Hôm nay,  

Lộ Trình Chông Gai #1: Bà Hillary Clinton

29/04/200800:00:00(Xem: 12393)

...McCain làm tổng thống và đến năm 2012, sẽ quá già, và bà Hillary lúc đó ra tranh cử nữa...

Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc bên phía Dân Chủ cho đến giờ đã đi đến bế tắc hoàn toàn sau cuộc bầu sơ bộ tại tiểu bang Pennsylvania. Bà Hillary Clinton đã thắng ông Barack Obama. Nhưng chiến thắng của bà chẳng những không giải quyết gì, mà trái lại còn làm viễn tượng của đảng Dân Chủ thêm tối tăm. Vì cả hai ứng viên Dân Chủ đều ngang ngửa số phiếu và chẳng ai chịu thua ai.

Đây là chuyện không ai ngờ được cách đây một năm khi các cuộc tranh cử sơ bộ bắt đầu.

Khi đó, tất cả mọi người, thuộc mọi khuynh hướng, phe Dân Chủ hay Cộng Hòa, hay độc lập, sau khi thăm dò ý kiến dư luận, tính xác xuất, nghiên cứu thiên văn địa lý, coi bói bài, bằng đủ cách đều tin chắc bà Hillary Clinton sẽ đại thắng dễ dàng, trở thành đại diện cho đảng Dân Chủ, và sẽ có nhiều hy vọng đánh bại bất cứ ai đại diện cho đảng Cộng Hòa để trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm tổng thống Mỹ.

Nhưng, như các cụ ta đã nói, ai tính gì thì tính, vẫn không bằng … trời tính.

Sự “chưa thành công” - hãy khoan nói tới chữ “thất bại” - của bà Hillary là một đòn đau cho bà, chẳng phải vì bất ngờ không mà vì nghĩ đi nghĩ lại, bà đã thua một cách thật ấm ức, vô lý.

Có thể nói bà Hillary đã bỏ cả cuộc đời để chuẩn bị cho cuộc tranh cử này. Như một tác giả đã viết trong một cuốn sách về tiểu sử của bà Hillary, bà đã có một sự ước hẹn với ông chồng từ cách đây hơn hai mươi năm, để hai người giúp đỡ lẫn nhau sao cho cả hai đều sẽ làm tổng thống. Chồng trước vợ sau.

Bà chịu khó tươi cười ủng hộ ông chồng tổng thống khi ông này dính líu vào vụ xì-căng-đan với Monica, vì bà ý thức rõ nếu không bênh chồng thì ông sẽ mất ghế tổng thống và bà cũng mất hết hy vọng theo.

Khi Tổng Thống  Bill Clinton gần hết nhiệm kỳ thì bà tự chuẩn bị con đường hoan lộ cho mình bằng cách ra tranh cử thượng nghị sĩ tiểu bang New York. Ngay từ đầu bà đã gặp rất nhiều chống đối. Bà không phải là dân New York, tự nhiên muốn mượn tiểu bang này làm bàn đạp, dùng cái ghế thượng nghị sĩ ở đây để leo lên chức tổng thống. Nhưng bà chịu khó nhún nhường đi năn nỉ ỉ ôi dân New York. Và dân New York cuối cùng cũng chấp nhận bà.

Sau khi đắc cử thượng nghị sĩ, bà đã khiêm tốn chấp nhận vai trò “em út”, đi theo các thượng nghị sĩ thâm niên hơn để học nghề, mặc dù trước đây những người này vào Tòa Bạch Ốc đều phải cung kính cúi chào đệ nhất phu nhân.

Rồi bà ra tranh cử tổng thống trong đảng Dân Chủ. Với tất cả những chuẩn bị chu đáo, coi như chắc hơn đinh đóng cột. Nhất là khi uy tín của ông chồng bà còn hết sức lớn trong đảng Dân Chủ và trong khối dân lao động và dân da đen, những thành phần chủ lực của đảng.

Ngờ đâu tất cả các chương trình, kế hoạch bị đảo lộn hết bởi một anh vô danh, chẳng biết ở đâu nhẩy ra, chẳng có thành tích gì. Chỉ nhờ cái võ miệng, bốc lên ứng viên hàng đầu. Đáng giận hơn nữa, anh này lại là một anh da đen. Chẳng phải gì nhưng cử tri da đen từ trước đến nay vẫn là thành phần cử tri cột trụ của hai ông bà Clinton, bất ngờ bây giờ có một anh đen ra tranh cử, họ đổ xô đi bầu cho anh này (hơn 90%), làm bà mất ngay cái điểm tựa quan trọng nhất.

Kiểm điểm lại quá trình tranh cử, người ta nhận thấy bà Hillary không thành công chẳng phải vì mất phiếu da đen không, mà cũng vì khá nhiều yếu tố, một phần vì lỗi của chính bà, một phần vì… số trời.

Cái lỗi, hay nói đúng hơn, cái điểm bất lợi lớn nhất của bà là cái tên Clinton.

Thứ nhất, nước Mỹ là một nước dân chủ. Mà cứ phải nghe mấy cái tên Bush và Clinton mãi từ gần ba mươi năm qua (khi ông Bush cha ra tranh cử tổng thống năm 1979), thành ra có vẻ như hai triều đại của thời phong kiến đang tranh quyền, thay phiên nhau nắm quyền, giống như xứ ta có Trịnh-Nguyễn phân tranh trong mấy trăm năm vậy. Nghe khó chịu quá. Bộ thế giới này hết người rồi sao" Ông Bill Richardson, thống đốc New Mexico, một ứng viên tổng thống của Dân Chủ nhưng bị lọt đài, đã phải lên tiếng ấm ức than phiền “Bush, Clinton, Bush, Clinton, còn chúng tôi thì sao"” (“Bush, Clinton, Bush, Clinton, what about us"”).

Thứ nhì, cái tên Clinton cũng không phải là cái gì đáng quý ghê gớm. Trái lại, nó chỉ nhắc cho mọi người những cái xì-căng-đan của thời TT Clinton. Các lãnh tụ lớn của đảng Dân Chủ, vì quyền lợi chung của toàn đảng, đã phải cắn răng đứng ra bảo vệ cho Clinton khỏi trở thành phế đế. Nhưng không ai quên được TT Clinton đã làm đảng Dân Chủ bối rối và mất mặt như thế nào trong vụ Monica, cũng như bao vụ lem nhem khác. Từ chuyện lớn như nhận tiền “yểm trợ” của các tay lái buôn chính trị gốc Hoa, đến chuyện nhỏ như khi hết nhiệm kỳ thì “khiêng nhầm” hàng loạt đồ đạc trong Tòa Bạch Ốc về nhà riêng (sau đó phải trả lại). Các lãnh tụ lớn này lo ngại phe bảo thủ Cộng Hòa và báo chí sẽ lại bới móc những chuyện bẻ mặt ấy. Chưa nói đến chuyện ân xá hàng loạt những tội phạm đã là "ân nhân" của ông bà trong vài giờ trước khi mãn nhiệm tổng thống.

Thứ ba, TT Clinton là người có chủ trương áp dụng một chính sách trị nước kiểu “chân vạc” (triangulation), tự đặt mình trong thế độc lập đối với đảng Dân Chủ, tạo nên thế chân vạc với ba chân là đảng Dân Chủ, đảng Cộng Hòa, và tổng thống.

Ông áp dụng những chính sách tương đối ôn hòa, không quá cấp tiến, do đó đã làm mất cảm tình của nhóm cấp tiến cực đoan trong đảng Dân Chủ. Cho đến bây giờ, họ vẫn ghi nhớ, và lại còn nghi ngờ bà Hillary sẽ tiếp tục chính sách “phản đảng” này. Hậu quả dễ đoán là các lãnh tụ cấp tiến của Dân Chủ đều nhẩy ra công khai hậu thuẫn cho Obama. Chẳng hạn như các thượng nghị sĩ Ted Kennedy, John Kerry … Ngay cả cựu tổng thống Carter, cựu phó tổng thống Al Gore, chủ tịch đảng Howard Dean, và chủ tịch Hạ Viện là bà Nancy Pelosi cũng nghiêng về phía Obama, tuy chưa đến độ công khai lên tiếng hậu thuẫn.

Ngoài những yếu tố ấy, chính Hillary cũng đã gây ra những lỗi lầm to lớn. Ở nơi bà, người ta thấy hình ảnh một người đàn bà nhiều tham vọng, cứng rắn, thủ đoạn, sẵn sàng làm và nói bất cứ gì (kể cả nói láo), khóc và cười bất cứ lúc nào, để đạt được mục tiêu. Có người đã vặn vẹo tên của bà từ Hillary qua Hitlery để nhắc nhở lại hình ảnh một Hitler của Đức Quốc Xã!

Bà lớn tiếng đánh bóng quá trình và kinh nghiệm chính trị của mình, nhưng trên thực tế, bà chưa đề nghị được một dự luật nào trong hơn tám năm làm thượng nghị sĩ. Tuy nhiên tất cả những yếu tố này các đảng viên Dân Chủ đều đã biết từ trước mà hình như vẫn sẵn sàng bỏ qua, chấp nhận bà.

Cho đến ngày bà đụng độ với Obama.

Ông Obama này là tất cả những gì trái ngược lại với Hillary. Ông không phải là một bà già da trắng, mà là một ông trung niên da đen. Ông là một người không có quá khứ, không có tỳ vết (thật ra là có vài vấn đề, mãi gần đây mới lộ ra), khác với bà Hillary đây dẫy những chuyện lộn xộn. Ông có cái tên lạ lùng không giống như cái tên Clinton nghe phát chán rồi. Ông là một người có vẻ rất tự nhiên, không phải là một tài tử xi-nê-ma mà tất cả các hành động, cách đi đứng, giơ tay vẫy chào, cười nói, đều có đạo diễn sắp xếp trước như bà Hillary. Ông không phải chỉ suốt ngày đọc diễn văn soạn sẵn nhàm chán, mà chuyên môn xuất khẩu thành… khẩu hiệu hết sức sống động. Ông Obama nhắm vào thành phần trí thức cấp tiến có tiền và giới trẻ của các gia đình trung lưu có học, trong khi bà Hillary thì vẫn lo nắm giới lao động nghèo và các bà da trắng. Obama được báo chí cấp tiến tung hô ngất trời như là một tân giáo chủ của đạo Cấp Tiến, trong khi bà Hillary thì bị chê là đồ cổ. Ông tranh cử với một bức họa tươi đẹp về tương lai, trong khi bà Hillary thì lo thổi phồng quá khứ của mình, phân trần giải thích, và “khều chân” địch thủ, theo đúng truyền thống chiến tranh chính trị cổ điển Mỹ.

Dân Mỹ, là cái dân thích phiêu lưu, thích cái mới lạ, hay cả tin, dễ dụ, lại bị đầy mặc cảm là dân kỳ thị, nên đã ào ào bay về phía ông Obama, cũng giống như các con thiêu thân bay vào bóng đèn, mà chẳng ai cản nổi.

Ra quân đụng độ trận đầu tại Iowa, một tiểu bang thành trì của mình, bà Hillary bất ngờ bị thua xiểng liểng. Như người ta thường nói “khinh địch là mắc địch”.

Ra quân lần thứ hai, bà rút tỉa bài học, đổi chiến thuật, ra trước ống kính truyền hình khóc lóc để lấy cảm tình của các bà xồn xồn. Quả nhiên có tác dụng và bà thắng tại New Hampshire.

Ra quân lần thứ ba tại South Carolina, là một tiểu bang với thành phần cử tri da đen đông đảo, bà lại đổi chiến thuật. Cho ông chồng, đã từng được sự ái mộ của dân da đen và được gọi là “tổng thống da đen đầu tiên”, cùng bà xuất quân dụ dỗ cử tri da đen. Chẳng may, hai ông bà nhẩy ra tuyên bố lăng nhăng đụng chạm đến thần tượng của dân da đen, mục sư Martin Luther King, và làm mất lòng nên mất luôn hết phiếu của dân da đen kể từ đó.

Thế rồi đến ngày Thứ Ba Hồng Thủy, 5 Tháng 2, bà đã tưởng như sắp sửa thu dọn chiến trường sau khi đại thắng. Nhưng bất ngờ nữa, bà thắng tại một số ít tiểu bang lớn, mà thua Obama tại hàng loạt các bang nhỏ có nhiều dân da đen hay nhiều thành phần trí thức cấp tiến.

Sau ngày hồng thủy này là một chuỗi dài động đất: Bà thua liền tù tỳ tại mười hai tiểu bang lớn nhỏ. Chỉ vì trước đó đã quá ỷ y vào thắng lợi trong ngày Thứ Ba Hồng Thủy nên chẳng có kế hoạch gì và cũng chẳng có chương trình vận động nào cho những cuộc bầu sơ bộ tiếp nối. Hiển nhiên bà Hillary đã quá cả tin ngày Thứ Ba này sẽ là ngày đăng quang của mình.

Sau một thời gian tịnh dưỡng, chỉnh đốn kế hoạch, sa thải nhân viên cao cấp, tấn công Obama, bà giành được thắng lợi lại tại Texas, Ohio, và Pennsylvania. Nhưng thắng lợi quá nhỏ mà cũng quá muộn.

Người ta đếm số phiếu cử tri và số ghế đại biểu thì thấy bà đã hoàn toàn vô vọng nếu không vận động được sự hậu thuẫn của các “siêu đại biểu”.

Trong vụ ghế đại biểu này, người ta lại thấy thêm một lý do khiến bà Hillary thua một cách vô lý. Đó là cách tổ chức bầu sơ bộ hết sức phức tạp và kỳ lạ của đảng Dân Chủ, đưa đến nhiều tình trạng tréo cẳng ngỗng.

Như ở Iowa, cả tiểu bang có mấy triệu dân, chỉ có vài ngàn người chịu khó lặn lội bão tuyết tham dự các buổi họp thảo luận rồi bầu theo nhóm (caucus), một số lớn những người này là sinh viên “du học” từ các tiểu bang khác đến. Do sự vận động của Obama, họ từ các tiểu bang lân cận như Illinois (tiểu bang nhà của Obama) chạy qua ghi tên đại vào một trường học nào đó, ví dụ như một trường huấn nghệ hay một trường cộng đồng (community college), và sau đó với cái thẻ “sinh viên cư trú” (resident students) tại Iowa, có quyền đi bầu liền, theo luật của tiểu bang Iowa. Họ rủ nhau đi bầu hàng loạt cho Obama, khiến Obama bất ngờ thắng tại đây.

Bầu xong thì họ về lại tiểu bang nhà của họ!

Hay tại tiểu bang Texas với một hình thức bầu bán rắc rối nhất, đưa đến tình trạng dù bà Hillary hơn Obama cả trăm ngàn phiếu cử tri lại vẫn thua số ghế đại biểu. Trường hợp Nevada cũng tương tự: bà Hillary thắng phiếu cử tri mà lại được ít đại biểu hơn.

Hay tại Florida và Michigan là những tiểu bang lớn mà Hillary thắng lớn nhưng lại không có được một đại biểu, vì cơ sở đảng tại địa phương vi phạm luật lệ đảng, bị trừng phạt không cho cử đại diện bỏ phiếu tại đại hội đảng.

Bà Hillary than phiền về những bất công trên. Nhưng đó là những quy luật tranh cử đã có từ trước, áp dụng đồng đều cho tất cả các ứng viên. Nếu bà là người nhiều kinh nghiệm chính trường thì sao lại không biết “lèo lái” những luật chơi đó để phải thua tay mơ Obama"

Hiện giờ thì bà chỉ còn hy vọng nơi các chính trị gia lão thành, các “siêu đại biểu”. Nhưng họ lại toàn là những người rất thính mũi và rất chăm chú bảo vệ tương lai chính trị của họ. Họ nhìn vào những con số và bắt đầu sang ngang, nhẩy qua thuyền của Obama.

Dù vậy, hiển nhiên là bà Hillary cho đến nay chẳng hề có ý định bỏ cuộc. Đã có dư luận cho là, tuy biết sẽ thua Obama, bà vẫn tiếp tục tranh cử, đánh Obama tận tình, hy vọng sẽ làm Obama bị thương nặng và sẽ thua ứng viên Cộng Hòa John McCain vào tháng Mười Một này. McCain làm tổng thống và đến năm 2012, sẽ quá già, và bà Hillary lúc đó ra tranh cử nữa và sẽ có nhiều hy vọng thắng hơn.

Dù sao thì bà Hillary không phải là người duy nhất gặp chông gai trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Cả hai ông Obama và McCain cũng vất vả không kém. Chúng ta sẽ có dịp làm thầy bàn về hai ông này trong những dịp tới (27-4-08).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.