạn nhiễm sắc thể, nên sẽ là bất thường). Bà quyết định vẫn giữ thai nhi cho tới ngày sinh đẻ, và yêu thương nó như mọi đứa trẻ bình thường do Thượng Đế ban cho. Sarah chống phá thai, đề cao hôn nhân nhưng không kỳ thị người đồng tính. Con trai lớn của bà hiện đang tòng quân, ngày 11 này sẽ qua Iraq. Đâm ra, cả hai ứng viên Cộng Hòa đều có con tác chiến tại Iraq, mà không thuộc thành phần tháo chạy.

Khi thăm viếng các đơn vị Hoa Kỳ và úy lạo binh lính Mỹ, Sarah Palin thoải mái thử súng, như một bà nội trợ cầm đũa, chứ không có vẻ yếu đuối quờ quạng của ứng cử viên Dân Chủ Mike Dukakis năm 1988 khi ông ta chứng minh nội lực bằng cách đội mũ trong chiến xa - như một cái nấm lùn!

Ngay sau khi tin tức loan ra, một lãnh tụ của phe bảo thủ về đạo đức và đề cao kỷ cương gia đình là Jim Dobson lập tức lên tiếng: trước đây còn ngần ngại với McCain, chứ bây giờ sẽ vận động guồng máy của mình đi ủng hộ liên danh McCain-Palin! Đó là hiệu ứng Palin. Còn lại, hãy xem cử tri của Hillary nghĩ sao về mũi nhọn bất ngờ của phụ nữ.

Sarah Palin có cuộc sống đạo đức của một gia đình bình dân cần cù, có kinh nghiệm chính trị chống tham nhũng và thế lực của các đại tổ hợp dầu hóa, có chủ trương phát huy kinh tế tự do, chống lãng phí trong hệ thống công chi và triệt để đấu tranh cho phụ nữ. Bà chỉ thiếu kinh nghiệm về đối ngoại, là điều phe Obama đã lập tức nói tới khi dư luận bàn tán náo nhiệt về đoá hoa mới nở....

Nếu xét kỹ như vậy, ta thấy khi chọn Sarah Palin, John McCain đã không hổ danh "ngựa chứng" trong đảng Cộng Hoà, tức là dám lấy quyết định trái mùa và trái ngược với quan điểm chung của đảng, dám tấn công vào các thế lực kinh doanh lũng đoạn kinh tế. Và còn trấn an được cử tri bảo thủ về xã hội và tôn giáo. Nhưng ông lấy rủi ro là đưa lên một khuôn mặt xa lạ và còn trẻ hơn Obama hai tuổi, cũng ít hiểu biết về đối ngoại như Obama. Vì vậy, nhiều người bình luận rằng giải pháp Sarah Palin khiến McCain hết khai thác được nhược điểm "thiếu kinh nghiệm" của Obama.

Sự thể không nhất thiết như vậy. Cử tri thường bỏ phiếu căn cứ trên thành tích của hai người thụ ủy liên danh và so với McCain thì Obama vẫn thiếu kinh nghiệm. Nếu xét trên thành tích của cả liên danh, vấn đề không còn tập trung vào tuổi trẻ của Barack hay Sarah.

Lý do là Barack Obama nay đã thành ứng cử viên chính thức của đảng Dân Chủ và.. "nó lú mà chú nó khôn", kinh nghiệm của Obama sẽ là kinh nghiệm tổng hợp của cả đảng. Và bài diễn văn xuất sắc nhất vì cụ thể nhất của ứng cử viên này, đọc tối Thứ Năm 28 tại sân vận động Invesco, cũng là bài diễn văn có nhiều vấn đề nhất.

Lần đầu tiên hết còn bay bổng trên  khung trời viễn mơ với hứa hẹn màu hồng, Obama đã hạ cánh và hiện nguyên hình là một chính khách cánh tả với chủ trương cổ điển của cánh tả đảng Dân Chủ. Khẩu hiệu thay đổi vì vậy là đổi mới để làm như cũ, như đảng Dân Chủ đã từng theo đuổi từ hơn ba chục năm nay.

Ngược với quyết định nhiều người cho là liều lĩnh của McCain, khi chọn Joe Biden đứng chung liên danh, Barack Obama lại thủ rất kỹ, rất an toàn, với một Nghị sĩ am hiểu về quốc tế.

Nhưng, nếu theo dõi cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống, giữa Nghị sĩ Biden và Thống đốc Palin, cử tri sẽ có dịp thấy rằng miệng lưỡi của Biden chưa chắc đã diệt được một phụ nữ cứng cựa, một loại cá mồi dữ dội. Mà nặng lời nói bậy - nhiều phần như vậy vì là người nóng nẩy, Biden sẽ làm phụ nữ phật ý!

Một chi tiết kém nhất của Sarah Palin trong bài diễn văn đầu tiên bên cạnh John McCain vào sáng 29 tại Dayton của một tiểu bang bản lề là Ohio, bà quá vội vã tung lưới về phía cử tri phụ nữ của đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu cho Hillary.

Trong vòng loại, Hillary huy động được 18 triệu lá phiếu cử tri. Sarah nói thắng đến khối cử tri đó: "bức trần kính (ẩn dụ về nạn kỳ thị phụ nữ khiến nữ giới không bung trần để đứng ngang hàng nam giới được) đã có 18 triệu vết rạn. Từ nay, phụ nữ chúng ta sẽ phá vỡ  bức trần kính đó." Lộ liễu quá! Bà chỉ cần nhắc tới hai vị nữ lưu tiên phong là Geraldine Ferraro (ứng viên Phó Tổng thống bên Dân Chủ năm 1984) và Hillary Clinton là đủ.

Nếu cần vận động lá phiếu phụ nữ, sao không đả kích đề nghị tăng thuế của Obama" Đó là đề nghị khiến một cặp vợ chồng sẽ trả thuế nặng hơn hai người riêng biệt, một chủ trương mặc nhiên kỳ thị hôn nhân và cản trở phụ nữ có quyền có gia đình đồng thời có việc làm riêng. Nếu chọn cách khác, Sarah đã vừa đề cao phụ nữ, vừa tranh thủ cử tri lao động của Hillary đồng thời rọi đèn vào chủ trương cực tả và cản trở hôn nhân của Obama. Và còn chứng tỏ là mình nắm vững chuyện tay hòm chìa khoá của gia đình và quốc gia.

Sarah Palin sẽ còn thời giờ thao dượt và cuộc tranh cử đầy hấp dẫn năm nay sẽ còn gây ra nhiều chuyện hấp dẫn hơn nữa, cho tới tháng 11.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.