Hôm nay,  

Trần Bình Nam Trả Lời RFA: Hãy Để Dân Góp Ý Về Điều 4

22/09/200700:00:00(Xem: 10544)

Có phảỉ bỏ điều 4 Hiến Pháp là CSVN tự sát" Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn của đài Tiếng Nói Á Châu Tự Do (Radio Free Asia – RFA) về lời tuyên bố của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết “bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát” khi ông đến sinh hoạt với Tổng cục Chính trị quân đội ngày 27/8/2007.

Cuộc phỏng vấn được phát sóng vào buổi phát thanh thường lệ tối Thứ Năm 20/9/2007 giờ Việt Nam * Trần Bình Nam *

RFA: Tiếp tục ghi phản ứng của giới quan sát trong và ngoài nước về lời tuyên bố của ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nhà nước Việt Nam về quyền độc tôn lãnh đạo của đảng CSVN thông qua điều 4 hiến pháp. Việt Hùng hỏi ý kiến của nhà bình luận chính trị được nhiều người biết đến. Từ California, Hoa Kỳ, bình luận gia Trần Bình Nam đưa ra nhận xét:

Ông Trần Bình Nam: Việc ông Nguyễn Minh Triết mới đây đến sinh hoạt với quân ủy trung ương và có nói rằng ‘dù ai nói ngã nói nghiêng nhưng xóa bỏ điều 4 hiến pháp là đồng nghĩa với tuyên bố tự sát’, tôi thấy có hai điều đáng để ý. Điều thứ nhất, đây là lần đầu tiên một giới chức cao cấp trong đảng cộng sản nói thẳng thừng về điều 4 hiến pháp. Mặc dầu về điều 4 này, trong nhiều năm qua, những nhà đấu tranh dân chủ cũng đã từng nói đến và cũng yêu cầu sửa đổi nó. Cũng như một số đảng viên cao cấp của đảng cộng sản sau khi rời chức vụ, chẳng hạn như tướng Trần Độ, ông Lê Hồng Hà cũng có nói tới. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên thứ nhất là đây là lần đầu tiên một giới chức cao cấp đề cập thẳng đến vấn đề này.

Điều thứ hai là lời nói của ông Nguyễn Minh Triết cho chúng ta thấy ông Triết cũng như đảng cộng sản của ông thiếu tự tin khi tuyên bố như vậy. Tại vì bỏ điều 4 hiến pháp không có nghĩa là đảng cộng sản không có quyền lãnh đạo. Bỏ điều 4 hiến pháp chỉ có nghĩa rằng ngoài đảng cộng sản còn có những đảng chính trị khác nữa. Đảng cộng sản cũng như những đảng chính trị khác có thể tranh quyền lãnh đạo với nhau qua những cuộc bầu cử. Và nếu dân bỏ phiếu cho đảng cộng sản thì đảng cộng sản vẫn còn có thể tiếp tục cầm quyền. Vì vậy, không có gì để tuyên bố rằng nếu bỏ điều 4 hiến pháp là đảng cộng sản tự sát. Đây chứng tỏ một sự thiếu tự tin của đảng cộng sản Việt Nam.

Việt Hùng: Trong khi có ý kiến cho rằng là lời tuyên bố của ông Triết vừa rồi là khẳng định cái gọi là ‘bàn tay thép’ trong đường hướng đến xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong khi lại có ý kiến cho rằng lời tuyên bố của ông Triết như tiếng chuông để các xu hướng chính trị trong nội tình đảng đưa vấn đề này ra trở lại. Chắc hẳn ông cũng còn nhớ là trước đại hội 10 vừa rồi thì không ít ý kiến trong đảng cũng đưa ra đề nghị xét lại điều 4 về quyền độc tôn của đảng. Theo cách nhìn của ông thì ông thuyên về giả thuyết nào, thưa ông"

Ông Trần Bình Nam: Căn cứ vào lời tuyên bố của ông Triết thì tôi thiên về ý kiến thứ hai. Nghĩa là tôi nghĩ rằng khi ông Triết đến sinh hoạt với giới cao cấp nhất trong quân đội, theo tôi nghĩ có thể rằng trong quân đội (ở đây tôi nói tới những giới chức cao cấp trong quân đội) bắt đầu chào xáo về vấn đề đã đến lúc nên xét lại vấn đề bỏ điều 4 hiến pháp. Điều đó làm cho Bộ chính trị của đảng CSVN lo sợ, cho nên ông Triết phải đến để sinh hoạt với quân ủy trung ương để xác định lập trường của Bộ chính trị là không có thay đổi. Vì nếu các anh chao đảo đòi thay đổi thì các anh chỉ làm một việc như tự sát mà thôi. Thật ra thì không ai hướng đến xã hội chủ nghĩa mà cần phải có một bàn tay thép, tại vì hướng đến xã hội chủ nghĩa thì có nhiều cách để hướng đến.

Việt Hùng: Có ý kiến từ trong nước thì lại nói rằng lời phát biểu của ông Triết như vậy là tạo cơ hội cho những xu hướng trong nội tình đảng đặt lại vấn đề.

Ông Trần Bình Nam: Như Việt Hùng nói đặt lại vấn đề là đặt lại như thế nào"

Việt Hùng: Vấn đề chúng tôi đặt ra ở đây là trước đại hội 10 không ít ý kiến trong nội tình đảng cũng đưa vấn đề ra là đòi phải xét lại quyền độc tôn của đảng CSVN trong bản hiến pháp qua điều số 4.

Ông Trần Bình Nam: Tôi không nghĩ như vậy. Tôi không nghĩ rằng lời tuyên bố của ông Triết là mớm ý để cho trong nội bộ đảng mang điều 4 Hiến pháp đặt thành một vấn đề thảo luận. Mà tôi nghĩ rằng đây là một cách ông dập tắt vấn đề. Tại vì mình phải để ý đến cách hành văn của ông Triết. Trong khi ông nói chuyện ông dùng chữ là ‘dù ai nói ngã nói nghiêng…’ Theo Việt ngữ thì khi dùng ngôn từ như vậy nó diễn tả một sự chao đảo. Ông Triết đứng trước một đám người và ông nói các anh mà chao đảo như vậy thì sẽ có cái hại này cái hại kia.

Cho nên tôi vẫn nghĩ rằng lời tuyên bố của ông Triết cho mình thấy một điều, trong giới chức cao cấp trong quân đội đã có sự đòi hỏi này và ông Triết, đại diện cho Bộ chính trị đã lo ngại và đến sinh hoạt để dập tắt dư luận đó.

Việt Hùng: Qua sự trình bày của ông người ta có cảm tưởng không mấy khách quan khi ông đưa ra những nhận định như vậy. Khi bàn đến hiến pháp của một quốc gia thì hẵn ông cũng còn nhớ là hiến pháp của một quốc gia phải do người dân ở quốc gia đó quyết định. Trong khi ông là người sống ở hải ngoại…"

Ông Trần Bình Nam: Tôi đồng ý với Việt Hùng là hiến pháp của một quốc gia là do người dân trong nước quyết định. Nhưng tôi nghĩ rằng những người Việt hải ngoại, trong đó tôi là một, có quyền đóng góp ý kiến vào bản hiến pháp của Việt Nam chứ. Vấn đề đóng góp ý kiến tự nó đâu có khách quan hay chủ quan gì trong đó, nhất là hiến pháp là một bản văn quan trọng, luật tối thượng của quốc gia. Vì vậy khi mình đóng góp ý kiến là mình đóng góp ý kiến để xây dựng quốc gia, thật sự đóng góp đó tôi nghĩ rằng là quyền của mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Việt Hùng: Cũng liên quan đến điều 4 và quyền độc tôn lãnh đạo của đảng CSVN, thời gian vừa qua có ý kiến cho rằng là nếu đấu tranh đòi xét lại vấn đề này thì sao không đấu tranh để bỏ luôn, tức là thay đổi hệ thống chính trị như ở tại các quốc gia Đông Âu"

Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ thế này, cơ hội để có những sự thay đổi ở tại Việt Nam như tại Đông Âu, có nghĩa là thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị thì cơ hội đó nếu mà có ở tại Việt Nam là nó có vào đầu thập niên 90, sau khi Đông Âu sụp đổ. Cơ hội đó, bây giờ, sau mười mấy năm thì không còn nữa. Trong thế giới hiện nay, và nhìn vị trí của Việt Nam hiện giờ trên thế giới thì tôi nghĩ rằng cơ hội để có một sự thay đổi một cách đột ngột toàn bộ hệ thống chính trị như đã từng xảy ra ở Đông Âu không còn nữa.

Cho nên những sự thay đổi ở Việt Nam hiện giờ nếu có thì là những sự thay đổi tiệm tiến, thay đổi trong hòa bình. Và những người đấu tranh đòi hỏi những thay đổi đó chỉ có thể thành công nếu đấu tranh trên nguyên tắc bất bạo động và ôn hòa. Đương nhiên nói về đấu tranh thì phải có chủ điểm đấu tranh, và tôi nghĩ chủ điểm đó hiện giờ để có một sự thay đổi chính trị một cách ôn hòa tại Việt Nam thì cách tốt nhất là phải bắt đầu thay đổi điều 4 hiến pháp. Qua đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng bản hiến pháp bây giờ vẫn có thể dùng được nếu điều 4 được thay đổi.

Việt Hùng: Nhưng thay đổi trên căn bản như thế nào nếu chỉ có thay đổi duy nhất điều 4 đó thôi. Trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lên tiếng xác nhận là muốn gì thì muốn nhưng không được đụng đến điều 4 đó. Nếu như không có sự thay đổi về hệ thống chính trị thì làm sao có thể thay đổi được điều 4 đó.

Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ rằng việc thay đổi điều 4 có thể làm được nếu những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tiếp tục con đường tạo áp lực đòi hỏi thay đổi điều 4 hiến pháp. Việc thay đổi đó, theo như bản hiến pháp hiện hành – căn bản của định chế chính trị hiện nay tại Việt Nam - thì chỉ có đảng cộng sản nếu họ quyết định thay đổi thì mới có thể thay đổi được mà thôi. Tại vì điều 147 của bản hiến pháp nói rằng chỉ có quốc hội mới có thể sửa đổi hiến pháp với 2/3 phiếu của tổng số đại biểu quốc hội. Quốc hội thì do đảng cộng sản kiểm soát, cho nên nếu đảng cộng sản quyết định thay đổi thì đảng cộng sản có thể thay đổi được. Nhưng hiện giờ thì lập trường của họ là không thay đổi. Đó là lập trường hiện giờ, còn có thể trong tương lai trước sự đối chọi qua lại thì lại là một chuyện khác. Nếu đến một lúc mà họ thấy rằng nếu không thay đổi điều 4 thì họ sẽ bị sụp đổ, thì lúc đó là lúc họ sẽ thay đổi điều 4 hiến pháp thôi.

Việt Hùng: Thay mặt quý thính giả của đài, xin cám ơn ông Trần Bình Nam.

Sept. 20, 2007

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ
Tôi gọi họ là "Người Việt Gốc Mỹ" bởi vì họ đã sinh ra ở Việt Nam, nhưng cha của họ đều là những chiến binh Hoa Kỳ
Là người mê chơi, nhất là mấy thứ đồ xưa, đặc biệt là những chiếc đồng hồ cổ. Ở Việt Nam thì những lọai này bây giờ đã trở thành hàng hiếm
Quảng trường Tự Do (Freedom Plaza) của thành phố Cabramatta một lần nữa lại bừng lên với cuộc xuống đường
Đây là khu phố sầm uất nhất của người Việt di dân tại quận Cam, tiểu bang California. Từ thành phố Midway, trên đường Bolsa, đi về hướng đông
Pocahontas là con gái của tù truởng Powhatan của bộ tộc Algoquian ở vùng Virginia bây giờ. Truyện tình của anh chàng thủy thủ Da Trắng với cô nàng người Da Đỏ
Tuần qua, chính trường Hoa Kỳ lại om xòm với một vụ tranh luận kép: ngoài tình hình Iraq là việc al-Qaeda có thể sẽ lại tấn công nữa
Nhắc lại miền Nam, Nguyễn khắc Toàn viết: “... Mô hình chế độ chính trị Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa trước đây, khi ở miền Bắc tôi đã được tuyên truyền rằng
Lời đầu tiên mà con kính gửi đến Đức Cha là mong được Đức Cha tha thứ cho việc một giáo dân bình thường, không tên tuổi, không đủ tư cách để đại diện cho một ai
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.