Hôm nay,  

Giáo Dục Dưới Chế Độ Cộng Sản

10/10/200700:00:00(Xem: 7842)

"Tương lai của nền học vấn nước nhà sẽ ra sao, khi mà cả "Thầy" và "Trò" đều là nạn nhân của một chế độ xã hội lạc hậu, làm hủy hoại các giá trị truyền thống của con người."

Dưới chế độ Cộng sản, những con người trước đây được xã hội tôn vinh và kính trọng gọi là "Thầy", thì bây giờ không còn được kính trọng nữa, trong đó có trường hợp của các "Thầy giáo" ngày nay. Sống dưới ách thống trị của Đảng Cộng sản, một bộ phận đã biến thành các con rối của cơ chế lạc hậu, họ luồn lách trong cơ chế đó để mưu sinh, làm giàu, dần dần họ đánh mất đi các giá trị của bản thân, trở thành những kẻ nô lệ của chế độ. Tương lai của nền học vấn nước nhà sẽ ra sao, khi mà cả "Thầy" và "Trò" đều là nạn nhân của một chế độ xã hội lạc hậu, làm hủy hoại các giá trị truyền thống của con người.

Tôi không muốn kể ra đây các sự việc và hiện tượng cụ thể, bởi lẽ các bạn đã quá quen với các sự việc và hiện tượng đó rồi. Người dân đang hi vọng vào những thay đổi từ phía chính phủ, chờ đợi những "đổi mới" mà vị tân Bộ trưởng Bộ giáo dục đã hứa hẹn với nhân dân: "Chính phủ quyết tâm cải cách giáo dục, quyết tâm nói không với các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục.v.v..." Nhưng các hiện tượng tiêu cực đó từ đâu sinh ra" Có thể khẳng định chúng không phải là những sai lầm, khuyết điểm của cá nhân, mà là kết quả tất yếu của một cơ chế lạc hậu, chính chế độ này đã sinh ra các hiện tượng tiêu cực đó. Vậy thì phải cải cách toàn bộ thể chế chứ không phải chỉ cải cách ngành giáo dục. Chắc chắn là người ta đã khéo léo lẩn tránh vấn đề này, quan rất giỏi mị dân, và người dân lại bị lừa dối bởi những ảo tưởng. Kết quả là những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục vẫn dậm chân tại chỗ.

Thứ nhất là việc "Học đi đôi với Hành". Các bạn đã nghe nhiều đến cụm từ "Quy hoạch treo", đó là việc các bản vẽ quy hoạch không được triển khai trên thực tế, tương tự như vậy, nếu kiến thức mà không được thích dụng (ứng dụng) cho công việc hiện thực và cụ thể thì cũng là kiến thức treo, vì vậy học mà không đi đôi với hành cũng như kiến thức treo mà thôi.

Khi nói học đi đôi với hành, các bạn thường nghĩ đến việc học lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Thực ra, thực hành cũng chính là học tập, ở đây là việc học qua thực nghiệm, các kiến thức lý thuyết được kiểm chứng qua các hoạt động thực nghiệm. Từ nghiên cứu lý thuyết đến các hoạt động thực nghiệm, tất cả hợp lại thành môn khoa học nghiên cứu ứng dụng, rồi các kiến thức đó sẽ đem ứng dụng cho các ngành và các lĩnh vực cụ thể. Kiến thức mà các bạn học ở trường là những kiến thức phổ thông, cho nên ở đây việc "hành" không thể hiểu đơn thuần là thực hành, mà phải hiểu đó là việc ta đem những kiến thức học được để sử dụng trong cuộc sống, nói cách khác chính cuộc sống là một xưởng học thực hành rộng lớn và cần thiết nhất. Nếu chúng ta chỉ học giỏi các môn lý thuyết mà không được ứng dụng chúng trong các tiết học thực hành cũng như trong cuộc sống, thì toàn bộ kiến thức đó trở nên không có giá trị. Việc nhà nước Cộng sản dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho các bạn học sinh tham gia các kỳ thi quốc tế là cần thiết, nhưng nếu người ta chỉ chú trọng đến việc dành các giải thưởng cao, trong khi nền khoa học và nền sản xuất nước nhà vẫn quá lạc hậu so với thế giới, thì những vinh quang đấy vô hình dung đã trở thành "bi kịch" của một quốc gia, điều mà chúng ta thường lẩn tránh, thậm chí lãng quên. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ là phải nhận thức đúng đắn để có thể thay đổi cơ bản thực trạng trên.

Việc học đi đôi với hành là một phương pháp học duy nhất đúng đắn và khoa học. Học tập phải kết hợp với vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động thể chất hay các hoạt động xã hội, đấy chính là học kết hợp với hành. Một học sinh muốn trở thành người có ích và thành công sau này, phải được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ lẫn tâm sinh lý. Thật đáng buồn khi mà các em được sống dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa, nhưng lại bị "ép buộc" phải học một khối lượng kiến thức lớn ở trên lớp, trong khi không có nhiều thời gian để tìm hiểu thêm những kiến thức xã hội cần thiết, điều này tạo ra khoảng hổng lớn về tri thức.

Thêm vào đó là việc các em ít có điều kiện tham gia các hoạt động thể chất và xã hội. Người ta đầu tư xây dựng các khu chung cư và trung tâm thương mại thì nhiều, nhưng đầu tư xây dựng các khu thể thao và vui chơi cho các em thì quá ít ỏi. Tất cả tạo nên một thế hệ yếu ớt và nhụt chí. Khi mà nguồn lực tinh thần của một quốc gia không được quan tâm đầy đủ, bị coi nhẹ, thì quốc gia đó sẽ tụt hậu so với sự phát triển của thế giới, đây là quy luật tất yếu của sự sinh tồn và phát triển. Lỗi này thuộc về Đảng Cộng sản.

Thời phong kiến, những nhà trí thức mà chúng ta quen gọi là nhà Nho rất được coi trọng, họ được coi trọng vì cái đầu đầy chữ nghĩa, họ đọc thông viết thạo chữ Thánh Hiền (sách của Khổng Tử, Mạnh Tử). Bàn tay họ chỉ biết cầm bút chứ không hề quen với việc làm lụng, sản xuất. Mục đích học của họ là đỗ đạt và làm quan. Thực sự họ là những người học không đi đôi với hành, việc học của họ chỉ gắn liền với cây bút lông, quyển sách, chiếc bàn và cái đèn, với họ lời của Thánh Hiền là tuyệt đối đúng và không cần phải kiểm nghiệm trong thực tiễn. Chúng ta không phải mất nhiều công sức để thấy rõ những hạn chế của việc học này, với một nền giáo dục như vậy, làm sao người Việt có thể thông minh được. Ngày nay thì sao, dường như chúng ta có rất nhiều học sinh giỏi và nhiều vị giáo sư tiến sĩ học vấn uyên thâm, nhưng đấy chỉ là việc đánh giá qua học lực và học vị của họ mà thôi. Sự thật, họ cũng giống như các nhà Nho năm xưa, việc học của họ gắn liền với một mớ lý thuyết, học xa rời với hành. Thật dễ dàng để nhận thấy những hạn chế của việc học ngày nay, với nền giáo dục này, người Việt thông minh làm sao được..."

Vậy mà bộ máy tuyên truyền Cộng sản vẫn ra sức ca ngợi sự ưu việt của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, họ khẳng định nền giáo dục này giúp cho con người được phát triển toàn diện, kế thừa và phát huy tinh hoa tri thức của nhân loại. Tất cả là lừa dối.

Thứ hai là việc chạy điểm và bằng giả. Vấn đề này người ta đã nói nhiều, viết nhiều, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhưng tình hình vẫn diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, không thể kiểm soát. Cả xã hội lao vào một công cuộc học tập để lấy bằng, thậm chí đối với các quan chức, phần lớn là xuất thân từ ngành kỹ thuật, nhưng họ vẫn trang bị cho mình đầy đủ các bằng cấp chuyên môn về quản lý và kinh tế để dễ dàng thăng tiến. Có một thực tế gần như 100% các quan chức là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương và Ủy viên Bộ chính trị đều xuất thân từ các ngành kỹ thuật, bây giờ thì họ đã là các Chính trị gia, các nhà quản lý. Chắc chắn nền giáo dục "Trọng bằng cấp" này đã giúp họ thành công như ngày nay.

Tiếp theo là việc giáo viên mở lớp học thêm, lớp ôn thi. Có thể khẳng định, việc học thêm ngày nay không phải để nâng cao kiến thức như việc "Học phụ đạo" trước đây. Các em học sinh có nhu cầu học để đạt điểm cao và thi đỗ, còn các giáo viên thì có nhu cầu dạy để tăng thu nhập cho gia đình. Đây là một sự thỏa thuận ngầm, không ai ép buộc ai, nhưng lại tạo ra một mối liên hệ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng trên là do ngành giáo dục Việt Nam trọng thành tích, trọng bằng cấp, trong khi đó đồng lương của các giáo viên thì quá thấp. Nhưng việc các giáo viên dạy học thêm để tăng thu nhập cũng không đáng lên án bằng việc các quan chức trong ngành giáo dục tham ô tiền nhà nước, vơ vét tiền đóng góp của học sinh, ngay như việc xuất bản sách giáo khoa mỗi năm thay đổi một lần cũng đã mang lại cả núi tiền cho các quan chức đó. Các ông quan này sống dưới chế độ Cộng sản, làm giàu nhờ cơ chế bao cấp, vì vậy họ sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lợi của mình để cải cách ngành giáo dục, bởi vì làm như vậy họ sẽ mất quyền lợi.

Các vấn đề xã hội trên đã tác động đến mối quan hệ Thầy Trò trong trường học, biến mối quan hệ này thành một hình thức kinh doanh, ở đây là kinh doanh tri thức. Nếư như mất nhiều tiền để có được tri thức thì không ai tiếc, nhưng nền giáo dục Việt Nam đã tiêu tốn rất nhiều tiền của Dân, mà cuối cùng Dân vẫn không có tri thức; dân bị tiếp nhận các kiến thức lạc hậu, dân bị kìm hãm sự sáng tạo, dân bị áp đặt các suy nghĩ bảo thủ, dân bị khủng bố tinh thần, dân bị lừa dối bởi các ảo tưởng, dân bị oan khuất v.v...

Tóm lại là dưới chế dộ Cộng sản, nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra một xã hội dân trí kém, đây là một thực tế không ai có thể phủ nhận. Hiển nhiên là những người thực sự có tài đã tìm cách ra nước ngoài để học tập và phát triển nghề nghiệp. Đây không phải là hiện tượng chảy máu chất xám, bởi vì điều kiện học tập ở nước ngoài sẽ giúp họ nâng cao tri thức của bản thân, điều này không thể có được khi ở trong nước. Trong tương lai, khi mà cơ hội rộng mở, họ sẽ mang những kiến thức học được để trở về góp phần xây dựng đất nước. Tương lai đó không còn xa nữa, khi mà chế độ Cộng sản đang trên con đường suy thoái và sụp đổ.

Chúng ta đang ở đâu trong kỷ nguyên tri thức" Hãy dũng cảm nhìn vào sự thật là người Việt Nam không thông minh, cách học của chúng ta không khoa học, coi trọng lý thuyết mà xem nhẹ thực hành và ứng dụng, năng lực sáng tạo yếu trong khi đó lại thích thành tích, thích bằng cấp, dẫn đến hiệu quả học tập kém. Chế độ Cộng sản đã không cải thiện được thực trạng trên, thậm chí còn làm cho nó xấu đi. Dân tộc ta đang đứng trước nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn với thế giới.

Người Việt Nam có một đức tính tốt là ham học, đấy là cơ sở duy nhất cho chúng ta hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn của nền học vấn nước nhà. Việc học cũng giống như mọi công việc khác, yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công là "Ý Chí và Phương pháp". Ý chí sẽ giúp chúng ta chiến thắng nỗi sợ hãi Quyền uy của Đảng Cộng sản, để vươn tới những tri thức tiên tiến văn minh của nhân loại, đây cũng chính là Phương pháp học tập đúng đắn.

Sài Gòn, ngày 4-10-2007

(Đảng DCND)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ tại Houston, TX, ngày 04 tháng 11 năm 2007
Bạo lực hung tàn sẽ không bao giờ chế ngự được niềm khao khát căn bản nhất của con người là có được tự do
Thượng tọa Thích Không Tánh tường trình việc Cứu trợ Dân Oan, Nạn nhân cầu Cần Thơ và nạn nhân bão lụt Kekina
Năm 2004, Viện thăm dò dư luận Galớp của Mỹ có thăm dò nhận xét của người dân Mỹ về xã hội Mỹ; kết qủa hơn 70% trong số gần 100 triệu người được hỏi
Là người dân Việt nam, không một ai trong đất nước không biết đến những anh Pha, Chị Dậu, Chí Phèo..., những nạn nhân của chế độ thực dân Pháp ngày xưa
Trong chuyến thăm viếng Bắc Hàn vừa qua của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, dường như lãnh tụ Cộng sản Bắc Hàn có nêu ý kiến là Bắc Hàn
Tháng 11 là tháng Tạ Ơn của người Hoa Kỳ để cám ơn Thượng Đế đã ban cho chúng ta sự sống
Gần đây người ta khám phá một loại cây thường được gọi là “cây phép lạ - miracle tree”
Ngày 30/10/2007 vừa qua, tôi công bố bài viết về việc có một vài người ở cơ quan tôi đã có hành động xấu đối với tôi
Lữ Đoàn 3, còn có tên gọi là Airrowhead Stryker, thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã tổ chức buổi lễ trở về của Lữ Đoàn  hôm 11/10/ 07
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.