Hôm nay,  

Từ Thiên An Môn Đến Đấu Tranh Quần Chúng

05/06/200800:00:00(Xem: 6984)
Trong tuần lễ này có ngày tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, năm thứ 19. Đây là vụ nổi dậy có tính cách điển hình nhất, và đồng thời cũng là vụ thảm sát có con số nạn nhân lớn lao nhất trong giai đoạn chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh trên thế giới, đưa đến sự sụp đổ của đế quốc đỏ. Chính quyền Trung cộng nói có khoảng 300 người chết. Báo chí ngoại quốc nói số thương vong lên đến 800. Hồng thập tự nêu con số từ 2 đến 3 ngàn. Dẫu gì thì đây cũng là một vụ tắm máu kinh hoàng ngay giữa thủ đô Bắc Kinh, và là một vết nhơ cho chế độ cộng sản Tầu mãi mãi về sau.

Nguyên nhân xâu xa của sự nổi dậy khởi đi từ cuối thập niên 70, khi Đặng Tiểu Bình chủ trương chính sách đổi mới để cứu vãn nền kinh tế tập trung đang bị phá sản. Như tất cả những chế độ độc tài khác, và sau này cũng là con đường mà CSVN đi theo, đảng cộng sản Trung quốc chủ trương chỉ cởi mở về kinh tế, còn chính trị thì vẫn siết chặt để bảo vệ quyền lực của đảng.

Chính sách khập khiễng kinh tế thị trường sánh đôi cùng với chính trị độc đảng đã đưa đến việc phát triển mất cân đối, làm gia tăng tình trạng phân cách giầu nghèo, trong khi một thiểu số thành thị ở ven biển đạt tỷ lệ phát triển cao thì cuộc sống của phần lớn cư dân ở lục địa lại thêm khó khăn vì vật giá gia tăng. Chính quyền Trung cộng vô phương đối phó với 2 vấn đề trầm trọng do chính cơ chế của họ tạo ra là lạm phát và tham nhũng. (Tình trạng này cũng xẩy ra đúng y như vậy tại Việt Nam hiện nay). Từ đó, trong dân chúng và ngay cả trong thành phần cán bộ cao cấp, phát sinh niềm khao khát chính sách đổi mới về chính trị đang được Gorbatchev chủ xướng ở Liên Xô.

Tất cả những luồng sóng ngầm đó bùng nổ nhân cái chết của cựu chủ tịch Hồ Diệu Bang. Họ Hồ có chủ trương cấp tiến, muốn đẩy mạnh chính sách cải cách. Sau vụ chống đối của sinh viên năm 1986, ông bị mang ra làm con dê tế thần, bị gán trách nhiệm về những bất ổn đó, và bị buộc phải từ chức. Ngày 15-4-1989, Hồ Diệu Bang từ trần vì một cơn động tim. Phong trào sinh viên ngay lập tức tổ chức những buổi lễ tưởng niệm, và đòi phục hồi danh dự cho họ Hồ. Ngày 16 và 17, con số mới chỉ vài trăm, sang ngày 18, có trên 10 ngàn người tụ tập trước Đại Sảnh Nhân Dân ở quảng trường Thiên An Môn. Cũng thời gian này, nhiều ngàn người tụ tập trước Trung Nam Hải đòi đối thoại với lãnh đạo Trung cộng. Có tin nói rằng công an dùng vũ lực giải tán đoàn biểu tình khiến lòng người thêm căm phẫn. Đêm 21, hơn 100 ngàn sinh viên tuần hành trên quảng trường Thiên An Môn. Những ngày sau đó, phong trào chống đối lan ra những tỉnh lân cận, và mở rộng dưới hình thức bãi khoá tại những trường đại học ở Bắc Kinh. Cuối tháng 4, có những cuộc tuần hành trên đường phố Bắc Kinh với trên 50 ngàn người. Sinh viên học sinh tại hầu hết những trường trung và đại học ở Bắc Kinh đều hưởng ứng cuộc tranh đấu. Họ bất tín nhiệm ban đại diện của chính quyền, thành lập ban đại diện của mình, đẩy làn sóng đấu tranh lan sang nhiều thành phố lớn khác như Thượng Hải, Hồng Kông....

Đầu tháng 5, phong trào đã kéo dài hơn 2 tuần, con số người tuần hành ở Bắc Kinh lên hơn 100 ngàn. Sinh viên nhiều trường lân cận Bắc Kinh đều đổ về hỗ trợ. Giữa tháng 5, nhân cuộc viếng thăm Trung Hoa của Gorbachev, lực lượng tranh đấu thực hiện tuyệt thực dài hạn với sự tham gia của hàng ngàn người. Cuối tháng 5, tượng nữ thần Dân Chủ được dựng lên giữa Thiên An Môn, hình ảnh này được chiếu đi khắp thế giới.

Từ đầu đến giờ, lãnh đạo Trung Cộng tỏ ra bối rối, không biết phải đối phó như thế nào. Trong nội bộ thành phần lãnh đạo cũng không thống nhất với nhau. Một vài nhân vật chủ trương giải quyết mềm dẻo, trong khi đó, thành phần "thái thượng hoàng" là những người lãnh đạo không còn chức vụ nhưng vẫn còn nhiều ảnh hưởng, lại muốn giải quyết mạnh tay. Cuối tháng 5, chính quyền ban hành thiết quân luật, điều động những đơn vị của Lộ quân 27 từ xa kéo về Bắc Kinh. Lực lượng đấu tranh đốt xe bus, lập rào cản trên đường phố. 10 giờ đêm ngày 3-6, quân đội dùng chiến xa, lựu đạn cay, nổ súng càn quét quảng trường Thiên An Môn. Cuộc tàn sát kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, và rạng sáng ngày 4-6, tất cả chỉ còn là những vũng máu cùng với những xác người. Một cuộc đấu tranh hào hùng vừa bị dẹp tan. Cả thế giới bầy tỏ lòng thương cảm với những nạn nhân tại Thiên An Môn, hàng năm đều có những buổi lễ để tưởng niệm những người nằm xuống.

Từ trường hợp Thiên An Môn, người dân sống dưới chế độ độc tài có thể rút ra được nhiều bài học hữu ích. Một trong những kinh nghiệm chính yếu, là phong trào tranh đấu này do thành phần thanh niên sinh viên phát động, vẫn chưa được hậu thuẫn rộng rãi của những thành phần quần chúng khác, vì thế đã bị dẹp tan. Tuy nhiên, không thể từ thất bại này mà cho rằng hình thức đấu tranh quần chúng không hữu hiệu, để rồi từ bỏ con đường chính nghĩa, đẩy nhau vào một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc.

Người ta từng nghe thấy ý kiến bôi nhọ những nhà đấu tranh dân chủ can trường trong quốc nội, cho rằng họ chỉ là "cò mồi, tay sai cho chế độ". Hoặc nhìn cuộc diện là một bàn cờ quốc tế, trong đó dân tộc Việt Nam chỉ giữ thân phận "nhược tiểu", đóng vai trò "chậu kiểng, bình hoa". Có người xuyên tạc việc đấu tranh này là "hoà hợp hoà giải, bắt tay với chế độ". Kẻ khác đặt nghi vấn về những người đang xung phong về chiến đấu với cộng sản ngay trên mảnh đất quê hương, cho là chỉ để "giàn cảnh, lấy tiếng". Tất cả đều là những luận điệu phản chiến, nhằm mục đích làm mọi người thờ ơ với công cuộc đấu tranh chung. Đây là những luận điệu vô cùng nguy hiểm, vì ngày nào công cuộc đấu tranh còn đặt trên căn bản quần chúng, ngày đó chúng ta còn có sức mạnh, còn có chính nghĩa. Khi xa rời quần chúng, trao phó nhiệm vụ cứu nước cho một đội quân vô hình, bằng con đường bạo lực, chính nghĩa sẽ mất, sức mạnh cũng không còn. Chưa nói đến tính chất hoang tưởng của nó, người đưa ra những ý nghĩ này còn phơi bầy bộ mặt "nguỵ quân tử" của mình, tương tự như kẻ kêu gọi người khác tự thiêu để họ có dịp hiến dâng cho đại cuộc một que diêm....

Đúng là những chế độ độc tài dù tả hay hữu cũng đều sẵn sàng nhúng máu người dân. Sau Thiên An Môn, vừa qua người ta lại thấy vụ đàn áp ở Tây Tạng, hay ở Miến Điện... Nhưng cái chết của những người nằm xuống không bao giờ là vô ích. Phong trào nổi dậy của người Hung Gia Lợi bị hồng quân Liên Xô đè bẹp vào năm 1956, nhưng chính việc tái thẩm định về biến cố này vào năm 1989 đã đẩy thành phần bảo thủ ở Hung vào thế cô lập, từ đó phong trào dân chủ Hung chấm dứt được thể chế cộng sản vào cuối năm này. Tại Tiệp Khắc, tin tức nói về việc công an đánh chết một sinh viên trong cuộc biểu tình đêm 17-11-1989 đã làm toàn quốc phẫn nộ, dấy lên một luồng sóng đình công, bãi khoá... buộc tổng bí thư đảng cộng sản Tiệp phải từ chức chỉ một tuần sau đó, và đến cuối năm, đưa người tù của cộng sản Vaclav Havel trở thành tổng thống trong một thể chế cộng hoà. Người dân Đông Đức đã từng nổi dậy và bị đàn áp dã man trong vụ 17-6-1953 giết hại hơn 100 người. Hơn 30 năm sau, chế độ CS Đông Đức vẫn còn tổ chức diễn hành mừng quốc khánh vào ngày 7-10-1989, với xe tăng tầu bò và binh lính hùng hậu. Nhưng chỉ 1 tháng sau, sức mạnh quần chúng đã đẩy xập bức tường Bá Linh, đưa đến việc chấm dứt chế độ cộng sản tại đây...

Nói chung, đấu tranh quần chúng là hình thức thích hợp để chống lại sự bạo tàn của các chế độ độc tài. Nó không ầm ĩ, coi nhẹ nhàng nhưng khiến cho địch thủ bị nội thương trầm trọng. Với hình thức này bất cứ ai cũng có thể góp phần. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiên trì, không để những dư luận quá khích tác động. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc kêu gọi những hình thức bạo lực, ồn ào, đầy kịch tính chỉ là vỏ ngoài của âm mưu triệt hạ nỗ lực đấu tranh chung. Bởi vì, có điều gì vô nghĩa hơn là khi những lời kêu gọi đầy "sắt máu" như vậy lại phát xuất từ những người chỉ biết vui hưởng nắng ấm Cali!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.