Hôm nay,  

Vatican Sẽ Cứu VN Thoát CPC, HT Nhất Hạnh Sẽ Về Phật Đản

12/11/200700:00:00(Xem: 7543)

Trong khi đài BBC loan tin dưa. theo báo Straits Times từ Singapore rằng Việt Nam đang gặp cơ nguy đưa trở lại vào danh sách các nước quan ngại CPC của Hoa Kỳ vì đàn áp tôn giáo, thì báo Thanh Niên từ Hà Nội loan tin rằng Đaị Lễ Phật Đản Tam Hợp LHQ 2008 đã lên chương trìn tổ chức tại Hà Nội và trong đó Thiền Sư Nhất Hạnh sẽ là một trong 3 diễn giả qúôc tế thuyết trình.

Bản tin BBC với nhan đề bản tin là câu hỏi “Hoa Kỳ sẽ đưa VN vào lại CPC"” ghi nhận, trích:

“Báo Straits Times của Singapore vừa có bài nói phúc trình sắp ra của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Quốc Hội Hoa Kỳ có thể làm sứt mẻ quan hệ đang thân thiện giữa hai nước.

Nhà báo Roger Mitton của Straits Times tại Hà Nội trong bài viết ngày 10/11/2007 nhận định rằng ủy ban kể trên sẽ trình Quốc hội Mỹ bản báo cáo với nội dung nặng về chỉ trích tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam sau chuyến đi tìm hiểu thực trạng trong hai tuần...”

Phái đoàn ủy ban này đã gặp nhiều giới tại VN, từ lãnh đạo cao cấp như thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, cho tới các “nhân vật tôn giáo bất đồng chính kiến như Hòa thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và là người được đề cử nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay.”

BBC ghi nhận  từ thông tin kia cho biết:

“...Ông Chris Seiple, chủ tịch một viện nghiên cứu tôn giáo của Hoa Kỳ có tên Institute for Global Engagement, được trích lời nói "Ủy ban sẽ chỉ trích nhiều hơn và có thể với ý định muốn đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC".

Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách CPC vào tháng 11/2006 khi Tổng thống George W Bush tới Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh APEC...”

Vậy rồi Hà Nội sẽ chống đỡ ra sao"

Bản tin BBC cho biết là Hà Nội sẽ tìm cách lập bang giao với Vatican, và chính Vatican sẽ lên tiếng phản đối Mỹ, trích:

“Theo tác giả, để tỏ ra đồng thuận với trang mới trong quan hệ với Hà Nội, Vatican tỏ ý sẽ phản đối bất cứ động thái nào của Hoa Kỳ nhằm đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.

 Bà Tôn Nữ Thị Ninh được trích lời nói "Nếu Việt Nam thiết lập quan hệ với Cộng đồng Công giáo thế giới và có những dấu hiệu cho thấy chuyện đó sẽ xẩy ra, điều này sẽ giúp chúng tôi đạt được mục đích hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và làm cho những giáo dân Công giáo trong nước cảm thấy an toàn hơn"...”

Trong khi đó, phóng viên Giao Hưởng của baó Thanh Niên hôm 11-11-2007 ghi nhận về “DDại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Hà Nội” như sau:

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ về tham dự

Ngày 10.11, tại TP.SG, Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak LHQ) họp báo, chính thức thông báo đại lễ sẽ tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia và Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô từ ngày 13 - 18.5.2008 với khoảng 500 đoàn đại biểu Phật giáo trên thế giới về dự. Theo chương trình, Chủ tịch nước sẽ khai mạc đại lễ, Thủ tướng đọc diễn văn bế mạc và chủ tọa buổi dạ tiệc với 150 nhà lãnh đạo, học giả Phật giáo thượng thủ trên thế giới. Đại lễ này được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là một trong những ngày lễ quốc tế về văn hóa và tôn giáo, nên yếu tố văn hóa được đặc biệt quan tâm với nhiều hình thức trình diễn và triển lãm giới thiệu văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Về hội thảo, GS.TS Lê Mạnh Thát và Đại đức TS Thích Nhật Từ thay mặt Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2008, cho biết, có 3 vị được mời thuyết trình chính là Thiền sư Thích Nhất Hạnh (từ Pháp về), Hòa thượng Bodhi Bhikkhu (Hoa Kỳ) - dịch giả kinh tạng Pali ra tiếng Anh - và GSTS Amatya Sen - giải Nobel kinh tế. Trước đại lễ một tuần, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ về Việt Nam hướng dẫn khóa tu đặc biệt dành cho khoảng 500 người ngoại quốc được mời dự thính trong dịp này.”

Cũng nên nhắc rằng, bản tin từ thông tấn nhà nứơc TTXVN hôm 11-11-2007 đăng trên báo Hà Nội Mới cho biết:

“...sẽ có hơn 4.000 nhà lãnh đạo Phật giáo, học giả, các chư tôn đức, hành giả Phật giáo từ trên 70 quốc gia tham dự sự kiện này...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.