Hôm nay,  

Việt Nam: Trí Thức Việt Kiều Không Yêu Nước? - Tại Sao “Việt Kiều” Lạnh Nhạt Với Nghị Quyết 36, Quy Chế Miễn Thị Thực?

04/01/200800:00:00(Xem: 13528)

Hoa Thịnh Đốn.- Hy vọng trí thức Việt kiều về giúp nước đã thành chuyện mò kim đáy biển của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sau 3 năm thi hành Nghị quyết "Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài".

Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hoá - nghệ thuật,” nhưng thực tế vẫn chỉ là giấc mơ ngoài tầm tay.

Tại sao"

Trước tiên,  những “ddiều kiện ngày càng thuận lợi hơn” của Hà Nội vẫn giữ nguyên là lời của đầu môi, chót lưỡi.  Sự thật này đã được chứng minh trong  lời giải thích “cầu tài” của các viên chức Cộng sản về việc thi hành “Quy chế miễn thị  thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, có hiệu lực  từ ngày 1/9/2007.

Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An  nói với báo Hà Nội Mới  ngày 28-8-07 (Thế mới được thăng Thiếu tướng ngày 1-1-2008): “Chính sách đó dành cho những người gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc, không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây.”

Ngày 22/8/07, Lữ Phước Sơn thuộc Vụ Công Tác Cộng Đồng Thuộc Ủy Ban Người Việt Nam ở Nước Ngoài  nói với  Ban tiếng Việt đài BBC: “Việc chứng minh nguồn gốc Việt Nam không phải là điều khó khăn đối với kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, nhưng "chủ yếu là có thật tâm với việc về thăm quê hương, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, du lịch và về với thiện chí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập."

Thứ hai,  một khi Việt Nam Cộng sản tuyên bố “coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Ngoại giao, báo Nhân Dân, 29-8-2007) thì tại sao còn nuôi lòng dạ nghi ngờ những người Việt Nam muốn về thăm quê hương hay thăm dò khả năng đầu tư, giúp nước"

Lời nói cực kỳ  thù hận, chụp mũ, gây chia rẽ dân tộc của Thế và Sơn có giúp hàn gắn vết thương chưa lành sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam-Bắc không, hay chỉ thể hiện cái tâm địa thủ lợi của chế độ"

Bằng chứng của chủ trương lời nói không đi đôi với việc làm còn được trí thức Việt kiều từ Bỉ hồi hương, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đăng Hưng, phát biểu trên Báo điện tử VietNamNet ngày 2/3//07: “Vướng mắc cơ bản chính là rào cản tâm lý mà chưa có cơ chế phù hợp để xoá bỏ. Tôi có cảm tưởng là chưa có quyết tâm chính trị để thực thi Nghị quyết 36".

"Những tưởng sau Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, những vướng mắt trầm kha tồn đọng từ 30 năm nay sẽ được giải toả. Trên thực tế, từ hơn hai năm nay, việc huy động và sử dụng nguồn lực chất xám Việt kiều vẫn không được triển khai, dù chỉ một bước". "Cái hố tách rời do lịch sử để lại vẫn còn chưa được bồi lấp với một tốc độ cần thiết". Và vấn đề chất xám Việt kiều còn là "vấn đề quá nhạy cảm", liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, chưa có cơ quan tổng diện điều động được nhiều bộ, đủ quyền lực, đủ tâm, đủ tầm, đủ ý chí đứng ra gánh vác."

Đó là chuyện của 2 năm trước, nhưng những “vướng mắc” này vẫn tồn tại vào năm thứ ba của việc thi hành Nghị quyết 36.

TRÒ ĐÙA NGỘ NGHĨNH

Tại sao lại lung tung đến thế" Có phải vì Nhà nước không thành thật khi  kêu gọi Trí thức Việt kiều về giúp nước hay sợ trí thức sẽ mang về nước các tư tưởng dân chủ, tự do gây nguy cho chế độ"  Hay Nhà nước chỉ muốn “vắt chanh bỏ vỏ” nên trí thức còn e dè, ngần ngại"

Hà Nội từng ước lượng có trên 300 ngàn Việt kiều trí thức trong số trên 3 triệu ngườI Việt Nam ở nước ngoài, nhưng số ngườI trở về “giúp nước” chỉ mới có số đếm trên đầu ngón tay.

Thái độ lạnh nhạt của Trí thức Việt kiều đối với Hà Nội có thể thu gọn trong mấy lý do: 

- Tư duy lãnh đạo độc tài, phản dân chủ, quen thói chỉ huy bưng biền, cá nhân chủ nghĩa, gọi da bảo vâng, lý trưởng, mù quáng, ganh tị, mè nheo, tham nhũng, bất phục thiện, chồng chéo thủ tục, rườm rà tầng cấp của bộ máy đảng và nhà nước.

- Nghi ngờ lòng dạ người giúp mình sẽ thay mình, lật đổ chế độ, tay sai của ngoại bang, do các “thế lực thù địch” gài vào để lũng đọan nội bộ, phá hoại cách mạng, chống đất nước, cho công an bao vây, theo dõi, gài bẫy để loại bỏ sau khi đã học được cái hay, rút được cái tài của người.

 “Tại vì” hay “tại sao ” đã  có tình trạng này thì Cuộc Hội thảo diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) ngày 28-12-2007 giữa Nhà nước và một số Trí thức Việt kiều được mời về từ nước ngoài đã cho biết một số nguyên nhân.

Báo Người Viễn Xứ, chuyên về NgườI Việt Nam ở nước ngoài của Bộ NgoạI giao Việt Nam  cho biết  những người tham dự đã thảo luận các Đề tài: “Làm sao để phát huy nguồn lực trí thức VK đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước" Góp ý cho TP.HCM định hướng phát triển công nghệ cao, liên kết - hợp tác trong giáo dục bậc đại học và trên đại học”

Phóng viên Qùynh Lệ viết: “Ban tổ chức đã nhận được gần 30 bài tham luận và góp ý của các nhà trí thức Việt kiều và đã có 16 tham luận được trực tiếp trình bày tại hội thảo với nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi.”

Nhưng Ban Tổ chức lại không công bố các Bài Tham luận  nên không ai biết họ đã phát biểu ra sao. 

Người đọc chỉ thấy Lệ viết: “Trí tuệ, năng lực và tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn tài nguyên không nhỏ cho đất nước trong thời kỳ phát triển hiện tại mà không phải nước nào cũng có được. "Các trí thức, chuyên gia VK hàng đầu là những người có vốn liếng kiến thức rất quí báu, nếu tính gộp lại thì phải mất bao nhiêu tỷ Mỹ kim mới tích lũy được, mà nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương không mất tiền mà có thể nhờ vả được".

“Vâng, lực lượng trí thức VK là một tài sản vô giá, là nguồn lực mạnh mẽ có thể góp phần quan trọng đưa đất nước vững vàng hội nhập quốc tế. Nhưng những năm qua, sự đóng góp của VK nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng vẫn còn khiêm tốn so với thực lực; vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa mong muốn và thực tế.”

“DDược học tập, sống và làm việc nhiều năm ở những nước phát triển, bà con kiều bào đã quen với mức sống tiện nghi, đời sống xã hội văn minh, môi trường làm việc cao cấp với nền khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến.v.v. Do vậy khi trở về Việt Nam, một đất nước chưa phát triển, phải đối diện với nhiều khó khăn thực tại về kinh tế - xã hội, mà trong đó cũng còn không ít những chuyện tiêu cực của một số quan chức các cấp… cho nên đã có không ít  trí thức VK cảm thấy xa lạ, không thể hoà nhập, hoặc có phần chán nản. Vì vậy, họ vẫn băn khoăn trước sự chọn lựa: nên trở về nước hay không"”

Bài báo trích lời Tiến sỹ Trần Hà Anh, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Khoa học, Kỹ thuật Việt kiều (HKTVK) nói rằng: "Sự thiếu hiểu biết về thực tế của đất nước, tính phức tạp và áp lực đa dạng của môi trường cộng đồng, tầm ảnh hưởng của công tác truyền thông trong nước cũng đã làm cho nhiều trí thức kiều bào có thái độ do dự, chưa muốn dấn thân"

“Nhưng tại sao sự đóng góp của trí thức VK vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn"”. Lệ hỏi như thế và  đã trích lời  kỹ sư Lương Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị: “Có 3 nguyên nhân chính khiến các chuyên gia VK còn ngần ngại khi quyết định về nước làm việc: Đồng lương không cạnh tranh với nước ngoài; điều kiện làm việc không phù hợp; phải thay đổi chỗ ở kéo theo thay đổi sinh hoạt gia đình”. Do vậy, Để giải quyết bài toán thu hút trí thức VK dưới góc độ kinh tế học, Tuấn Anh đề nghị 2 giải pháp: “Thứ nhất, Nhà nước phải có những yêu cầu hết sức cụ thể về việc kêu gọi VK về nước. Nên vạch ra chính sách cụ thể để phát triển những ngành nghề quan trọng, đặt ra những yêu cầu cụ thể (đánh giá đúng khả năng) cho các chuyên gia VK trong từng chính sách, và đưa ra những quyền lợi về thu nhập, điều kiện làm việc... Thứ hai, Nhà nứơc cần có những chính sách đem lại cảm giác được đón tiếp như những người thân trở về nhà. Mọi sự đón tiếp ân cần chu đáo đều là sự khích lệ rất lớn, giúp cho VK cảm thấy được trân trọng và họ sẽ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn khi về nước làm việc".

Tiến sỹ Trần Hà Anh đề nghị thêm: “Cần phải đổi mới quan điểm đối với trí thức kiều bào: "Cần nhìn nhận và tôn vinh công sức mà Kiều bào đã để ra để học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, phấn đấu thăng tiến trong nghề nghiệp và đạt được những thành tích trong chuyên môn và quản lý, vươn lên giành những vị trí xứng đáng tại quốc gia đang định cư. Việc thu hút sự đóng góp chất xám, công nghệ, tay nghề của chuyên gia trí thức KB một cách tích cực và hiệu quả, cần dựa trên cơ sở Nhà nứơc ta trân trọng và có chế độ chính sách phù hợp..."

Giáo sư Tạ Văn Tài (Harvard Law School) phát biểu: “Trăm sông cũng trở về biển cả” (dân tộc), nhiều người tuổi đã cao, vì thương dân tộc mà muốn về nước phục vụ một thời gian rồi trở lại hải ngọai sống nốt tuổi già giữa đám con cháu. Với những người con ưu tú của dân tộc muốn về nước phục vụ một thời gian ngắn như vậy, thì nhà cầm quyền nên an tâm mà đối xử lịch sự với họ và để họ thỏai mái làm công tác khoa học phục vụ nhân dân. Trong sự tương kính như thế, trí thức/chuye^n gia hải ngoại sẽ tìm thấy" nghĩa của việc làm trong những năm sau cùng của cuộc đời, và họ sẽ khuyên con cái cũng là trí thức chuyên viên sẽ trở về nguồn cội (như kinh nghiệm của bao dân tộc lưu vong, như Do Thái chẳng hạn).”

Báo NgườI Viễn Xứ kể Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng nói rằng: “Việt Nam là quê hương của chúng ta. Nhưng đấy là một xã hội – bên những mặt được còn nhiều mặt chưa được, mà thị trường nhân dụng là mặt chưa được của Việt Nam”. "Sự trở về đóng góp của trí thức VK không hề là một cuộc trở về có trải thảm đỏ. VK phải trải qua con đường khá khó khăn: Tuy nhà nước có chính sách giúp trí thức VK nhanh chóng hòa nhập. Nhưng sử dụng được chính sách này lại phải một lần nữa kinh qua một quá trình thủ tục làm hồ sơ cực kỳ nhiêu khê”.

“DDể thu hút trí thức VK, theo Kỹ sư Lương Tuấn Anh, Nhà nước phải có yêu cầu hết sức cụ thể về việc kêu gọi VK về nước, vạch ra chính sách cụ thể để phát triển những ngành nghề quan trọng. Đánh giá đúng khả năng và sự đóng góp của trí thức VK bằng những quyền lợi về thu nhập, điều kiện làm việc.”

Những lời phát biểu này đã phản ảnh khá trung thực về chính sách “giở giăng giở đèn” của đảng CSVN đối với NgườI Việt Nam ở nước ngoài nói chung và Trí thức nói riêng.

Từ chỗ tiền hậu bất nhất đến nói một đàng làm một nẻo của đảng CSVN đã nói lên sự thiếu thành thật trong chủ trương đòan kết dân tộc của những người cầm quyền. Thực tế đến nay, sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36, đã chứng minh: Người Cộng sản chỉ muốn thu lợi khi  mời gọi Trí thức Việt kiều về giúp xây dựng đất nước để  giúp đảng Cộng sản đứng vững và tiếp tục độc quyền cai trị.  Đảng CSVN chỉ muốn “hòa hợp” mà không “hòa giải” nên coi Trí thức Việt kiều như những cán bộ của đảng  phải phục tùng, làm theo mệnh lệnh dù có phản khoa học.

Nhưng khi thấy lá bài dụ dỗ này không đạt được thì họ hô hóan lên vu cáo cho điều được gọi là do âm mưu  phá hoại của “diễn biến hòa bình” và  tuyên truyền chống phá đất nước của  “các thế lực thù địch”.

Thói quen “gắp lửa bỏ bàn tay” đã được báo Người Viễn Xứ chứng minh: “Ở hải ngoại, có một số trí thức/chuye^n gia rất muốn về giúp nước, nhưng trước những lời nói hay hành vi dèm pha hoặc xuyên tạc của một số người thiếu thiện chí hoặc những người chống cộng cực đoan, nên họ mang tâm trạng nước đôi”.

Phóng viên Qùynh Lệ không nêu tên người đã nói câu này tại Cuộc Hội thảo ở Sài Gòn mà chỉ viết: “DDây là ý kiến của một kiều bào Mỹ”. 

Rất tiếc, những cố gắng phủ nhận sự lạnh nhạt của người Việt Nam ở nước ngoài đối với “Nghị quyết 36” và “Quy chế miễn thị  thực” đã không xóa tan được những hình ảnh xấu của Nhà nước đã được  phơi ra bởi Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng và tại Cuộc Hội thảo ngày 28-12 (2007) tại Sài Gòn.

Thế mới biết “yêu nước” và “yêu xã hội chủ nghĩa” không cùng một nghĩa như nhau./-

Phạm Trần

(01/08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.