Hôm nay,  

Cầu Không Vận Bá Linh

14/05/200800:00:00(Xem: 6894)

Cầu không vận của Hoa Kỳ đã tiếp tế cho hơn hai triệu dân Đức tại Tây Bá Linh 60 năm trước...

Ngày nay, chỉ còn 36% dân chúng Âu châu là có thiện cảm với Hoa Kỳ. Còn tỷ lệ ủng hộ ông Bush tại Âu châu có thể khiến đảng Dân Chủ Hoa Kỳ hả dạ: 17%! Nhưng họ hả dạ không lâu vì đa số dân chúng Âu châu lại xem Hoa Kỳ như một mối nguy cho thế giới, còn tệ hơn Iran hay Bắc Hàn!

Họ quên mất một chuyện xưa...

Ngay sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã từ hướng Tây tiến vào nước Đức để giải giới chế độ Đức quốc xã và giải phóng dân Đức vào ngày tám tháng Năm, 1945. Khi tới thủ đô Bá Linh (Berlin), nằm tại hướng Đông của nước Đức, các đơn vị Mỹ đã ngừng, để chờ đợi... đồng minh Liên Xô cùng tiến. Kết quả là Bá Linh bị chia làm tư trong một nước Đức bị chia đôi. Phần Tây Bá Linh là khu vực quản lý của ba nước Mỹ, Anh, Pháp; phía Đông là của Liên Xô.

Mà muốn vào Bá Linh thì phải đi quan phần đất miền Đông, do Liên Xô kiểm soát.

Chiến tranh lạnh thực tế khởi sự từ đó, từ Bá Linh, vì theo quan niệm của Ngoại trưởng Liên Xô thời ấy là Molotov: "những gì xảy ra tại Bá Linh sẽ xảy ra tại nước Đức, và những gì xảy ra tại Đức sẽ xảy ra tại Âu châu". Vào năm 1946, khi 86% dân chúng Bá Linh bỏ phiếu ủng hộ giải pháp dân chủ, Liên Xô coi như sẽ mất đất, hết ảnh hưởng: nếu nước Đức được thống nhất theo chủ trương ấy, Hồng quân Liên Xô phải cuốn gói ra về.

Mâu thuẫn bắt đầu bùng nổ vào tháng Ba năm 1948, khi Liên Xô đòi kiểm soát các chuyến xe hoả từ miền Tây chở hàng vào Bá Linh. Ngày 12 tháng Sáu, Liên Xô đóng xa lộ, rồi lần lượt khoá hết mọi ngả thông thương của Tây Bá Linh với bên ngoài, khi thành phố chỉ còn một tháng lương thực. Trong khi ấy, các đơn vị Anh, Pháp và Mỹ đã lại được triệt thoái dần - hoà bình rồi mà - và không thể đương cự với Hồng quân Liên Xô nếu giao tranh bùng nổ.

Cuộc phong toả Bá Linh bắt đầu. Mục tiêu của Liên Xô là cưỡng bách thống nhất Bá Linh rồi cả nước Đức dưới chế độ cộng sản, đơn giản và minh bạch vô cùng!

Ngày 26 tháng Sáu năm 1948, cách đây sáu chục năm, Hoa Kỳ lập cầu không vận, dùng một hành lang hàng không - đã thỏa thuận từ tháng 11 năm 1945 - để đưa vào Bá Linh phẩm vật tiếp tế từ ba khu vực kiểm soát của Anh, Mỹ, Pháp. Đây là mạch máu kinh tế và cuống phổi tin tức hay thư tín cho cả triệu người dân bị nhốt tại Tây Bá Linh, khi bức màn đỏ buông xuống.

Trận thử lửa nghẹt thở ấy kéo dài gần một năm, cho tới tháng Năm 1949 mới kết thúc. Nhưng mâu thuẫn lại gia tăng khi bức tường Bá Linh được dựng lên vào năm 1961...

Sau khi bức tường ô nhục này bị đập tan vào năm 1989 và nước Đức thống nhất, nhiều người dân Bá Linh vẫn còn nhớ giai đoạn bi thảm ấy. Và biết ơn Không lực Hoa Kỳ cùng Không quân Hoàng gia Anh. Nhưng họ là thiểu số, người trẻ nhất thời 1949 thì nay cũng đã sắp về hưu. Và kể từ năm 1989, gần hai chục năm rồi, hơn triệu người Bá Linh đã dời cư qua nơi khác. Những người mới tới, khoảng triệu rưởi, không còn kỷ niệm gì với việc tiếp tế bằng hàng không của nửa thế kỷ trước.

Vả lại, Chiến tranh lạnh đã kết thúc, Liên Xô đã tan rã, người dân Đức không còn mối lo sinh tử về an ninh hay tự do như xưa. Hoa Kỳ hết là nguồn tiếp vận và sức mạnh bảo vệ....

Chúng ta trở lại chuyện ngày nay.

Người ta khó biết được là dân chúng Âu châu ghét Mỹ vì Hoa Kỳ là gì hay vì Hoa Kỳ làm gì.

"Hoa Kỳ là gì" là những khái niệm chung, khá mơ hồ, của Âu châu về những đặc tính của nước Mỹ, hay về những gì dân Mỹ gọi là "giá trị của Hoa Kỳ. Còn "Hoa Kỳ làm gì" là những chánh sách do một chính quyền thi hành trong một giai đoạn.

Làm sao phân biệt được sự khác biệt giữa "là" và "làm" khi đặc tính của Hoa Kỳ là cổ võ tự do kinh tế, dân chủ chính trị nhưng sẵn sàng bảo vệ hoà bình bằng sức mạnh" Chính quyền Bush bị đả kích vì chiến lược tiến hành tại Iraq hay đối sách với Iran, đó là tội của "việc làm của nước Mỹ"" Nhưng, khi đối lập Dân chủ lại muốn hạn chế tự do ngoại thương bằng biện pháp bảo hộ mậu dịch thì vấn đề có còn là của ông Bush nữa hay không"

Thực tế thì dân chúng Âu châu ngày nay đã có hòa bình, thịnh vượng và chống Mỹ còn gay gắt hơn thời chiến tranh Việt Nam hay thời đối đầu Đông-Tây của Ronald Reagan, vào đầu thập niên 1980.

Phong trào phản chiến năm xưa của dân Đức - với khẩu hiệu ngây dại "thà đỏ hơn chết" - khi Reagan đòi thiết trí hỏa tiễn tầm trung tại biên cương Đông-Tây Đức đã bị lãng quên. Ngày nay, còn bị vượt qua bởi làn sóng phản chiến chống Mỹ vì Iraq. Và Bush là cái cớ bằng vàng.

Nếu bảo rằng đó là phản ứng của người dân chống lại một chánh sách nhất thời của Chính quyền Hoa Kỳ, ta cũng không thể quên rằng hơn 80% dân Đức ngày nay cho là nước Đức phải có một vai trò toàn cầu quan trọng hơn, là chuyện không hề có khi xứ sở bị phân đôi và nằm dưới tầm hoả tiễn của Liên Xô.

Nước Đức hay cả Âu châu nói chung - kể cả dân Tây Ban Nha - sở dĩ chống Mỹ không chỉ vì Bush mà vì trật tự thế giới đã thay đổi. Họ muốn có một tiếng nói cân xứng với vị trí kinh tế của Âu châu: hết lo về chuyện an ninh, người ta muốn nói đến thế giá.

Có thể đó là chuyện của đời thường, là cảm quan của bá tánh. Chứ thực tế thì lãnh đạo Âu châu thường sát cánh với lãnh đạo Hoa Kỳ trong một số hoạt động trên thế giới. Đức có góp quân với Mỹ trong khuôn khổ Minh ước NATO để tấn công Serbia và cứu dân Hồi giáo tại Kosovo năm 1999. Pháp cũng tham dự chiến dịch Afghanistan và Chính quyền Madrid còn tích cực cổ võ chiến dịch Iraq của Mỹ, cho tới khi thủ đô Madrid bị khủng bố đánh bom và đối lập thiên tả thắng cử hai ngày sau mới đòi rút quân khỏi Iraq.

Nhưng, quan hệ không mấy vui giữa hai bờ Đại tây dương còn có một lý do sâu xa khác: vì những gì đang xảy ra trong xã hội Hoa Kỳ và Âu châu, trong tâm tư người dân.

Nhìn từ Âu châu, dân Mỹ nói chung sùng đạo hơn, họ đi lễ nhà thờ nhiều hơn và tôn giáo vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt chính trị của Mỹ. Tại Âu châu, người dân xa rời với đức tin tôn giáo và thấy dân Mỹ là bảo thủ, cổ hủ và thiếu khai phóng. Việc một tổng thống như Bill Clinton có thể bị đàn hặc mà xém mất chức vì một chuyện tình ái là điều Âu châu cho là khó hiểu, hoặc đạo đức giả! Ngược lại, việc Tổng thống Francois Mitterand có vợ bé con riêng ngay khi ông còn tại chức là một bí mật ai cũng biết mà không nói tới. Vì thuộc khu vực riêng tư của đời sống cá nhân!

Về chủ trương kinh tế, dân Âu châu cũng nghiêng về khuynh hướng bao cấp hơn dân Mỹ và sẵn sàng phát huy tinh thần liên đới để san xẻ với người khác: họ chịu trả thuế cao hơn, đòi phúc lợi xã hội nhiều hơn, và an hưởng cuộc đời hơn dân Mỹ. Dân Mỹ là những người sẵn sàng đi cầy hai ba job và khi bị tăng thuế thì nhăn như bị. Giá xăng là một thí dụ rõ nhất: xăng pha thuế tại Âu châu thường đắt gấp đôi gấp ba xăng Mỹ mà có thấy các chính khách phải cuống cuồng biện bạch như tại Hoa Kỳ đâu!

Dân Âu châu cũng chủ hòa hơn dân Mỹ. Họ không muốn nói đến chuyện đao binh, rất ngần ngại khi gia tăng ngân sách quốc phòng và trong mọi trường hợp đều nghĩ tới giải pháp thương nghị hơn là dụng binh. Họ cũng thấy rằng Âu châu phải có tiếng nói mạnh hơn trên các diễn đàn quốc tế và Bush là lý cớ rất tiện để thoái thác việc góp tiền gom quân đánh giặc!

Hãy tưởng tượng xem: nếu Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm lý tưởng của Âu châu mà cùng can thiệp vào Miến Điện để cứu nạn nhân thiên tai, thì việc lập cầu không vận hay tung lính vào bảo vệ công tác cứu trợ sẽ do ai lo phần lớn" Giả thuyết không mấy sai là sau khi giơ tay ủng hộ giải pháp nhân đạo - vượt qua sự phản đối của chế độ quân phiệt Miến để cấp cứu thường dân - Âu châu có thể ngồi trên đôi tay của mình để xem chiến hạm và phi cơ Mỹ bay vào xứ Miến!

Dường như là dù có Bush hay không, Âu châu đã thoát khỏi mối nguy Liên Xô và cho rằng mình có một nhân sinh quan và chính trị quan có giá trị hơn Hoa Kỳ. Vì vậy, họ phải có tiếng nói ngang bằng với Mỹ về thiên hạ sự. Họ chống Mỹ không chỉ vì ghét Bush mà chống Mỹ vì thấy mình khác Mỹ.

Có nhắc tới cầu không vận Bá Linh vào 60 năm trước, họ sẽ coi là một trang sử đã qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.