Hôm nay,  

Lực Tình

8/18/200800:00:00(View: 8884)
Tình yêu là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất, có sức thay đổi lòng người, chứ không phải là những lời khuyên bảo, hay những chỉ đạo cao đẹp. Điều này thật đúng, ngay cả trong khoa tâm lý trị liệu ngày nay.

PHÉP LẠ MỘT CUỘC THAY ĐỔI

Có lần dự một khóa tu tập tại St Louis, Missouri, tôi được nhà tâm lý nổi tiếng là Anthony de Mello kể một câu truyện về cách thay đổi lòng người rất kiến hiệu.

 Một người bạn ít lâu nay trở chứng, tính tình mỗi ngày mỗi tồi tệ thêm. Mọi người thấy vậy thì cố khuyên bảo, nhưng cô ta càng quá ra, và còn tỏ ra bực tức thù ghét, đôi khi còn làm ngược lại nữa. Cô ta cũng biết những lời khuyên bảo là đúng, và cũng muốn thay đổi lắm chứ, nhưng đâu có dễ, mặc dù đã cố gắng nhiều lắm.

 Điều làm cho cô khổ tâm nhất, đó chính là ngay cả người bạn thân nhất của cô cũng nhận xét thấy cô tệ quá rồi, và ra sức khuyên cô phải thay đổi đi. Cô biết vậy, nhưng cũng vẫn không sao khác hơn, vì thế cô càng mất đi lòng tự tin, và cuối cùng thì buông xuôi không còn một chút nghị lực nào.

Không sao được nữa, người bạn thân đến thủ thỉ: "Thôi, bạn đừng nhọc sức tìm cách thay đổi gì nữa. Dù bạn như thế nào, tôi cũng vẫn thương bạn. Cứ nhớ là lúc nào tôi cũng chấp nhận và thương yêu bạn."

 Những lời nói đó như một thứ linh dược thành điệu nhạc văng vẳng bên tai, thấm vào mạch máu: "Đừng thay đổi gì cả. Đừng thay đổi gì cả. Đừng thay đổi gì cả. Lúc nào tôi cũng thương yêu bạn." 

Và điều lạ lùng đã xẩy ra. Cô ta như trút được một cối đá nặng đè xuống bấy lâu. Cô ta đã thay đổi, tìm lại được niềm vui mọc cánh vút cao. Cô ta khám phá ra rằng mình sẽ không bao giờ có thể thay đổi được thực sự, nếu không có một người thực tâm thương yêu chấp nhận dù mình có thay đổi hay không.

 LỰC TÌNH CỨU MẠNG

 Đúng là tình yêu mới có sức giải thoát chứ không phải những lý thuyết, những lời cố vấn hay tư vấn rành nghề, ngay cả những đạo lý cao siêu.

 Đó cũng là câu truyện kể về một đứa bé bị trượt chân rơi xuống giếng. Ngay sau đó có hai người đi ngang qua. Người thứ nhất thấy vậy thì lấy làm tội nghiệp, nhưng không biết làm sao hơn vì trong tay chẳng có gì để cứu; mà theo kinh nghiệm cá nhân của ông ta thì mình đôi khi cũng có thể tự cứu mình được nên nói vọng xuống rằng đừng la hét, cứ bình tĩnh rồi từ từ sẽ tự tìm ra giải pháp.

Người thứ hai đi tới thấy vậy thì ra sức tìm tòi sách cổ kim, mãi hồi lâu mới khám phá ra được một cách: "Ê, cứ chịu khó làm sao để khoét vào vách giếng thành bậc thang, rồi bước theo đó mà lên dần dần. Diệu kế đấy."
Nhưng rồi đứa bé loay hoay mãi cũng không thể làm gì khác hơn, chỉ biết khóc hết nước mắt. May hết sức, lúc đó có một người thứ ba nghe thấy tiếng khóc dưới giếng liền đi tới. Người này chẳng kịp nghĩ ra kế gì cả, không cứu gấp thì đứa bé chết mất. Vậy là ông ta đu dây thừng xuống ngay được giếng mà ẵm đứa bé lên. Hú hồn!

THỜI ĐIỂM BA NĂM CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

 Câu truyện này diễn tả phần nào ý nghĩa phương tiện "truyền thông" của Chúa Giêsu. Người đã khởi đi từ những rung cảm, từ những khắc khoải trong tim mỗi người. Ngài không giải thoát con người bằng cách đứng ở xa để dùng quyền năng thượng trí mà cố vấn theo kiểu tâm lý trị liệu, để vạch ra một con đường, để chỉ ngón tay về phương pháp này kia. 

Nhưng Ngài đã tìm cách xuống được giếng, chia sớt được thân phận khổ lụy như bất cứ ai. Ngài cũng trốn chạy tỵ nạn sang Ai Cập, cũng lam lũ vất vả để sinh sống, cũng run sợ trong Vườn Câu Dầu và trên thập giá. Khi thấy có người cảm thương được với mình như vậy, con người mới nhận ra những gì vốn sợ hãi nhất trên đời lại không còn đáng sợ như vậy nữa. Thật lạ. Đời không còn là bể khổ phi lý nữa, vì chính Đức Kitô là Thiên Chúa đã mang thân xác làm người và nhập thế dựng lều cư ngụ giữa anh em mình. Ngài cũng đã chấp nhận cái chết, để khi sống lại, Ngài mở cửa Trời đi vào vĩnh cửu, cho con người mọc cánh có thể “cất nổi mình mà bay” cao tới vô hạn, chứ không mang nỗi tuyệt vọng về kiếp người:

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay.

Tôi rất thích hình ảnh "mọc cánh" bay lên trời của ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời. Vì đây chính là cái nhìn nhân bản nhất, là lúc vinh thăng con người cao độ nhất. Hình ảnh này tôi đã thấy bàng bạc trong tâm khảm Việt tộc mình qua cánh chim Âu tổ mẫu, qua truyện thiêng thánh Gióng mọc cánh bay lên Sóc Sơn sau những dấn thân trần thế.

 Chương trình Tin Vui Gửi Thời Đại Mới đã được tiếp nhận phát thanh tại nhiều thành phố. Tin Vui được gửi tới đây là chính Đức Giêsu chứ không phải phát minh này hay lý thuyết nọ. Vào thời điểm sang thiên kỷ mới, hội thánh Công giáo khấp khởi hân hoan loan báo chính Chúa Giêsu, Đấng phải đến đã đến, và vẫn luôn hiện diện trong yêu thương: Hôm Qua, Hôm Nay và Mãi Mãi. Ngài đã mang tình yêu nhập thể và nhập thế, vượt qua cả giới hạn nhà thờ hay tôn giáo mà đi vào cuộc sống đời thường giữa lòng nhân thế.

TIN VUI NHỊP MÚA SÔNG THANH

Tôi được hân hạnh cộng tác với chương trình Tin Vui Gửi Thời Đại Mới ngay từ đầu, trong mục Tin Vui Thời Điểm, theo hướng của công đồng Vatican II: nhìn dấu chỉ thời đại mà chụp ghi dưới ánh sáng Tin Vui. (G.S. #4)

 Những bài viết hằng tuần của tôi chẳng nhằm mục đích chuyển đạt tư tưởng thuyết phục ai cả, mà chỉ mong chia sẻ độ rung và thái độ nhìn của mình dưới ống kính nội tâm về những biến động chung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Tôi coi những chuyện xảy ra, dù bế tắc đen xám mấy, cũng đều là những dấu chỉ thời đại, những bí tích theo nghĩa rộng, những mốc đá ghi nơi gặp Chúa. Như Gia-cóp đã gặp, như Mô-sê đã gặp, như hai môn đệ trên đường Emmaus đã gặp. Chúa vẫn đến tìm gặp tôi qua những bước đi của cuộc sống.

 Là một người Việt, tôi cảm nhận Tin Vui đạo Chúa trong tâm thức Việt giữa khung cảnh sống mới. Nói khác hơn, mình cần gặp được Chúa trong cảm nghiệm đời thường, qua những nấc đá đời mình trong lịch sử hùng tráng mà cũng bi đát của dân tộc mình, với cả một truyền thống trải dài qua bao thời đại, và hội nhập được vào dòng sông cuộc sống vẫn không ngừng chảy tới.

Niềm vui cho tôi là được nhiều người nghe hay đọc những độ rung ấy liền bác cầu cảm thông, và được một số cơ quan truyền thông cũng như một số nhà văn, nhà báo ngay cả ngoài Công giáo chia sẻ quan điểm. Đó là một hạnh ngộ ở cùng một tần số nào đó. Và như vậy là đã có điểm gặp gỡ ở những độ rung gần gũi hơn là thuyết lý xa cách.

 Ngoài việc hằng tuần phóng những bài viết này lên mạng lưới điện toán, tôi cũng được một số người khuyến khích gom lại in thành sách. Cuốn thứ nhất là Vũ Khúc Thăng Ca, và tiếp theo cuốn thứ hai là Nhịp Múa Sông Thanh. Cả hai đều nhằm góp phần chuyển diễn một nhịp sống của Tin Vui mà con người sau những chạy mệt và đi mỏi đang cần vươn tới vào thời điểm này, trong cùng một điệu vũ thênh thang từ tâm thức Việt, như cánh chim âu vút bay về núi và rồng múa chuyển lực dưới sông.

 PHÚT CẢM NHẬN PHÉP LẠ MỌC CÁNH

Đó chính là hình ảnh của Đức Maria Lên Trời, một thụ tạo chỉ là bụi đất mà đã "mọc cánh" vươn cao tới vô hạn nhờ cảm nhận được chất lực tình Thánh Linh cũng mang hình ảnh chim bồ câu. Thần trí Mẹ đã nhẩy mừng cảm nhận được Chúa là Đấng Cứu Độ. Mẹ đã "truyền thông" mang chính Chúa Tình Yêu trong lòng mình đi thể hiện tình yêu, thăm nom săn sóc người chị họ là Elizabeth đang cần đến trong khung cảnh đời thường, khiến bé Gioan còn trong bào thai cũng nhảy mừng vui sướng. "Mẹ thật có phúc vì đã tin rằng lời Chúa nói với Mẹ sẽ được thực hiện." (Lc 1:45)

Phép lạ mọc cánh bay lên được là do lực tình yêu, do lực niềm tin. Một người đàn bà ngoại đạo ở đất Canaan cũng nhận được phép lạ con mình được chữa khỏi nhờ lòng tin vào Chúa: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." (Mt 15:28)

 Vậy xin cùng được mang niềm tin này mà hòa vào điệu vũ "mọc cánh" với Đức Maria, mà bắt đầu một nếp sống mới vươn lên thênh thang như Nhịp Múa Sông Thanh trong dòng sức sống Thần Linh.

 Linh hồn tôi cất lời ca ngợi Chúa

Cả tâm tư cùng nhảy múa trong Người.

Vì chính Chúa, Đấng Cứu Độ của tôi

Đã đoái nhìn phận nhỏ hèn tôi tớ.

 *

Rồi từ đây mọi người luôn nhắc nhở

Và khen tôi thật có phước muôn đời.

Đấng Toàn Năng làm muôn việc cho tôi

Rất kỳ diệu, bởi danh Người chí thánh.

  (Luca 1:47-49)                         

Lm. Trần Cao Tường

Mời thăm www.dunglac.org

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn, xin nói một lời cảm ơn cái quốc gia này, cảm ơn tất cả những mối quan hệ tương tác qua lại, cảm ơn sự cộng sinh giữa người với người, người với vạn vật muôn loài nhưng trên hết là cảm ơn cha mẹ đã cho con cái hình hài này, cho con sự sống này.
Trong buổi hội thảo qua truyền hình, của Diễn Đàn An Ninh Toàn Cầu, hôm 16-11-2020, Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, đã đưa ra cam kết về việc chuyển giao quyền lực cho tân Tổng Thống Joe Biden sẽ diễn ra ôn hòa và thành công vào ngày 20-1-2021 như những lần chuyển giao quyền lực trước đây.
Để giúp khai sáng viễn ảnh của chính sách Ngoại giao trong 4 năm tới của Chính quyền Biden, đồng thời nhìn lại những thành công và thất bại của Tổng thống Cộng hòa mãn nhiệm Donald Trump trong lĩnh vực này, chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, một Học giả chuyên ngành Chính trị Quốc tế. Ông là Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus) đã từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Chỉ thị của tôi đến Kathleen và nhóm y tế công cộng rất đơn giản: các quyết định sẽ được đưa ra dựa theo khoa học tốt nhất sẳn có và chúng tôi sẽ giải thích từng bước trong ứng phó của chúng tôi đến công chúng, bao gồm cả chi tiết những gì chúng tôi đã biết và chưa biết. Trong sáu tháng tiếp theo, chúng tôi đã thực hiện chính xác điều đó. Sự sụt giảm các ca bệnh H1N1 vào mùa Hè đã giúp nhóm ứng phó có thời gian làm việc với các hãng bào chế thuốc và cung cấp khích lệ tài chính cho các quy trình mới để sản xuất vaccine nhanh hơn. Họ tiên định nguồn cung cấp y tế tại khắp các khu vực và giúp các bệnh viện linh hoạt hơn trong việc quản trị các ca bệnh cúm gia tăng. Họ đánh giá và cuối cùng bác bỏ ý tưởng đóng cửa trường học cho hết niên học nhưng đã làm việc với các khu học chánh, các doanh nghiệp, các viên chức tiểu bang và địa phương để bảo đảm là mọi người đều có các nguồn lực cần thiết để ứng phó trong trường hợp bùng phát dịch.
Mỗi người trong chúng ta nợ nhiều người, ngoài nợ ông bà cha mẹ đã sinh ra, nuôi cho lớn khôn, thương yêu đùm bọc cho đến khi cha mẹ qua đời. Tôi cũng vậy, tôi là con cả được ông nội thương yêu, và cha mẹ thương yêu, muốn gì được cái đó, muốn đồ chơi có đồ chơi, muốn xe đạp có xe đạp, muốn xe Honda có xe Honda, muốn ăn gì được ăn thứ đó.
Không ai mấy ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Donald Trump, vào đêm 3 tháng 11, mang Phó Tổng thống Mike Pence và toàn thể, vợ và cả con cái trong gia đình của ông ra mắt quần chúng và tuyên bố là ông thắng cử nhiêm kỳ hai lúc 1:45 AM ngày 4-11, mặc dầu ông dư biết lúc đó số phiếu cử tri đoàn của ông Joe Biden là 234 phiếu, và của ông chỉ có 210 phiếu, và công cuộc đếm phiếu vẫn đang tiếp diễn trên hầu hết các tiểu bang.
Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ thôi nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài.
Bốn năm tới dưới thời chính phủ Biden sẽ có thể chứng kiến nhiều cải thiện trong công bằng chủng tộc. Nhưng đối với nhiều người, nó sẽ là chướng ngại để làm sạch: Tổng Thống Donald Trump đã coi nhẹ bạo động chủng tộc, khuyến khích những người cực hữu và mô tả Black Lives Matter là “biểu tượng của thù hận” trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.Theo các thăm dò, thực tế hầu hết người Mỹ đều đồng ý rằng các quan hệ chủng tộc đã xấu đi dưới thời ông Trump.Trong khi Biden một cách nào đó không giống tổng thống thúc đẩy chương trình nghị sự về chủng tộc. Trong thập niên 1970s, ông chống lại kế hoạch xe buýt và ngăn chận các nỗ lực tách biệt trường học tại Delaware, tiểu bang nhà của ông. Và giữa thập niên 1990s ông đã thắng một dự luật tội phạm mà làm cho tỉ lệ giam giữ người Da Đen tồi tệ hơn. Ông đã làm hỏng cuộc điều trần mang Clarence Thomas tới Tối Cao Pháp Viện bằng việc cho phép các thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ qua lời khai thiệt hại của Anita Hill về sự sách nhiễu tình dục của Thomas
Kết qủa bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020 đã xác nhận ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đánh bại đương kim Tổng thống Cộng hòa Donald Trump để trờ thành Tổng thống thứ 46 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Bà Thượng nghị sỹ California, Kamala Harris, sinh ngày 10/10/1964 là phụ nữ đầu tiên đã đắc cử Phó Tổng thống trong lịch sử Mỹ. Bà cũng là con của gia đình di dân đầu tiên gữ chức vụ cao quý này, có Mẹ gốc Ấn Độ và cha gốc Jamaica, vùng Caribbean (Nam Mỹ). Nhưng Tổng thống thất cử và các Lãnh tụ của đảng Cộng hòa bại trận vẫn chưa chịu nhìn nhận thất bại. Ngược lại, ông Trump đã chủ động chiến dịch không thừa nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, đồng thời đã khiếu kiện ở một số Tiểu bang có số phiếu chênh lệch nhỏ với hy vọng đảo ngược thế cờ. Tuy nhiên, các Thẩm phán ở Pennsylvania, Michigan, Arizona,Georgia và Nevada đã bác đơn kiện của Ủy ban tranh cử của Donald Trump vì phe ông Trump không trưng được bằng chứng có gian lận, hay có chủ mưu làm sai lệch kết quả bầu cử.
Trong cuộc sống lưu vong của người Việt hải ngoại, những món ăn tinh thần cần thiết đã là một đòi hỏi không thể thiếu, nhất là những năm đầu trong cuộc sống trôi dạt khắp nơi của người Việt hải ngoại. Sự thèm khát được đọc một tờ báo, cuốn sách tiếng Việt hay nghe một băng nhạc cải lương, tân nhạc đã thúc đẩy người ta tìm về nơi đông đúc người Việt sinh sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.