Hôm nay,  

Hoa Thịnh Đốn: “Đây Mùa Thu Tới!”

05/11/200700:00:00(Xem: 7786)

Hình ảnh mùa thu vùng Hoa Thịnh Đốn (Photo Ngô Khắc Luân)

Mùa Thu ở Hoa Thịnh Đốn kéo dài ba tháng, bắt đầu từ 21 Tháng 9 đến 21 Tháng 12. Mỗi năm cứ sau Halloween  thời  tiết bắt đầu trở lạnh, lá cây trỗ màu, buổi sáng có sương mù, bầu trời ãm đạm, âm u, xế trưa  có nắng vàng hanh và gió heo mai, lá vàng rơi nhẹ làm cho cảnh Thu thêm thơ mộng,  xao xuyến những tâm hồn nghệ sĩ…

Vào mùa Thu ngày ngắn, đêm hơi lạnh và dài  nên lá cây bắt đầu trổ màu. Có năm thời tiết thuận hòa, thích  hợp,  lá Thu trổ màu vàng, đỏ, cam, nâu  thật rực rỡ và còn trên cành rất lâu,  tạo nên cảnh  Thu  tuyệt đẹp, nhất là ở những con đường quanh co trong rừng, trong công viên, bên suối róc rách,  hay rừng cây soi bóng trên mặt hồ  phẳng lặng…

Màu sắc lá rực rỡ hay không là tùy nhiều yếu tố như thời tiết, độ ẩm trong không khí, ánh nắng mặt trời  và những hóa chất trong lá cây…

Ở Virginia, nơi đẹp nhất để ngắm cảnh lá vàng Thu là Skyline Dirve chạy dài hơn một trăm dặm trên rặng Blue Ridge  trong vùng đồi núi Shenandoanh.  Từ trên đỉnh Blue Ridge nhìn ra đồi núi xa xa và những thung lũng chập chùng, cả rừng cây trỗ màu vàng đỏ xen lẫn nhau đẹp không thể diễn tả.

Thật ra thì vào Thu ở Hoa Thịnh Đốn, không cần phải đi vào rừng hay đi xa mới có thể thưỡng lãm cảnh Thu Vàng rực rỡ mà ngay trong thành  phố, trước sân nhà,  lá cũng trổ màu thật đẹp, rơi rụng đầy sân, hay bay  nhẹ như bướm vàng  theo từng cơn gió thoảng,  đủ gợi hứng cho  những người yêu  thơ hay yêu nghệ thuật nhiếp ảnh  có những tác phẩm để đời.

Theo  sự phân tích của những nhà khoa học thì vào Thu lá cây trổ màu vàng đỏ, nâu là vì chất diệp lục tố (chlorophylls) có sẳn trong lá cây bị xuống thấp dần, rồi  hóa chất “ carotenoids” làm cho lá cây có màu tím, vàng, cam, nâu hiện lên, và chất “ anthoycanins” làm cho cành đổi màu đỏ hay tím. Mỗi loại cây có lá trổ màu khác nhau, những cây như oak, maple, wattle…  lá trổ đỏ, vàng, cam,  nâu thật tươi…ddã tạo cảnh trời Thu ở vùng Hoa Thịnh Đốn thật rực rỡ,  tuyệt đẹp.

Nhưng cái đẹp, cái thơ mộng, diễm ảo của dáng Thu không phải chỉ ở lá vàng rực rỡ mà ở Tiết Thu và  Tình Thu, nhờ thế  mà Thu là một đề tài  rất phong phú trong thi văn Việt Nam.  Những nhà thơ  tiền chiến như  Nguyễn  Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lưu, Huy Cận …do sự  phong phú của tâm hồn, họ đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nhiều bài thơ Thu  bất hủ, làm say mê lòng người.

Trong Hội Thơ Tao Đàn của Vua Lê Thánh Tôn có bài thơ “Vịnh Cảnh Mùa Thu” như sau:

Lác đác ngô đồng mấy lá bay

Tin Thu hiu hắt lọt hơi may

Ngàn kia cách nước xo le (véo von) địch (sáo)

Mái nọ bên tường đủng đỉnh chày (giả gạo)

(Vịnh Cảnh Thu)

Cảnh Thu bị chế ngự bởi vẽ áo não  của lá vàng lác đác rụng rơi trong cái se lạnh của gió đầu mùa. Cây cảnh thật đìu hiu, nhạt nhòa trong sương khói, vạn vật như ngẩn ngơ, u uất . Nguyễn Khuyến tả cảnh Thu bên hồ:

“Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền con bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo “

“Ao Thu” (Nguyễn Khuyến)

Tản Đà là nhà thơ phất cờ văn chương Việt Nam sau Nguyễn Khuyến, trong năm 1920 Ông đã viết bài “Cảm Thu, Tiễn Thu”:

“Từ vào Thu đến nay

Gió Thu hiu hắt

Sương Thu lạnh

Trăng Thu bạch

Khói Thu xây thành

Lá Thu rơi rụng đầu ghềnh

Song Thu đưa lá bao ngành biệt ly

Nhạn về én lại bay đi

Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm

Lá sen tàn tạ trong đầm

Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa”

 Cảnh thiên nhiên của Thu rất đẹp, gợi cảm nhưng vẽ đẹp này gắng liền  với hình ảnh  lá vàng héo úa,  tàn phai, rơi rụng, lại thêm bầu trời mờ ảo với sương mù và mây trời ãm đạm…nên thơ về Thu thường có nét buồn. Bài thơ “DDây Mùa Thu Tới” của Xuân Diệu  khởi đầu với bốn câu:

“Rặng liễu điều hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa Thu tới – mùa Thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Mây vẫn từng không chim bay đi

Khi trời u uất hận chia ly

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn ra nghĩ ngợi gì”

“DDây Mùa Thu Tới” (Xuân Diệu)

Tế Hanh đã tả cảnh Thu trong sáng và ví trăng Thu với mắt người yêu:

“Trong khi mùa lại đón Thu sang

Thủy tinh trong suốt tầng không khí

Rót mật bầy ong trải nắng vàng

Trời xanh êm soi nước xanh êm

Mây như lụa mỏng, gió tơ mềm

Tiếng ai thầm gọi trong trăng sáng

Một ánh mong chờ gợn mắt em"”

Bích Khê không chỉ làm thơ mà “sáng tạo” thơ, Ông đã  chịu ảnh hưởng của thi ca “khích  động” của chủ nghĩa lãng mạn  văn học Tây Phương. Bích

Khê  đã vận dụng những yếu tố nghệ thuật cuồng phóng để diễn tả cảnh trời Thu như sau:

“DDêm nay  hồn lặng làm sao!

Cảnh Thu ôm cả chiêm bao vào lòng

Sao xanh lợt phím tơ đồng

Gió ơi là gió, buồn Đông thổi về

Không gian mưa lệ đầm đìa

Đầy sân trắng toát hoa lê đầu mùa

Trời lam ứ đặc tình Thu

 Ô kìa mây bạc nặng lùa về tây!

Hồn sao không động mà say!

Chà! Đôi chim khứu nó bay tung trời…

Nhạc đâu bỗng vót từng khơi,

Hồn theo với nhạc, hồn ơi là hồn!”

Nhà thơ Hồ Dzếnh  nhìn cảnh Thu  mà nhớ bạn, người bạn ra đi mãi mãi không về:

“Và từ đấy Thu sang tôi lạnh giá

Tôi chia thương với kẻ cuối chân trời

Và tin chắc bên đường rụng lá

Bạn cũng buồn chạnh nghĩ đến tình tôi

Nhưng Thu sang rồi Thu lại sang

Bao phen sắc lá đổi thay vàng

Tôi  không dám hẹn mong gì nửa

Bạn chết lâu rồi, ngậm tiêng than!

Mãi đến chiều nay nhắc chuyên xưa

Tưởng người theo mãi chuyến tàu Thu

Tôi nhìn chân gió run trong lạnh

Chỉ thấy mây buồn tỏ vất vơ…”

“Chuyến Tàu Thu”

Trong thơ của TTKH có rất nhiều dòng thơ viết về mùa Thu:

“Một chiều Thu trước buổi hoàng hôn

Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn

Nhộm ánh nắng tà qua mái tóc

Tôi chờ người đến với yêu đương

Tôi sợ chiều Thu nhạt nắng mờ

Chiều Thu hoa đỏ rụng chiều Thu

Gió về lặng lẽ chân mây vắng

Người đã sang sông đứng ngóng đò”

Đấy là những vầng thơ Thu thời tiến chiến. Sau cuộc đổi đời năm  1975, hằng triệu người Việt tỵ nạn bỏ xứ ra đi, ai cũng mang theo trong tâm tư  một mãnh vườn hoài niệm. Trong mãnh vườn hoài niệm đó có hình ảnh của người yêu …nhà thơ Hà Bỉnh Trung viết về Thu và người yêu:

“Mỗi năm đến, mỗi mùa Thu lộng lẫy

Là mỗi lần như thức tỉnh cơn mê

Mỗi buổi sáng lúc vầng dương vừa dậy

Nghe quạ kêu rời rạc, đợi em về.

Mới thoáng chốc đã bao mùa Thu tới

Đời vào Thu , tình cũng đã sang Thu.

Kỷ-niệm đẹp… Ôi! nhớ thương vời  vợi

Như lá vàng, theo cánh bướm phù-du!”

Nhà thơ Yên Sơn đến Boston vào mùa Thu đã cảm hứng và không có cảnh nào tình tứ  hơn cùng em  dạo bước chiều Thu:

“Cùng em đi dạo chiều nay

Thu đổi màu lá, tình thay đổi người

Nhìn em lòng bỗng reo vui

Nhìn em tôi bỗng thấy đời dễ yêu

Cùng em lay gọi rừng chiều

Cùng em đón dáng Thu kiêu sa về”

“Cùng Em Dạo Bước Chiều Thu” (Yên Sơn).

Nhà thơ Vương Đức Lệ cùng nguồn rung cảm như những nhà thơ trên trong cảnh Thu ãm đạm và gió heo may làm rơi rụng lá vàng khô. Những kỷ niệm Thu năm xưa không thể không phai mờ trong ký ức khách tha huơng:

“Sáng nay lạnh, trời se Thu Hà Nội

Nỗi nhớ thầm lên tiếng gọi thầm Em

Mây đùng đục mây che màu của khói,

Em đáp lời, giọng nói bỗng gần thêm

Kéo cổ áo qua Hàng Đào buổi ấy

Gió bờ hồ mưa bụi ướt đôi vai

Trời chớm Thu chia tay buồn biết mấy

Áo vàng phai màu cúc sắc tàn phai

Sáng nay lạnh trời se Thu Hà Nội

Bao năm qua còn tấy vết thương đầu

Em tóc trắng có nghe thầm tiếng gọi

Mộng xưa nào thấp thoáng đợi chiêm bao”

Mùa Thu đã đến ở Hoa Thịnh Đốn, cảnh Thu rất quyến rũ và  buồn với lá vàng rơi cùng mây Thu ãm đạm.  Trong ngục tù tăm tối ở quê nhà, Em ( Lê thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy)  có nghe mùa Thu tới  không" 

“Trong ngục tối em có hay mùa Thu tới"

Trong bóng đêm em có nghe uất hận căm hờn

Hẹn em nhé!

Mùa Thu sau quê hương đổi khác

Không âu sầu lác đác lá Thu rơi

Mà trong gió cờ vàng bay phất phới

Mùa Thu sau sẽ thay đổi mới

Sẽ cùng em ta cười nói thiết tha.” (Bài Tuyết Mai, ảnh Ngô Khắc Luân).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.