Hôm nay,  

Hội Đồng, Hội Nghị Được Chi???

8/2/200800:00:00(View: 7981)

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 56 (01-08-2008).

1- Với tư cách thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Việt Nam được làm chủ tịch luân phiên suốt tháng 7 này. Nhiều người trong nước, nhất là những ai tha thiết đến sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia, đã cưu mang nhiều hy vọng, ước ao nhà cầm quyền CSVN lợi dụng cơ hội ngàn năm một thuở này để làm một cái gì đó thật sự ích lợi cho đất nước. Thế rồi, trưởng Phái đoàn CSVN tại LHQ Lê Lương Minh hôm 31-7 mới tuyên bố với báo chí quốc nội là "Việt Nam đã hoàn thành công việc của tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an" !"! Ông ta cho biết trong tháng 7, HĐBA đã thông qua 6 nghị quyết trong đó có các nghị quyết gia hạn sứ mệnh của phái bộ LHQ tại Bờ Biển Ngà, Darfur, Nepal, chấm dứt sứ mệnh của phái bộ LHQ tại Eritrea và Ethiopia và của Ủy ban trừng phạt Rwanda... Rồi theo yêu cầu của một số nước thành viên, HĐBA đã phải xử lý một số vấn đề đột xuất như tình hình bất ổn chính trị, gia tăng bạo lực tại Zimbabwe, tranh chấp biên giới Cambodia-Thái Lan...

Nhìn vào thực tế, người ta thấy hôm 11-7 vừa qua, dưới quyền chủ tọa của Việt Nam, Hội đồng Bảo an đã bác bỏ dự thảo nghị quyết trừng phạt đối với hàng lãnh đạo nước Zimbabwe. Nguyên nhân là trong cuộc bầu cử tổng thống mới đây tại đó (hôm 29-3) đã xẩy ra những vụ gian lận, giết hại cử tri và thành viên đảng đối lập mà thủ phạm là chính quyền của đương kim tổng thống Robert Mugabe, nhà độc tài khét tiếng của Phi châu, kẻ đang đưa đất nước Zimbabwe đến bờ vực phá sản. Dư luận thế giới đã rất bất bình về cuộc bầu cử này. Chính vì thế mà Hoa Kỳ hồi tháng 6 đã đệ trình Hội đồng bản dự thảo lên án và trừng phạt Robert Mugabe cùng tập đoàn lãnh đạo. Dự thảo nghị quyết này được xem xét trong tháng 7 nhưng đã bị HĐBA bác bỏ vì có hai phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc cũng như 3 phiếu chống của Nam Phi, Lybia và Việt Nam. Ngoại trừ Nam Phi là nước đang đứng làm trung gian để giải quyết khủng hoảng tại Zimbabwe, Nga, Trung Quốc, Lybia và Việt Nam cũng là những chế độ độc tài tàn bạo. Tất cả đều bênh vực nhau vì cùng có mục đích chung: phải bám chặt lấy ngôi vị độc tôn chính trị. Đó là "thành tích thứ nhất" của nước chủ tịch Hội đồng!

Đến ngày 16-7 vừa qua, một số chính đảng ở hải ngoại đã khởi xướng chiến dịch gửi Thư Ngỏ đến Hội đồng Bảo an và ông Tổng Thư Ký LHQ, kêu gọi Hội đồng, với trọng trách bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới, "hãy đưa ra những biện pháp thích ứng để ngăn chận ngay lập tức các hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, đồng thời giúp tìm ra giải pháp để giải quyết một cách công bằng tình trạng thiệt hại mà Việt Nam đang gánh chịu". Thư Ngỏ cũng nêu trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN trong việc để Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải quốc gia hầu buộc Hà Nội phải có thái độ đối với Trung Cộng. Tính đến cuối ngày tổng kết chiến dịch 30-7, tổng số đoàn thể ký tên vào Thư đã lên tới con số 91. Và đó cũng là áp ngày chấm dứt ghế chủ tịch của Việt Nam. Thế nhưng đại sứ Lê Lương Minh, trong bản "tổng kết thành tích" đã chẳng hề cập đến vụ việc Trung Cộng xâm lấn chiếm Hoàng sa Trường Sa của ta. Đây là "hành tích thứ hai", thành tích dâng cho Thiên triều Đại Hán!

 2- Cũng trong tháng 7 này, Ban Châ"p ha"nh Trung ương đa"ng CS kho"a X đã họp Hô"i nghi" lần thứ 7 tư" ngày 8 đến ngày 17 với 4 vấn đề lớn: 3 vấn đề có tính chiến lược là chính sách đối với thanh niên, trí thức, nông dân và 1 vấn đề có tính thời sự là hậu quả của nạn lạm phát phi mã đang đè nặng lên toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Nhiều lời nói đao to búa lớn đã được phát biểu, nhiều nghị quyết gọi là "thành quả trí tuệ toàn đảng" đã được hình thành!

Về thanh niên, tổng bí thư CS Nông Đức Mạnh đã hùng hồn tuyên bố trong diễn văn khai mạc: "Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là xây dựng một thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có tri thức, sức khỏe và tư duy phát triển năng động; tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, của đảng..." Thế nhưng toàn dân đều biết rằng đảng Cộng Sản đã chẳng hề "khởi xướng" việc đổi mới. Họ đã bị buộc phải thay đổi, nếu không thì lâm vào số phận như các lãnh tụ Đông Âu. Trong thực tế, cho đến nay, đảng Cộng Sản đã hoàn toàn thất bại trong việc giáo dục. Chưa một quốc gia nào ở Á Châu bắt học sinh tiểu học phải đóng học phí như ở Việt Nam. Đầu năm nay, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân vừa mới thú nhận rằng trong niên học 2003-04 có 580 ngàn học sinh bỏ học, niên học 2005-06 có 600 ngàn, niên học 2006-07 có 150 đến 200 ngàn. Với đà lạm phát và tăng giá sinh hoạt hiện thời, niên học tới chắc sẽ còn bỏ học nhiều hơn nữa. Còn về đạo đức, chưa bao giờ nạn gian lận thi cử, sử dụng bằng giả hoành hành như hiện nay. Chưa bao giờ nạn bạo hành học đường, ma túy trường học, cưỡng dâm học sinh lan tràn như hiện nay. Chưa bao giờ nạn thanh niên làm lao nô, thiếu nữ làm tình nô nhan nhản như hiện nay. Thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam bị đánh giá là thua các bạn ở Đông Nam Á từ A đến Z!

Về trí thức, Nông Đức Mạnh cũng ngoác miệng tự tuyên dương trong diễn văn bế mạc: "Với tầm nhìn chiến lược, Đảng ta vừa quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức hiện có, vừa chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức cho giai đoạn tiếp theo, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, tạo môi trường để đội ngũ trí thức phát triển và phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực…. Quan điểm nhất quán của Đảng ta coi trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững". Thế nhưng, ông cựu đại sứ Hoa Kỳ Michael W. Marine, ngày 6-8-2007, đã đọc một bài diễn văn tại Phân khoa Kinh tế Shidler thuộc trường Đại học Hawaii ở Saigon như sau: "Một trong những nhiệm vụ của đại học là làm phát sinh ra trí thức và đổi mới. Về lãnh vực này VN một lần nữa không theo kịp các quốc gia lân cận. Năm 2006, các giáo sư và sinh viên Đại học Quốc gia Seoul (Hán Thành) công bố 4.556 ấn phẩm khoa học. Trường Đại học Bắc Kinh có gần 3.000. Còn Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Kỹ thuật Quốc gia Hà Nội chỉ thực hiện được 34 ấn phẩm. Số đơn xin bằng sáng chế là thước đo hữu dụng để biết khả năng phát minh của một quốc gia. Báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho biết TQ có 40.000 đơn xin bằng sáng chế, trong khi VN chỉ có 2!"

Một điều mỉa mai cho trí thức hơn nữa là nhà cầm quyền Việt Nam đã mau mắn bỏ ra 20 triệu đôla để tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008 mà lễ chung kết vừa diễn ra hôm 14-7 tại ngoại ô thành phố Nha Trang. Đang khi theo "Đề án về trường đại học chất lượng cao ở Việt Nam" được trình lên thủ tướng CSVN tháng 9 năm 2005, chỉ cần 10 triệu thì có thể xây dựng được cơ ngơi, học cụ, cùng các chi phí lương bổng, điều hành trong 1 năm cho một trường "Đại học chất lượng cao" (nghĩa là theo tiêu chuẩn quốc tế). Thế nhưng lời đề nghị thành lập "Đại học chất lượng cao" này đến nay vẫn chưa.... nhúc nhích!"!

Về nông dân, Nông Đức Mạnh cũng không ngượng miệng khen mình và đồng đảng mình: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong hơn 20 năm đổi mới, tình hình nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân đã có những bước tiến bộ khá toàn diện và to lớn… Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói, giảm nghèo đạt thành tựu to lớn". Thế nhưng, bà Phạm Thị Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN mới nói với báo Đại Đoàn Kết hôm 4-7-2008 rằng: "Bây giờ, nếu đem so thu nhập của người nông dân với các ngành nghề khác rõ ràng có một khoảng cách khá xa. Như ở Thái Bình, hơn 40% nông dân bỏ ruộng để đi làm việc khác... Tôi thấy bây giờ, ở các vùng nông thôn, lực lượng lao động trẻ bỏ làng đi nhiều quá. Ở quê chỉ còn lại người già, phụ nữ và trẻ em. Họ không thể đủ sức làm tăng năng suất, do vậy sản lượng lại càng thấp. Mà sản lượng thấp thì phải nhập. Đó chính là cái vòng luẩn quẩn." Đang khi đó thì theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội thảo "Nông dân bị thu hồi đất, thực trạng và giải pháp" tổ chức tại Hà Nội tháng 8-2007, 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân đã bị thu hồi đất. Tính đến nay, con số hộ gia đình bị tước nguồn sống như thế đã tăng thêm. Chính vì thế cũng đã tăng thêm các cuộc biểu tình nổi loạn của thành phần nuôi sống xã hội này. Và cùng với các cuộc biểu tình đòi quyền sống là các cuộc trấn áp "đánh chết bỏ" của đám quan chức tham lam dối trá và đám công cụ mù quáng tàn bạo.

Về hiện tình kinh tế, VN đang đổ dốc, tỷ lệ lạm phát trong tháng 06-2008 tăng vọt lên tới 26.8% và có thể vượt qua mức 30% vào tháng 7 này theo một chuyên viên Ngân hàng Phát triển châu Á Châu. Kinh tế gia này cũng tiên đoán: "Mức tăng trưởng GDP của VN trong năm 2008 sẽ giảm xuống còn 6.4%". Còn Văn phòng thống kê Chính phủ thì thừa nhận: "Chỉ nội trong tháng 7 này, giá thực phẩm tăng 44.7%, trong đó giá lương thực chủ yếu và ngũ cốc tăng 72.7%. Giá nhà và vật liệu xây dựng tăng 24.9%. Giá quần áo, giầy dép tăng 10.9%..." Nay giá xăng lại tăng lên 36% thì vật giá còn tăng theo gấp bội. Chính vì vậy mà đồng lương không đủ sống, khiến làn sóng đình công của công nhân tiếp tục lan rộng. Ngư dân thiếu dầu không thể ra khơi, đành nằm nhịn đói. Giới tiểu thương đô thị lúc này lãnh đủ những đòn trực tiếp và nặng nhất do vật giá gia tăng. Nông dân từ trước tới giờ là thành phần nghèo khổ nhất trong cái Xã hội Chủ nghĩa chết tiệt này, nay bị cướp nhà đất một cách trắng trợn, thì rơi vào đường cùng là chuyện tất nhiên.

Thế nhưng, đảng CS vẫn mù quáng muốn "tăng cường sự quản lý của đảng" trên các thành phần nói trên, nghĩa là ghìm toàn bộ xã hội trong gọng kềm của áp bức và dưới gánh nặng của đói nghèo, để đảng tiếp tục muôn niên trường trị.

Ban Biên Tập bán nguyệt san Tự do Ngôn luận.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chúng ta nên công nhận rằng "cuộc tranh luận về lạm phát" hiện nay như là những gì mà nó đang là: một dấu vết sai lầm được đặt ra bởi những người tìm cách cản trở những nỗ lực của chính quyền Biden để giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất của Mỹ. Thành công đòi hỏi nhiều công chi. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng may mắn có được giới lãnh đạo kinh tế mà họ sẽ không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi.
Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”
Hôm nay tôi và quý vị là người được đón nhận ngày lễ quốc gia đầu tiên để ghi nhớ ngày Juneteenth. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào lịch sử để ôn và tìm hiểu thêm về ngày này và hi vọng từ đó chúng ta sẽ có những bài học sẽ làm cho cuộc sống ta thêm phần ý nghĩa về tình người cũng như đạo đức.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai tổng thống Biden và Putin được báo chí quốc tế quan tâm và tin tức về cuộc họp này được loan tải rộng rãi. Phần tóm lược sau dựa vào các bản tin và bình luận của các cơ quan truyên thông Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc về cuộc họp này.
Một tiểu tiết khá thú vị được ghi nhận trong cuộc gặp gỡ này là TT Biden đã đến biệt thự Villa La Grande, nơi tổ chức cuộc họp sau Putin. Theo bản tin của VOA Anh ngữ, dù Putin đã đến khá đúng giờ, nhưng đây là sắp xếp chu đáo của các nhân viên Bạch Ốc nhằm ngừa sự tái diễn như TT Donald Trump đã bị Putin cho đợi đến 30 phút trong cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki vào năm 2018, dù trước đó Trump đã đến muộn khi đến họp với NATO hay yết kiến Nữ Hoàng Anh.
Nền âm nhạc Việt Nam đã mất đi những khuôn mặt tài hoa, nhân cách… nhưng, rất may đã gởi lại những ca khúc bất tử. Nhạc sĩ tài hoa của nhân loại Johann Sebastian Bach (1865-1750) cho rằng “Âm nhạc có thể giúp tinh thần rũ sạch mọi bụi trần của cuộc sống thường ngày” nên khi “đầu óc vẩn đục” hãy lắng nghe ca khúc của tác giả đã quý mến để rũ sạch bụi trần.
Tôi đã được đọc rất nhiều bài trong “Hoa Cỏ Bên Đường” trước khi chúng được chọn cho vào tuyển tập này. Mấy năm nay, cô Kiều Mỹ Duyên luôn dành cho Bút Tre hân hạnh đăng những bài viết ngắn của cô. Bài nào cũng được độc giả khen tặng, đặc biệt bài “Cho Nhau Thì Giờ” gây tác động sâu sắc đến người đọc.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa ở trong Nam, chuyện tranh luận giữa Chính quyền và người dân về những ưu, khuyết điểm của chế độ chính trị là việc bình thường. Các Dân biểu và Nghị sỹ tại lưỡng viện Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng và các Bộ trưởng Chính phủ bất kỳ lúc nào thấy cần. Nhưng ở Việt Nam Dân chủ Công hòa miền Bắc trước năm 1975 thì khác. Phê bình đảng cầm quyền là tự mở cửa vào tù. Đại biểu Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân các cấp chỉ biết làm việc theo lệnh của Bộ Chính trị và cấp trên.
Nước Úc đã bước vào tiết Thu, khí trời lạnh, những chiếc lá đang đổi sang màu, cơn mưa đầu mùa làm lòng người se lại. Nhận tin báo từ quê nhà Thầy đã viên tịch, lòng con đau nhói vì không về được để đảnh lễ Kim Quan nhục thân Thầy, thọ tang Ân Sư Giáo Dưỡng. Nơi phương trời viễn xứ, con hướng về ngôi Chùa Bình An, Giác Linh Đài tâm tang thọ phục.
Tôi tin vào những điều không thể. Tưởng tượng bạn đang rất căm ghét một con người hay một con vật nào đó. Rồi bỗng dưng một ngày bạn thấy họ là chính mình. Bạn có cảm giác mình biết về họ rõ như biết về những đường chỉ trên bàn tay của mình. Thậm chí, bạn cảm được cái khát khao và thương nó như thương nỗi khát khao của mình ngày nào - đó là cái tình cảm lạ lùng mà tôi dành cho con chuột của con trai tôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.