Hôm nay,  

Thư Ngỏ 1 Giáo Dân Kính Gửi Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN

14/07/200700:00:00(Xem: 8751)
(Lời tòa soạn: Bài này được viết theo ý kiến cá nhân, không phản ảnh chủ trương và lập trường của tờ báo.)

Trọng kính Đức Cha,

Lời đầu tiên mà con kính gửi đến Đức Cha là mong được Đức Cha tha thứ cho việc một giáo dân bình thường, không tên tuổi, không đủ tư cách để đại diện cho một ai trong xã hội này lại đường đột viết thư đến Đức Cha, vị lãnh đạo tinh thần của nhiều triệu người Công Giáo. Con chỉ có thể dựa vào tấm chân tình của một công dân Việt Nam lưu vong, mỗi lần nghĩ đến quê hương thì không ngăn được cảm xúc để viết lên những lời mừng vui của một giáo dân khi biết Hội Đồng Giám Mục đã không phải hoàn toàn im lặng trước những diễn biến chính trị chung quanh. Việc Đức Cha viết thư đính chính câu xác định "Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Giám Mục có sự đồng ý với biện pháp giam giữ Cha Nguyễn Văn Lý" là không đúng sự thật,  đã gây cho chúng con một nỗi xúc động khôn cùng. Do đó, con vội vã viết thư này đến Đức Cha, trước hết để cám ơn Đức Cha đã đem lại luồng sinh khí mới cho những người đang thắc mắc về thái độ của Hội Thánh Việt Nam. Sau nữa, con cũng xin trình bầy một vài ý kiến về một cuộc phỏng vấn trước đây của Đức Cha cũng về việc này. Trong cuộc phỏng vấn đó, theo báo chí, Đức Cha đã cho biết đại ý là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không lên tiếng bênh vực cho cha Nguyễn Văn Lý, vì Giáo Hội không muốn can thiệp cho những tu sĩ làm chính trị. Lý luận này được đưa ra để biện minh cho những lời chỉ trích là giới lãnh đạo Công Giáo Việt Nam đã im lặng, nhắm mắt làm ngơ để một linh mục bị ngược đãi và cầm tù. Con xin được phép nêu lên ba điểm chính: Linh Mục Nguyễn Văn Lý không làm chính trị, Giáo Hội có làm chính trị, và Việc Thực hiện lời Chúa dậy như thế nào"

1-Linh Mục Nguyễn văn Lý không "Làm Chính Trị": Theo như sự hiểu biết rất hạn hẹp của con, người làm chính trị là người tham gia vào các hoạt động chính trị, nhằm nắm giữ quyền bính chính trị. Nhiều tự điển định nghĩa việc "làm chính trị là những việc được thực hiện với kế hoạch, sự thông minh, và biến trá." Linh mục Lý khi giăng biểu ngữ  "Tự Do hay là Chết" trên nóc nhà thờ, rồi đứng khoanh tay chờ công an tới bắt, không phải là việc thông minh, vì kết quả chỉ là cái còng số 8. Linh mục Lý không làm chính trị. Khi được thả về, Ngài lại viết báo đòi Tự Do và Dân Chủ để chắc chắn "được" bị bắt lần nữa. Linh mục Lý không biết làm chính trị. Khi bị còng tay đưa ra Tòa, giữa hàng hàng lớp lớp công an, Ngài đã hô to: "Đả Đảo Cộng Sản!" để bị công an bịt miệng, tống vào nhà lao nơi Ngài không nhận được thù lao và quyền lợi gì cả ngoài sự nguy hiểm, đói, bệnh và có thể nhận được thuốc độc cho từ từ  vào thức ăn, thuốc chích cho biến thành điên khùng hay mất trí. Linh mục Lý không hề làm chính trị. Những người yêu nước xuống đường bầy tỏ thái độ về một vấn đề đất nước mà không ở trong một tổ chức, đảng phái nào, cũng như không mưu cầu danh lợi,  thì không phải là người làm chính trị mà chỉ là những người yêu nước chân chính. Lịch sử thế giới đã cho thấy hàng ngàn vạn cuộc cách mạng do người dân tự phát, chống lại chế độ độc tài, quân chủ phong kiến, thực dân để cứu đất nước. Những người dân đó không hề làm chính trị. Tại một số nước Nam Mỹ, cho đến thời cận đại, nhiều Giám Mục và Linh Mục đã bị sát hại chỉ vì muốn bảo vệ người dân cô thế. Những vị Tử vì Đạo này không làm chính trị. Nhìn lại lịch sử Việt Nam cũng thế, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến thế kỷ 20, đã có hàng triệu triệu người dân đứng lên đánh đuổi xâm lăng. Họ nhất định không làm chính trị vì một khi việc nước đã xong, họ trở về với mái gia đình, có thể đã tan nát vì chiến tranh, nhưng an vui với nhiệm vụ đã hoàn thành mỹ mãn. Sự kiện hàng triệu người vượt biên từ năm 1975 đã chứng tỏ Việt Nam đã bị họa, không bởi kẻ ngoại xâm, nhưng bởi chính những người theo một chủ nghĩa chính trị ngoại lai lỗi thời, lạc hậu tàn phá rồi kìm kẹp đất nước. Do đó, những hành vi chống lại chủ nghĩa đó, đòi Tự Do cho mọi người dân, nhất là Tự Do Tôn Giáo, là những hành vi yêu nước, không phải là làm chính trị. Những hành vi yêu nước này được các vị tu sĩ trước 1975 thể hiện rõ nét khi tham gia vào hệ thống Tuyên Úy: Tuyên Úy Công Giáo, Tuyên Úy Phật Giáo, Tuyên Úy Tin Lành... Sau 1975, tất cả quý vị tuyên úy này đều bị cầm tù, một số thương tật, một số chết rục trong tù. Cũng sau 1975, Đức Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền đã hành xử như một vị Tử Vì Đạo khác khi Ngài đã can đảm chấp nhận cái chết của một Chủ Chiên khi phải đối diện với bầy sói tấn công đàn chiên của mình. Đức Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền không hề làm chính trị. Việc làm tự phát của Linh Mục Nguyễn Văn Lý cũng có cùng mẫu số chung với Đức Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, các vị Linh Mục, Thượng Tọa, Mục Sư dấn thân để bảo vệ Tự Do cho đất nước. Nếu Linh Mục Lý bị gạt ra ngoài tầm bảo vệ của Giáo Hội, thì tất cả những vị Tử Đạo kia cũng phải bị loại ra khỏi danh sách những người vì phục vụ cho Hội Thánh mà phải hy sinh.

Xin thú thật với Đức Cha, con rất tâm đắc với câu của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ là "không làm chính trị, nhưng phải có thái độ chính trị." Đó mới chính là châm ngôn quý báu của thời đại, là kim chỉ nam cho mọi người yêu nước. Chỉ có những người cam tâm chịu phục kẻ xâm lăng để an hưởng một nền thái bình giả tạo mới không dám có thái độ chính trị.

2- Giáo Hội Công Giáo đã và đang làm chính trị.

Thực tế lịch sử cho thấy từ thế kỷ thứ  3, sau khi được phục hồi các sinh hoạt tôn giáo, những tín đồ Công giáo tiên khởi đã dần dần chuyển hướng sang chính trị, và khuất phục được hầu hết các nền chính trị Âu Châu, cao điểm là thế kỷ 11 với Pháp Đình Tôn Giáo. Lúc đó, Giáo Hội đã tham gia tích cực vào các việc làm chính trị có tính cách thế tục. Các vị tu sĩ từ Giáo Hoàng, Hồng Y trở xuống đều có thể tham gia vào các công việc chính quyền, có quyền truất phế vua, thiêu sống kẻ đối lập và bất cứ ai dám đi ngược lại quan niệm cổ hủ của các vị lãnh đạo Giáo Hội thời đó. Những cuộc Thập Tự Chinh liên miên với hàng vạn người chết, với các vị lãnh đạo Giáo Hội đi tham dự và chúc lành cho cuộc chiến, có tiền hô hậu ủng mới đích thực là làm chính trị.

Hiện nay, ngay trong đất nước Việt Nam, bên cạnh Hội Đồng Giám Mục là các Ủy Ban Công Giáo Yêu Nước, Phật Giáo Yêu Nước với những vị chức sắc có quyền, có thế, có thể ra tuyên ngôn, tuyên cáo có tính cách chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ Chế Độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Họ đang làm chính trị. Trong khi mọi tờ báo của tư nhân đều bị cấm chỉ thì Tờ Công Giáo và Dân Tộc  đã hoạt động cho tới nay là 32 năm, kể từ ngày chế độ Cộng Sản chiếm lĩnh toàn bộ đất nước. Các linh mục, xin Đức Cha thứ lỗi, chúng con gọi là "linh mục quốc doanh", đã tham gia vào các guồng máy chính quyền, và ra ứng cử dân biểu nữa. Linh mục Phan Khắc Từ, thay vì giảng đạo lại giảng chính trị. Chính con đã nghe Linh mục Phan Khắc Từ, lợi dụng tòa giảng, để nộp công với nhà cầm quyền bằng cách đọc kết luận một tờ báo cáo thành tích như sau: "Giáo dân Vườn Xoài cương quyết không vượt biên!" Đó mới chính là làm chính trị, mà là chính trị "bẩn" (dirty politics). (Con không muốn nhắc đến việc Linh Mục Từ hiện nay vẫn có vợ, có con trong vấn đề làm chính trị này, vì đó là trách nhiệm thanh lọc nhà Chúa của Đức Cha). Các "linh mục quốc doanh" khác như Vương đình Bích, Thiện Cẩm, Trương bá Cần vẫn thường nói chuyện chính trị trên các tòa giảng. Khi Cha Già Thủ ở Thủ Đức bị bắt, nhà dòng bị tấn công, thì các vị này viết bài đăng báo tán dương công tác của công an, "đã khống chế và đập tan một âm mưu chính trị" của một vị tu sĩ khả kính, lão thành, vào bậc  "cha" của các "cha" viết bài đó. Sau đó, khi các vị anh hùng tử đạo Việt Nam được Giáo Hội La Mã phong thánh, những vị "quốc doanh" này ra mặt chống đối dữ dội. Chúng con nghe nói chính Đức Cha Bùi Tuần đã sang tận La Mã yêu cầu không nên phong thánh cho 117 vị anh hùng tử đạo. Điều này kết hợp chặt chẽ với chủ trương của nhà cầm quyền Cộng Sản. Đó mới chính là làm chính trị, và cũng là chính trị "bẩn".
Nói về Đức Giám Mục Bùi Tuần, một thành viên của Hội Đồng Giám Mục, trong bài "Tâm Tình Viết Báo" đăng trên Công Giáo và Dân Tộc, nhân kỷ niệm mừng 32 năm hoạt động, Ngài viết: "Tuần báo Công Giáo và Dân Tộc này có nhiều bài của tôi. Rải rác bao nhiêu bài, tôi không nhớ." Ngài cũng tâm sự: "Tôi hay lo. Nên tôi càng lo cho tờ Công Giáo và Dân Tộc và cho chính tôi." Tờ báo này do ai dựng nên" Đức Giám Mục đã quá vãng Nguyễn  Minh Nhật từng lột mặt nạ của tờ báo này như sau: "Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo nắm tờ báo Công Giáo duy nhất này. Cả hai (Ủy ban và tờ báo) phải được xem là những bộ phận của nhà nước." Không cần nói thêm về những bài viết của Đức Cha Bùi Tuần chỉ trích nặng nhẹ các giáo dân hải ngoại như thế  nào, chống lại quan điểm đòi Tự Do như thế nào, chỉ cần biết Ngài đã đóng góp tích cực cho một tờ báo chính trị của Đảng, là có thể nói là Ngài đang làm chính trị trong Đạo.

3-Thực hiện lời Chúa dậy:

Từ nhỏ, con đã được nghe không biết bao nhiêu ngàn lần các bài giảng về Lời Chúa. Phúc Âm Luca, 10,28, về Dụ Ngôn Người Samari Tốt lành cho thấy một người không cùng tôn giáo, nhưng khi thấy người hoạn nạn thì ra tay cứu giúp, trong khi thầy Tư Tế điềm nhiên đi ngang qua. Vậy khi thấy một Linh Mục bị án tù oan, Quý Đức Cha có nên theo ông Thầy Tư Tế kia mà điềm nhiên đi qua không" Hayphải làm gì để thi hành Lời Chúa dậy" Khi lái xe qua đường, thấy hàng hàng lớp lớp nông dân, công nhân nằm ngồi  ngổn ngang khắp đường, khắp đất, để chờ khiếu kiện, đòi lại đất đai đã bị cướp đoạt tàn nhẫn bởi những anh Chủ Tịch, Bí Thư, Công An, Giám Đốc, những tư sản đỏ đầy quyền bính, người Công giáo có thể cúi đầu lặng thinh mà bỏ đi không" Khi vào những vùng xa khỏi ánh sáng đô thành, thấy các trẻ em sống trên bô rác từ bé đến lớn, thấy mù chữ, bệnh hoạn, thấy đói rách, tang thương, thấy các công nhân, nông dân sống quần quật với lợi tức là 20 - 30 đô một tháng, trong khi tư bản đỏ chơi ngông nướng 1000 đô la một buổi tối, nướng vài triệu đô la vào cá cược, người Công Giáo có thể tiếp tục đọc kinh xuông không" Khi vào khu công nghiệp, thấy các nữ công nhân phải nhận làm vợ thuê, đẻ thuê để sống qua ngày, thấy hàng đàn thiếu nữ đứng trần truồng cho ngoại quốc gạ giá, bán mua, người Công giáo có thể im lặng ngồi uống ruợu lễ, ruợu nho ngoại quốc không" Nghe và thấy những cô gái Việt bị bầy hàng trong tủ kính ngoại quốc, hay bị tống làm điếm ở Đài Loan, người Công Giáo có rủa là "đáng kiếp tham tiền" không" Đi vào các khu đại học, thấy nữ sinh viên làm điếm lẻ, chửa hoang, phá thai; thấy nam sinh viên cờ bạc, làm ma cô, người Công Giáo có thể đóng cửa, bịt tai để dâng lễ lên Thiên Chúa không" Đi vào các làng xóm không có một bóng đàn ông vì đàn ông đi ăn mày cả rồi, các khu thôn xóm trước đây là đồng quê, nay toàn gái đứng đường, người Công Giáo có thấy tim mình thắt lại không" Đi đến những chỗ không có nước uống như Quảng Ngãi, cả làng phải hứng nước từ một dòng nước bẩn chẩy rỉ ra từ nghĩa địa, người Công giáo có thể an tâm uống nước lọc trong chai tinh khiết rồi "Lạy Chúa! Lạy Chúa!" không"

Phúc Âm thánh Gioan. 15, 15: "Đây là điều răn của Thầy, anh em hãy thương yêu nhau, như Thầy đã thương anh em. Không có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu." Vậy, khi mình đóng cửa, bịt tai, giả bộ như không nghe, không thấy, không biết chuyện thương đau của anh em, không biết tương lai của đất nước đi về đâu, không tỏ lòng cứu giúp anh chị em mình khi hoạn nạn, để chỉ lo lễ nghi cho to, nhà thờ cho đẹp, liệu có được lòng Thiên Chúa hay không" Con vẫn còn nhớ một linh mục đã kể mãi một dụ ngôn về người kia chết rồi, lên gặp Chúa, Chúa hỏi: "Khi ta đói, ngươi có cho ta ăn không" Khi ta khát, ngươi có cho ta uống không" Khi ta rách rưới, ngươi có cho ta ăn mặc không"" Người chết kia trả lời: "Lạy Chúa, con có gặp Chúa đâu mà con cho ăn, cho uống, cho mặc"" Chúa bèn trả lời: "Nếu ngươi không cho người anh em cùng khổ nhất của ngươi uống, ăn, và mặc, chính là ngươi đã không cho ta những thứ đó đấy!"

Trọng kính Đức Cha,

Thật ra, vẫn còn rất nhiều điều mà con muốn được giãi bầy với Đức Cha nhưng con sợ đã qúa hàm hồ, quá vô phép khi nói những điều giáo lý căn bản mà Đức Cha đã từng giảng không biết bao nhiêu lần. Nói như thế là hỗn láo. Nhưng với niềm tin vào Tình Thương Bao La của Thiên Chúa, con chỉ mong Đức Cha chấp nhận cho tấm lòng sôi nổi của con, lúc nghĩ về dân tộc thân yêu của mình đang bị đầy đọa mất những quyền Tự Do căn bản của con người, mà tha thứ cho con, nếu có đôi điều không thuận nghe. Con thật không mong Quý Đức Cha phải chịu ngày như lời Chúa Phán: "Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy" (Luca 21,8). Con chỉ mong Quý Đức Cha được như lời Chúa: "Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả các địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được" để có thể tranh đấu cho những người anh em chúng ta đang bị đầy đọa, cũng như mong Quý Đức Cha được như lời Chúa hứa "dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu" (Luca 21,23) để Quý Đức Cha phát triển Hội Thánh trong Tự Do, Dân Chủ của đất nước Việt Nam yêu quý.

Vài hàng chân thành, kính chúc Đức Cha được mọi Hồng Ân Thiên Chúa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thụy Khuê là môt nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Bà sinh năm Giáp Thân, 1944, tại Hải Hậu, Nam Định
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.