Hôm nay,  

Việt Nam: Trí Thức Việt Kiều Không Yêu Nước? - Tại Sao “Việt Kiều” Lạnh Nhạt Với Nghị Quyết 36, Quy Chế Miễn Thị Thực?

04/01/200800:00:00(Xem: 13529)

Hoa Thịnh Đốn.- Hy vọng trí thức Việt kiều về giúp nước đã thành chuyện mò kim đáy biển của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sau 3 năm thi hành Nghị quyết "Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài".

Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hoá - nghệ thuật,” nhưng thực tế vẫn chỉ là giấc mơ ngoài tầm tay.

Tại sao"

Trước tiên,  những “ddiều kiện ngày càng thuận lợi hơn” của Hà Nội vẫn giữ nguyên là lời của đầu môi, chót lưỡi.  Sự thật này đã được chứng minh trong  lời giải thích “cầu tài” của các viên chức Cộng sản về việc thi hành “Quy chế miễn thị  thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, có hiệu lực  từ ngày 1/9/2007.

Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công An  nói với báo Hà Nội Mới  ngày 28-8-07 (Thế mới được thăng Thiếu tướng ngày 1-1-2008): “Chính sách đó dành cho những người gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc, không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây.”

Ngày 22/8/07, Lữ Phước Sơn thuộc Vụ Công Tác Cộng Đồng Thuộc Ủy Ban Người Việt Nam ở Nước Ngoài  nói với  Ban tiếng Việt đài BBC: “Việc chứng minh nguồn gốc Việt Nam không phải là điều khó khăn đối với kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, nhưng "chủ yếu là có thật tâm với việc về thăm quê hương, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, du lịch và về với thiện chí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân trong nước cũng như của đất nước Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập."

Thứ hai,  một khi Việt Nam Cộng sản tuyên bố “coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Ngoại giao, báo Nhân Dân, 29-8-2007) thì tại sao còn nuôi lòng dạ nghi ngờ những người Việt Nam muốn về thăm quê hương hay thăm dò khả năng đầu tư, giúp nước"

Lời nói cực kỳ  thù hận, chụp mũ, gây chia rẽ dân tộc của Thế và Sơn có giúp hàn gắn vết thương chưa lành sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam-Bắc không, hay chỉ thể hiện cái tâm địa thủ lợi của chế độ"

Bằng chứng của chủ trương lời nói không đi đôi với việc làm còn được trí thức Việt kiều từ Bỉ hồi hương, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đăng Hưng, phát biểu trên Báo điện tử VietNamNet ngày 2/3//07: “Vướng mắc cơ bản chính là rào cản tâm lý mà chưa có cơ chế phù hợp để xoá bỏ. Tôi có cảm tưởng là chưa có quyết tâm chính trị để thực thi Nghị quyết 36".

"Những tưởng sau Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, những vướng mắt trầm kha tồn đọng từ 30 năm nay sẽ được giải toả. Trên thực tế, từ hơn hai năm nay, việc huy động và sử dụng nguồn lực chất xám Việt kiều vẫn không được triển khai, dù chỉ một bước". "Cái hố tách rời do lịch sử để lại vẫn còn chưa được bồi lấp với một tốc độ cần thiết". Và vấn đề chất xám Việt kiều còn là "vấn đề quá nhạy cảm", liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, chưa có cơ quan tổng diện điều động được nhiều bộ, đủ quyền lực, đủ tâm, đủ tầm, đủ ý chí đứng ra gánh vác."

Đó là chuyện của 2 năm trước, nhưng những “vướng mắc” này vẫn tồn tại vào năm thứ ba của việc thi hành Nghị quyết 36.

TRÒ ĐÙA NGỘ NGHĨNH

Tại sao lại lung tung đến thế" Có phải vì Nhà nước không thành thật khi  kêu gọi Trí thức Việt kiều về giúp nước hay sợ trí thức sẽ mang về nước các tư tưởng dân chủ, tự do gây nguy cho chế độ"  Hay Nhà nước chỉ muốn “vắt chanh bỏ vỏ” nên trí thức còn e dè, ngần ngại"

Hà Nội từng ước lượng có trên 300 ngàn Việt kiều trí thức trong số trên 3 triệu ngườI Việt Nam ở nước ngoài, nhưng số ngườI trở về “giúp nước” chỉ mới có số đếm trên đầu ngón tay.

Thái độ lạnh nhạt của Trí thức Việt kiều đối với Hà Nội có thể thu gọn trong mấy lý do: 

- Tư duy lãnh đạo độc tài, phản dân chủ, quen thói chỉ huy bưng biền, cá nhân chủ nghĩa, gọi da bảo vâng, lý trưởng, mù quáng, ganh tị, mè nheo, tham nhũng, bất phục thiện, chồng chéo thủ tục, rườm rà tầng cấp của bộ máy đảng và nhà nước.

- Nghi ngờ lòng dạ người giúp mình sẽ thay mình, lật đổ chế độ, tay sai của ngoại bang, do các “thế lực thù địch” gài vào để lũng đọan nội bộ, phá hoại cách mạng, chống đất nước, cho công an bao vây, theo dõi, gài bẫy để loại bỏ sau khi đã học được cái hay, rút được cái tài của người.

 “Tại vì” hay “tại sao ” đã  có tình trạng này thì Cuộc Hội thảo diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) ngày 28-12-2007 giữa Nhà nước và một số Trí thức Việt kiều được mời về từ nước ngoài đã cho biết một số nguyên nhân.

Báo Người Viễn Xứ, chuyên về NgườI Việt Nam ở nước ngoài của Bộ NgoạI giao Việt Nam  cho biết  những người tham dự đã thảo luận các Đề tài: “Làm sao để phát huy nguồn lực trí thức VK đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước" Góp ý cho TP.HCM định hướng phát triển công nghệ cao, liên kết - hợp tác trong giáo dục bậc đại học và trên đại học”

Phóng viên Qùynh Lệ viết: “Ban tổ chức đã nhận được gần 30 bài tham luận và góp ý của các nhà trí thức Việt kiều và đã có 16 tham luận được trực tiếp trình bày tại hội thảo với nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi.”

Nhưng Ban Tổ chức lại không công bố các Bài Tham luận  nên không ai biết họ đã phát biểu ra sao. 

Người đọc chỉ thấy Lệ viết: “Trí tuệ, năng lực và tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn tài nguyên không nhỏ cho đất nước trong thời kỳ phát triển hiện tại mà không phải nước nào cũng có được. "Các trí thức, chuyên gia VK hàng đầu là những người có vốn liếng kiến thức rất quí báu, nếu tính gộp lại thì phải mất bao nhiêu tỷ Mỹ kim mới tích lũy được, mà nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương không mất tiền mà có thể nhờ vả được".

“Vâng, lực lượng trí thức VK là một tài sản vô giá, là nguồn lực mạnh mẽ có thể góp phần quan trọng đưa đất nước vững vàng hội nhập quốc tế. Nhưng những năm qua, sự đóng góp của VK nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng vẫn còn khiêm tốn so với thực lực; vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa mong muốn và thực tế.”

“DDược học tập, sống và làm việc nhiều năm ở những nước phát triển, bà con kiều bào đã quen với mức sống tiện nghi, đời sống xã hội văn minh, môi trường làm việc cao cấp với nền khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến.v.v. Do vậy khi trở về Việt Nam, một đất nước chưa phát triển, phải đối diện với nhiều khó khăn thực tại về kinh tế - xã hội, mà trong đó cũng còn không ít những chuyện tiêu cực của một số quan chức các cấp… cho nên đã có không ít  trí thức VK cảm thấy xa lạ, không thể hoà nhập, hoặc có phần chán nản. Vì vậy, họ vẫn băn khoăn trước sự chọn lựa: nên trở về nước hay không"”

Bài báo trích lời Tiến sỹ Trần Hà Anh, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Khoa học, Kỹ thuật Việt kiều (HKTVK) nói rằng: "Sự thiếu hiểu biết về thực tế của đất nước, tính phức tạp và áp lực đa dạng của môi trường cộng đồng, tầm ảnh hưởng của công tác truyền thông trong nước cũng đã làm cho nhiều trí thức kiều bào có thái độ do dự, chưa muốn dấn thân"

“Nhưng tại sao sự đóng góp của trí thức VK vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn"”. Lệ hỏi như thế và  đã trích lời  kỹ sư Lương Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị: “Có 3 nguyên nhân chính khiến các chuyên gia VK còn ngần ngại khi quyết định về nước làm việc: Đồng lương không cạnh tranh với nước ngoài; điều kiện làm việc không phù hợp; phải thay đổi chỗ ở kéo theo thay đổi sinh hoạt gia đình”. Do vậy, Để giải quyết bài toán thu hút trí thức VK dưới góc độ kinh tế học, Tuấn Anh đề nghị 2 giải pháp: “Thứ nhất, Nhà nước phải có những yêu cầu hết sức cụ thể về việc kêu gọi VK về nước. Nên vạch ra chính sách cụ thể để phát triển những ngành nghề quan trọng, đặt ra những yêu cầu cụ thể (đánh giá đúng khả năng) cho các chuyên gia VK trong từng chính sách, và đưa ra những quyền lợi về thu nhập, điều kiện làm việc... Thứ hai, Nhà nứơc cần có những chính sách đem lại cảm giác được đón tiếp như những người thân trở về nhà. Mọi sự đón tiếp ân cần chu đáo đều là sự khích lệ rất lớn, giúp cho VK cảm thấy được trân trọng và họ sẽ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn khi về nước làm việc".

Tiến sỹ Trần Hà Anh đề nghị thêm: “Cần phải đổi mới quan điểm đối với trí thức kiều bào: "Cần nhìn nhận và tôn vinh công sức mà Kiều bào đã để ra để học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, phấn đấu thăng tiến trong nghề nghiệp và đạt được những thành tích trong chuyên môn và quản lý, vươn lên giành những vị trí xứng đáng tại quốc gia đang định cư. Việc thu hút sự đóng góp chất xám, công nghệ, tay nghề của chuyên gia trí thức KB một cách tích cực và hiệu quả, cần dựa trên cơ sở Nhà nứơc ta trân trọng và có chế độ chính sách phù hợp..."

Giáo sư Tạ Văn Tài (Harvard Law School) phát biểu: “Trăm sông cũng trở về biển cả” (dân tộc), nhiều người tuổi đã cao, vì thương dân tộc mà muốn về nước phục vụ một thời gian rồi trở lại hải ngọai sống nốt tuổi già giữa đám con cháu. Với những người con ưu tú của dân tộc muốn về nước phục vụ một thời gian ngắn như vậy, thì nhà cầm quyền nên an tâm mà đối xử lịch sự với họ và để họ thỏai mái làm công tác khoa học phục vụ nhân dân. Trong sự tương kính như thế, trí thức/chuye^n gia hải ngoại sẽ tìm thấy" nghĩa của việc làm trong những năm sau cùng của cuộc đời, và họ sẽ khuyên con cái cũng là trí thức chuyên viên sẽ trở về nguồn cội (như kinh nghiệm của bao dân tộc lưu vong, như Do Thái chẳng hạn).”

Báo NgườI Viễn Xứ kể Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng nói rằng: “Việt Nam là quê hương của chúng ta. Nhưng đấy là một xã hội – bên những mặt được còn nhiều mặt chưa được, mà thị trường nhân dụng là mặt chưa được của Việt Nam”. "Sự trở về đóng góp của trí thức VK không hề là một cuộc trở về có trải thảm đỏ. VK phải trải qua con đường khá khó khăn: Tuy nhà nước có chính sách giúp trí thức VK nhanh chóng hòa nhập. Nhưng sử dụng được chính sách này lại phải một lần nữa kinh qua một quá trình thủ tục làm hồ sơ cực kỳ nhiêu khê”.

“DDể thu hút trí thức VK, theo Kỹ sư Lương Tuấn Anh, Nhà nước phải có yêu cầu hết sức cụ thể về việc kêu gọi VK về nước, vạch ra chính sách cụ thể để phát triển những ngành nghề quan trọng. Đánh giá đúng khả năng và sự đóng góp của trí thức VK bằng những quyền lợi về thu nhập, điều kiện làm việc.”

Những lời phát biểu này đã phản ảnh khá trung thực về chính sách “giở giăng giở đèn” của đảng CSVN đối với NgườI Việt Nam ở nước ngoài nói chung và Trí thức nói riêng.

Từ chỗ tiền hậu bất nhất đến nói một đàng làm một nẻo của đảng CSVN đã nói lên sự thiếu thành thật trong chủ trương đòan kết dân tộc của những người cầm quyền. Thực tế đến nay, sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36, đã chứng minh: Người Cộng sản chỉ muốn thu lợi khi  mời gọi Trí thức Việt kiều về giúp xây dựng đất nước để  giúp đảng Cộng sản đứng vững và tiếp tục độc quyền cai trị.  Đảng CSVN chỉ muốn “hòa hợp” mà không “hòa giải” nên coi Trí thức Việt kiều như những cán bộ của đảng  phải phục tùng, làm theo mệnh lệnh dù có phản khoa học.

Nhưng khi thấy lá bài dụ dỗ này không đạt được thì họ hô hóan lên vu cáo cho điều được gọi là do âm mưu  phá hoại của “diễn biến hòa bình” và  tuyên truyền chống phá đất nước của  “các thế lực thù địch”.

Thói quen “gắp lửa bỏ bàn tay” đã được báo Người Viễn Xứ chứng minh: “Ở hải ngoại, có một số trí thức/chuye^n gia rất muốn về giúp nước, nhưng trước những lời nói hay hành vi dèm pha hoặc xuyên tạc của một số người thiếu thiện chí hoặc những người chống cộng cực đoan, nên họ mang tâm trạng nước đôi”.

Phóng viên Qùynh Lệ không nêu tên người đã nói câu này tại Cuộc Hội thảo ở Sài Gòn mà chỉ viết: “DDây là ý kiến của một kiều bào Mỹ”. 

Rất tiếc, những cố gắng phủ nhận sự lạnh nhạt của người Việt Nam ở nước ngoài đối với “Nghị quyết 36” và “Quy chế miễn thị  thực” đã không xóa tan được những hình ảnh xấu của Nhà nước đã được  phơi ra bởi Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng và tại Cuộc Hội thảo ngày 28-12 (2007) tại Sài Gòn.

Thế mới biết “yêu nước” và “yêu xã hội chủ nghĩa” không cùng một nghĩa như nhau./-

Phạm Trần

(01/08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.