Hôm nay,  

Viễn Ảnh Của Tôi Về Một Tương Lai Nhân Ái

08/11/200700:00:00(Xem: 6339)

Dalai Lama. (Photo courtesy of Andy Vu, 2007)

- Bài của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trích nhật báo Washington Post, Chủ Nhật, ngày 21 tháng 10, 2007; Trang B01)

Bạo lực hung tàn sẽ không bao giờ chế ngự được niềm khao khát căn bản nhất của con người là có được tự do.  Hằng ngàn người đã xuống đường nơi những thành phố Đông Âu trong những thập niên qua, niềm cương quyết không hề lay chuyển của dân tôi nơi quê nhà Tây Tạng, cùng với những cuộc biểu tình tại Miến Điện trong thời gian gần đây -- tất cả đều là những nhắc nhở hùng hồn của chân lý.  Tự do chính là căn nguyên của mọi hoạt động và phát triển của con người.  Theo lề lối suy nghĩ của chế độ cộng sản, thật là thiếu sót vô cùng nếu nghĩ rằng chỉ cần đem đến cho người ta cơm ăn áo mặc và nơi ăn chốn ở là đã quá đủ. Nếu chúng ta có cơm áo và nhà ở nhưng thiếu mất bầu không khí quý báu của tự do để nuôi dưỡng bản chất sâu sắc trong ta, thì chúng ta chỉ tồn tại như một nửa con người.

Trong quá khứ, những người bị đàn áp thường tìm đến bạo động trong cuộc tranh đấu của họ để tìm giải thoát. Nhưng những người nhìn xa thấy rộng như ngài Mahatma Gandhi và  Mục Sư Martin Luther King, Jr. đã cho chúng ta thấy rằng những thay đổi tốt đẹp vẫn có thể được thực hiện một cách bất bạo động.  Tôi tin rằng, ở mức độ căn bản nhất của con người, đa số chúng ta đều mong muốn sống yên bình. Trong sâu thẳm tâm hồn, chúng ta khát khao sự phát triển có tính cách xây dựng đem đến phúc lợi, và chán ghét sự tàn phá hủy hoại.

Hơn nữa, chúng ta cần phải quán xét xem mối liên hệ giữa chúng ta và câu hỏi liên quan đến việc sử dụng bạo động trong thế giới rất mực liên đới ngày hôm nay là một mối liên hệ như thế nào.  Lắm khi người ta cảm thấy rằng họ có thể giải quyết được một vấn đề nào đó một cách nhanh chóng bằng vũ lực, nhưng sự thành công dựa trên bạo lực thường xuyên phải dẫm đạp lện trên quyền lợi và an sinh của người khác.  Có thể một vấn đề nào đó được giải quyết, nhưng hạt giống của một vấn đề khác vừa được gieo mầm, và do đó, sẽ đưa đến một thiên sử mới trong cái vòng lẩn quẩn của bạo động và chống trả bạo động.

Từ cuộc Cách Mạng Nhung ở Tiệp Khắc trước đây cho đến phong trào đòi hỏi tự do dân chủ được nhiều người hưởng ứng tại Phi Luật Tân, thế giới đã thấy rằng con đường bất bạo động có thể đưa đến những thay đổi chính trị tốt lành.  Nhưng phương pháp thực hiện bất bạo động một cách chân thành vẫn còn đang ở trong vòng thử nghiệm.  Nếu thử nghiệm thành công thì phương thức này có thể đưa đến một thế giới an bình hơn nhiều lắm.  Chúng ta cần phải  dung dưỡng một phương thức thực tiễn hơn để có thể đương đầu với những bất đồng của nhân loại, một phương thức gần gũi hoà hợp hơn với một thực tại mới.  Thực tại ở đây chính  là sự liên đới rất sâu đậm trong một thế giới mà những khái niệm xưa cũ như chúng ta và bọn họ không còn thích hợp nữa. 

Quan niệm cho rằng một chiến thắng hoàn toàn cho phe ta và một sự bại trận hoàn toàn cho phe địch là một quan niệm bất khả thi.  Trong những bất đồng có tính chất bạo động, những người vô tội thường xuyên là những nạn nhân đầu tiên, giống như cuộc chiến tại Iraq cũng như cuộc khủng hoảng tại Sudan Darfur đã nhắc cho ta nhớ về điều đau lòng này. Ngày  nay, giải pháp khả thi để giải quyết các bất đồng của nhân loại là con đường xuyên qua đối thoại và hoà giải dựa trên tinh thần hoà hiệp.

Rất nhiều những vấn đề chúng ta phải đối đầu ngày hôm là những sản phẩm do chính chúng ta tạo ra.  Tôi tin rằng một trong những căn nguyên của những vấn đề nhân tạo này là do con người không có khả năng kềm chế được tâm trí và con tim dễ bị khích động của mình -- và đây là một lãnh vực mà giáo lý của những nền tôn giáo lớn trên thế giới có thể đóng góp đắp bồi.

Một lần kia, một nhà khoa học gia ở Chile đã nói với tôi rằng nếu các nhà khoa học gia cảm thấy bám chấp vào một lãnh vực nghiên cứu đặc biệt nào đó của riêng họ  thì điều này không thích hợp [cho vấn đề nghiên cứu] vì việc ấy sẽ làm giảm đi tính khách quan trong họ.  Cá nhân tôi là một hành giả theo gót chân Phật, nhưng nếu tôi trộn lẫn lòng tín tâm của tôi đối với đạo Phật cùng với sự bám chấp của tôi về tôn giáo này thì tâm tôi sẽ trở nên thiên vị đối với tôn giáo ấy.  Tâm thiên vị sẽ không bao giờ giúp ta thấy được một bức tranh toàn diện, và bất cứ một hành động nào xuất phát từ tâm thiên vị ấy cũng sẽ không đi đôi với thực tại.  Nếu những tín đồ của các tôn giáo khác nhau có thể lưu ý đến lời cố vấn của nhà khoa học gia trên đây và cố gắng đừng để cho tâm bám luyến vào chính truyền thống tín ngưỡng của họ thì điều này có thể ngăn chặn được sự phát triển của chủ nghĩa chính thống cực đoan (fundamentalism).  [Sự khách quan] cũng có thể giúp cho những tín đồ này có thể phát khởi được lòng tôn kính chân thành đối với những truyền thống tu tập khác với truyền thống tu tập của riêng họ.  Tôi thường lên tiếng nói rằng trên bình diện tín ngưỡng cá nhân, ta có thể tuân theo nguyên tắc một chân lý, một tôn giáo nhưng đồng thời, trong khung cảnh của một xã hội rộng lớn hơn thì chúng ta nên dung dưỡng nguyên tắc nhiều chân lý, nhiều tôn giáo.  Tôi không thấy có điều gì nghịch lý giữa hai nguyên tắc này.

Tôi không có ý phát biểu đề nghị cho rằng tôn giáo là điều không thể thiếu để đưa đến một đời sống đức hạnh vững bền, hoặc nói cho cùng, để đưa đến một hạnh phúc chân thực.  Cuối cùng, cho dù ta là một người có niềm tin [vào tín ngưỡng] hay không có niềm tin [vào tín ngưỡng] thì điều cần thiết là ta phải là một con nguời tốt, có lòng nhân hậu và có một trái tim từ ái ấm áp.  Dựa trên tương quan của mối liên hệ tương tức (interconnection) sâu sắc, ta sẽ có được lòng quan hoài sâu đậm dành cho người khác, và đây mới chính là tinh túy của giáo lý của tất cả những nền tôn giáo lớn trên thế giới.   Trong những cuộc du hành của tôi, tôi luôn luôn  quan niệm rằng trọng trách đầu tiên nhất của tôi là cổ võ làm cho tăng trưởng những đức hạnh tốt lành căn bản nhất của loài người -- (1) sự cần thiết và sự quý trọng giá trị của tình yêu thương, (2) khả năng tự nhiên của chúng ta [để phát triển] lòng từ bi nhân ái, và (3) sự cần thiết của một tình cảm chân thành dành cho đồng loại.  Cho dù khuôn mặt kia có mới lạ đến mấy chăng nữa, bộ quần áo và cung cách hành xử kia có khác biệt đến đâu chăng nữa thì cũng không có một hố ngăn cách nào đáng kể giữa chúng ta và những người khác.

Lần đầu tiên khi tôi được nhìn thấy một tấm hình chụp Trái Đất này từ bên ngoài không gian, hình ảnh đó đã đánh động tâm thức tôi và đem tôi trở về nhà để thấy rằng  hành tinh này mới thật nhỏ bé và mỏng manh biết bao và những tranh chấp của ta mới thật hèn mọn biết bao.  Sống trong những dị biệt do vọng tưởng, chúng ta dường như quên mất đi rằng những nền tôn giáo khác nhau của thế giới, những chủ thuyết và những hệ thống chính trị được ra đời cốt là để phục vụ nhân loại chứ không phải để hủy hoại nhân loại.  Khi tôi đi du hành đến xứ Cộng Hoà Liên Bang Nga-Xô trước đây vào cuối thập niên 1970, tôi đã gặp phải một tâm lý sợ hãi hoang tưởng lan rộng, ngay cả giữa những người dân Nga bình thường cũng vậy, họ đều mang mối sợ hãi là thế giới Tây Phương thù ghét họ nhiều  đến nỗi có thể sẵn sàng xâm lăng đất nước họ.  Lẽ dĩ nhiên, tôi biết rằng đây chỉ thuần tuý là [sản phẩm của] vọng tưởng.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta nên có một nhận thức căn bản về tính nhất thể (oneness) của nhân loại và phải xem đây là nền tảng cho tất cả những quan niệm của chúng ta về thế giới này và về những thử thách của thế giới ấy.  Từ tình trạng tăng nhiệt toàn cầu (global warming) rất nguy ngập, cho đến sự cách biệt to lớn giữa người giàu và người nghèo, từ sự leo thang của tình trạng khủng bố toàn cầu cho đến những khủng hoảng tranh chấp theo vùng miền, chúng ta đều cần đến một sự chuyển đổi căn bản trong thái độ và trong tâm thức của chúng ta -- [chúng ta cần] một cái nhìn rộng lớn bao quát và toàn diện hơn.

Là một tập thể xã hội, chúng ta cần phải chuyển đổi thái độ căn bản của chúng ta đối với cách thức chúng ta giáo dục những thế hệ non trẻ hơn ta.  Trong hệ thống giáo dục hiện đại, có một điều gì đó thật thiếu sót  từ ngay trong trứng nước khi nói đến việc giáo dục một trái tim nhân bản (a human heart).  Trong khi tất cả mọi người đang đào xới câu hỏi quan trọng này thì tôi có niềm hy vọng rằng chúng ta có thể cải đổi lại  tình trạng mất quân bình hiện nay giữa sự phát triển của bộ óc với sự phát triển của con tim của chúng ta.

Để có thể khuyến khích giúp tăng trưởng tấm lòng từ bi nhân ái to lớn hơn, chúng ta cần phải quan tâm một cách đặc biệt đến vai trò của phụ nữ. Những bà mẹ đã phải mang  thai nhi trong nhiều ngày tháng ngay trong cơ thể của mình, và từ một góc nhìn dựa trên sinh vật học thì người phụ nữ nói chung có thể mang trong người một sự nhạy cảm sâu sắc hơn trong con tim và một khả năng thấu cảm (empathy) mạnh mẽ hơn.  Người thầy đầu tiên dạy cho tôi về tình yêu thương và lòng từ bi chính là mẹ của tôi, là người đã ban cho tôi tình yêu thương cực độ.  Tôi không có ý củng cố bằng cách này hay cách khác quan niệm truyền thống cho rằng vị trí của người đàn bà hạn chế đóng khuôn trong căn nhà [gia đình].  Tôi tin rằng hiện nay đang là thời điểm mà người phụ nữ có thể dấn thân nhiều hơn trong tất cả những lãnh vực  của xã hộ nhân loại, trong một thời đại mà định nghĩa về lãnh đạo được dưa. trên giáo dục và khả năng liên hệ đến tâm trí, chứ không phải dựa trên sức mạnh của cơ  thể.  Điều này có thể giúp thiết lập một xã hội bình đẳng và từ bi nhân ái hơn.

Nói chung, tôi cảm thấy lạc quan về tương lai.  Trước đây ngay từ những thập niên 1950 và 1960, người ta  đã tin rằng chiến tranh là một tình trạng không thể tránh được của nhân loại và những tranh chấp chỉ có thể được giải quyết qua việc sử dụng bạo lực.  Ngày hôm nay, cho dù những tranh chấp và mối đe doạ khủng bố vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng phần lớn con người đều có một lòng quan tâm chân thành về hoà bình thế giới, ít để tâm hơn vào việc đề ra những chủ thuyết và có những cam kết gắn bó hơn vào sự chung sống hoà đồng (coexistence).

Những thay đổi nhanh chóng trong thái độ của chúng ta đối với Trái Đất này cũng là một nguồn hy vọng.  Cho đến mới gần đây, chúng ta đã tiêu dùng nhiên liệu của quả địa cầu này một cách hết sức vô tâm giống như là những nhiên liệu đó sẽ vĩnh viễn không phải giờ hết.  Ngày nay, không những cá nhân mỗi người mà ngay cả các cơ quan chính quyền cũng đều tìm kiếm một hệ thống kiến trúc thái sinh học mới (a new ecological order).  Tôi vẫn hay nói đùa rằng mặt trăng và những vì tinh tú nhìn thấy rất đẹp, nhưng nếu có ai trong chúng ta phải thử sinh sống ở trên trăng sao  thì chúng ta sẽ vô cùng khốn khổ. Hành tinh xanh của chúng ta là môi trường sống tuyệt vời nhất mà ta biết đến.  Sự sống của hành tinh xanh ấy là sự sống của chúng ta, tương lai của hành tinh ấy là tương lai của chúng ta.  Bây giờ Bà Mẹ Thiên Nhiên đang lên tiếng cho chúng ta biết là chúng ta phải hợp tác với bà.  Đối diện với  những vấn đề toàn cầu như vậy khi mà hậu quả của căn nhà kính (greenhouse effect) và sự suy hoại của lớp hoá học o-zon (ozone layer) đang xảy ra thì những cơ quan tự trị hay tự mỗi một quốc gia sẽ trở thành bất lực.  Bà mẹ của chúng ta đang dạy cho chúng ta bài học về một trách nhiệm hoàn vũ (universal responsibility).

Thế kỷ thứ 20 đã trở thành một thế kỷ của tranh chấp đổ máu; trái với cái khởi đầu băng hoại này, thế kỷ 21 có triển vọng trở thành một thế kỷ của đối thoại, khi mà lòng từ bi nhân ái, hạt mầm của bất bạo động, có thể trổ hoa.  Nhưng chỉ những lời cầu chúc tốt lành sẽ không thể đủ.  Một cách hết sức nghiêm cẩn, chúng ta phải toàn tâm toàn ý tìm câu trả lời cho câu hỏi liên quan đến sự leo thang của vũ khí  và có những cố gắng khắp nơi trên thế giới để đưa đến một hình thức giải trừ quân bị rộng lớn hơn (greater external disarmament).

Những phong trào nhân loại to lớn phát xuất từ những đề xướng của những cá nhân trong cộng đồng nhân loại.  Nếu bạn cảm thấy là bạn không thể tạo được một ảnh hưởng gì  [trong những phong trào này] thì người ngồi kế bên bạn cũng sẽ có thể chán nản ngả lòng, và một cơ hội to lớn quý báu có thể sẽ bị đánh mất.  Ngược lại, mỗi nguời trong chúng ta có thể tạo cảm hứng cho người khác chỉ thuần bằng cách cố gắng phát khởi những tác ý vị tha trong chính chúng ta -- và bước vào thế giới này bằng một trái tim và một tâm trí được tôi luyện bởi lòng từ bi nhân ái.

*

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Tenzin Gyatso, là vị lãnh đạo tinh thần của quốc gia Tây-Tạng. Kể từ năm 1959, ngài đã đến cư ngụ tại thành phố Dharamsala ở miền Bắc xứ Ấn Độ, là thủ phủ của chính quyền lưu vong Tây-Tạng.

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2007/10/17/AR2007101701140.html

Tâm-Bảo-Đàn chuyển Việt ngữ để kỷ niệm ngày 17 tháng 10, 2007 nhân dịp đức Đạt Lai Lạt Ma  nhận giải Huy Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Điện thư:  tam_bao_dan@yahoo.com; Trang nhà:  http://www.vietvajra.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.