Hôm nay,  

Chúa Đảng Hezbollah

30/11/200700:00:00(Xem: 9339)

Quái chiêu của Giáo chủ...

Tổng thống George W. Bush có thể đã hoàn lương và... thọ giới tửu. Từ hai chục năm nay, ông không uống rượu nữa. Cho nên, tối 27 ông không uống rượu ăn mừng những gì đã đạt được tại hội nghị quốc tế về hai nước Israel và Palestine được tổ chức tại Annapolis, thuộc tiểu bang Maryland.

Tại hội nghị mà mọi người đều cho là vô vọng và khó có kết quả, ông Bush đạt thành tích ngược đời là cả hai phe đối nghịch, Israel và Palestine, đều đồng ý là từ nay Hoa Kỳ sẽ là lực lượng duy nhất theo dõi, kiểm tra và thúc đẩy lộ trình tiến tới hoà bình cho dân Do Thái và Palestine. Xin đọc kỹ lại điều trên: Hoa Kỳ của ông Bush bị cả thế giới (chống Mỹ) lên án vì vụ Iraq, nay lại là trưởng tràng duy nhất có thẩm quyền hoà giải một vấn đề gai góc tại Trung Đông. Liên hiệp quốc (gồm có Liên bang Nga) hay Liên hiệp Âu châu, và Liên đoàn Á Rập xin cứ đứng ngoài giám trận!

Người khác mà gặp cảnh tứ bề thọ địch thì đã mau chân hòa giải để tháo chạy cho nhanh. Ông Bush thì không, vẫn cứ ôm rơm cho nặng bụng. Và còn có vẻ thích thú với những gì đã thực hiện - "nếu có phải làm lại (Tổng thống) tôi sẽ sẵn sàng". Một người điếc không sợ súng! Đã thế lại còn nhất định quần thảo với ngần ấy đòn phép của Quốc hội Dân chủ nhằm cắt lương đếm đạn cho lính để đòi ông rút quân tại Iraq.

Không sợ súng và lạc quan kinh niên, ông Bush mới triệu tập một hội nghị quy tụ mấy chục quốc gia, và hầu hết thế giới Hồi giáo, để cố giải quyết chuyện Palestine, một hồ sơ đã khiến hai Tổng thống Mỹ gãy răng tại Camp David, ông Carter và ông Clinton.

Và ông Bush có thể nâng ly ăn mừng vì hội nghị Annapolis lại có hy vọng thành hình. Không nâng ly tối 27, ông có thể thưởng thức hương thơm của cà phê buổi sáng hôm sau. Và tủm tỉm cười về chiêu pháp của Vladimir Putin nhằm phá vỡ hội nghị Annapolis.

Đó là món điểm tâm buổi sáng của ông Bush.

Chiêu pháp ấy là gì"

Ít người nhớ tới Yevgeny Promakov, một nguyên Thủ tướng của Boris Yeltsin, một tay tình báo kỳ cựu và chuyên gia về Trung Đông của Nga, người đã cố bay qua Baghdad để cấp cứu Saddam Hussein năm 1991, trước khi Hoa Kỳ nhập cuộc và giải phóng Kuweit.

Vào đầu tháng 11, nhân vật kỳ bí ấy bỗng tái xuất giang hồ và thăm viếng Syria với "tư cách riêng". Với một thông điệp riêng của Tổng thống Vladimir Putin. Nội dung lời nhắn này có thể là "nên bọc xuôi, và tham dự hội nghị Annapolis tại Mỹ còn hơn là tổ chức một hội nghị "chống Annapolis" tại thủ đô Damascus của Syria với sự tham dự của phe Hamas cực đoan". Sau chuyến đi của Primakov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga và Đặc sứ về Trung Đông của Putin bay qua Israel nói chuyện.

Kết quả được phía Do Thái đưa ra ngày hôm qua là trong khi Israel dàn xếp với Palestine về lộ trình hoà bình giữa hai nước tại hội nghị Annapolis, Israel cũng được Nga đề nghị kế hoạch hợp tác với Syria, do Liên bang Nga bảo trợ, để giải quyết vấn đề Cao nguyên Golan (Golan Heights) mà Israel chiếm được của Syria năm 1967. Và với lợi thế đó, Syria sẽ đề cập tới vai trò của lực lượng Hamas hiện đang kiểm soát dải Gaza.

Vladimir Putin tất nhiên không có ý mưu tìm hoà bình tại Trung Đông, nhất là khi Hoa Kỳ tự đảm nhiệm vai trò gai góc và bạc bẽo ấy. Ông chỉ muốn lồng thêm cái gai Golan Heights trong mối quan hệ đã rối bù giữa các nước, điều ông Bush muốn gạt ra ngoài nghị trình của hội nghị Annapolis. Và qua Syria, Putin muốn đặt lại sức nặng của phe Hamas - mà ông Bush coi như không hiện hữu - vào bàn cân giữa Israel và Palestine.

Ly cà phê buổi sáng của ông Bush bỗng như thiếu đường! Liên bang Nga không thể không nhảy vào phá rối và kéo các nước liên hệ đi lòng vòng qua những ngả không có lối thoát. Và bế tắc từ sau hội nghị Annapolis sẽ là một thất bại - nữa - của Hoa Kỳ.

Nhưng không chỉ có Liên bang Nga mới muốn quậy cho nát cái nồi cháo heo tại Trung Đông. Các Giáo chủ của Iran cũng thế, và có đòn bẩy dài hơn rất nhiều. Đó là lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Hezbollah có nghĩa là "đảng của Chúa", và ở đằng sau, Iran mới là Chúa đảng.

Từ nguyên thủy, Iran đã thành lập lực lượng khủng bố này và trao cho Syria nuôi nấng để vừa gây rối tại Lebanon vừa làm sáng danh cái đạo lớn của hệ phái Shia trong thế giới Hồi giáo. Lực lượng này khét tiếng với các vụ bắt cóc tại Lebanon hơn 20 năm trước, đã tấn công Sứ quán Mỹ tại Beirut vào đầu năm 1983, đánh tan cao ốc của Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Beirut năm1985 khiến Ronald Reagan phải ra lệnh triệt thoái khỏi Lebanon. Chính là công trạng chống Mỹ của Hezbollah đã khuyến khích Osama bin Laden, thuộc một hệ phái của phe Sunni, phải chơi bạo và lấy tiếng với vụ 9-11.

Thật ra, trong việc vận dụng lực lượng Hezbollah, hai nước Iran và Syria ở vào cảnh đồng hội mà không đồng thuyền.

Syria chỉ là tay trung gian muốn quậy phá Lebanon để gây rối cho Israel, chứ Iran mới là chủ chi và chủ quản lực lượng Hezbollah nhằm quậy cho nát khối Hồi giáo Sunni và hà hơi tiếp sức cho các nhóm Hồi giáo cuồng tín nhất. Các lãnh tụ Hezbollah, những tay đặc công đầy khả năng, coi các Giáo chủ tại Tehran là đồng đạo và đáng tin cậy.

Khi Tổng thống Bush cùng Ngoại trưởng Condoleezza Rice cố tổ chức hội nghị Annapolis thì cũng là lúc Tổng thống Emile Lahoud tại Lebanon mãn nhiệm, ngày 23 tháng 11 tuần qua. Emile Lahoud chỉ là con rối của Syria cấy tại Lebanon và nay đã bị cắt dây nên Lebanon hiện không có lãnh đạo, với lực lượng Hezbollah đang tìm cách khuynh đảo chính trường. Ai sẽ lãnh đạo Lebanon sau này thì còn tùy ở lực lượng Hezbollah và chúa đảng ở đằng sau là Iran.

Năm ngoái, do Tehran bật đèn xanh, Hezbollah đã mở màn khiêu khích Israel từ miền Bắc Lebanon, được tiến hành nhịp nhàng cùng đợt tấn công của Hamas từ dải Gaza. Liên hiệp quốc phải nhảy vào can thiệp để đạt thoả ước ngưng bắn giữa Hezbollah và Israel. Kết quả là một lực lượng mũ xanh của Liên hiệp quốc có nhiệm vụ lập ra vùng trái độn giữa Lebanon và Israel. Khu vực này nằm từ miền Nam sông Litani tới biên giới Israel, được 13.000 binh lính của Lực lượng Lâm thời của Liên hiệp quốc (UNIFIL) quản trị.

Thật ra, khu vực này của UNIFIL cũng lủng như tổ ong, bên trong là các nhóm đặc công du kích của Hezbollah đang tái lập cơ sở. Khoảng trống chính trị tại Beirut sau khi Tổng thống Lahoud ra đi sẽ sớm được Hezbollah tràn vào và gây ra nội chiến. Thế rồi, với sự điều động của Tehran, Hezbollah có thể lại tung quân khiêu khích Israel ở mạn dưới.

Tổng thống Bush có thể cố gắng rất nhiều với hội nghị Annapolis, và có khi sẽ tránh được đòn phá rối của Liên bang Nga qua lá bài Syria. Nhưng chưa chắc là Israel đã lại chịu đựng nổi một đợt khiêu khích mới của Hezbollah. Và lập trường thỏa hiệp của Thủ tướng Ehuh Olmert lại bị thách đố nữa.

Màn hai của hội nghị Annapolis có khi sẽ được Hezbollah trình diễn tại Lebanon, với sự cổ võ của Tehran. Hãy chờ xem! 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.