Hôm nay,  

Nhìn Lại Khủng Hoảng Đông Á

20/06/200700:00:00(Xem: 8420)

...Khi đã ra tới bên ngoài mà bị khủng hoảng thì tai họa xã hội và chính trị không phải là nhỏ...

Cách đây đúng 10 năm, hàng loạt các nước Đông Á bị khủng hoảng tài chính rồi kinh tế và qua năm 1998 cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra thế giới, kể cả Liên bang Nga, Brazil rồi Hoa Kỳ. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ cùng tìm hiểu về biến cố đó với câu hỏi được nêu trong phần trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa là liệu một vụ khủng hoảng như thế có thể tái diễn tại Đông Á chăng. Chương trình chuyên đề sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.

- Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, đầu tháng Bảy năm 1997, một vụ khủng hoảng ngoại hối bất ngờ bùng nổ tại Thái Lan rồi lan thành khủng hoảng tài chính tại Nam Hàn, Indonesia, Malaysia và gieo họa kinh tế, xã hội, thậm chí chính trị cho nhiều xứ Đông Á trước khi lây lan ra cả thế giới. Mười năm về trước, tiết mục chuyên đề này của đài Á châu Tự do đã tìm hiểu chi tiết về cuộc khủng hoảng, và có thấy là vào thời ấy, Việt Nam chưa hoàn toàn mở cửa ra ngoài nên chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp và tương đối nhẹ. Ngày nay Việt Nam đã trở thành hội viên của WTO và đang hội nhập với kinh tế toàn cầu. Đề tài tuần này do đó sẽ tìm hiểu xem một vụ khủng hoảng tương tự có thể xảy ra hay không và trong trường hợp đó, Việt Nam nên ứng phó ra sao"

- Mười năm về trước, cả thế giới còn đang ngợi ca "phép lạ kinh tế Đông Á", với những tốc độ tăng trưởng ngoạn mục y như Trung Quốc hay Việt Nam ngày nay. Thế rồi, mùng hai tháng Bảy năm 1997, một vụ khủng hoảng tưởng là cục bộ về hối đoái hay ngoại hối đã bất ngờ xảy ra tại Thái Lan và từ đó lan qua nhiều xứ Đông Á khác trước khi ảnh hưởng tới Brazil, Liên bang Nga và còn làm một Quỹ đầu tư đối xung của Mỹ bị phá sản.

Đó là về bối cảnh chung, và khi đó, kinh tế Việt Nam như mới chỉ ở vào vùng nước lợ chưa ra tới biển lớn và bị ảnh hưởng gián tiếp như ông nói, nên lãnh đạo Việt Nam tự nghĩ là mình khéo. Ngày nay, Việt Nam bắt đầu giong buồm ra biển cho nên nếu chúng ta có nhìn lại biến cố này để dự đoán về tương lai thì cũng không thừa, nhất là khi dư luận trong nước rất lạc quan về chuyến đi sắp tới của ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

- Hỏi: Không riêng dư luận trong nước, thưa ông, ngay cả dư luận tại Hoa Kỳ cũng chú ý và ngợi ca chuyến đi của ông Triết là mở ra nhiều triển vọng hợp tác kinh tế tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông nghĩ gì về chuyến đi này"

- Sự lạc quan của một số truyền thông hay doanh giới Mỹ không làm chúng ta ngạc nhiên. Họ cũng lạc quan như vậy về Đông Á trước khi bẽ bàng tháo chạy trong vụ khủng hoảng 1997-1998. Về phần tôi, nếu ông Nguyễn Minh Triết là Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản thì có lẽ ta có thể mong đợi kết quả lâu dài của chuyến viếng thăm mà truyền thông Mỹ và Việt Nam ngợi ca là lịch sử vì là lần đầu mà một vị quốc trưởng của Việt Nam thăm viếng Hoa Kỳ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Tôi xin giải thích:

Ông Nguyễn Minh Triết chỉ đứng hàng thứ tư trong bộ Chính trị của đảng, và theo thứ tự về quyền lực thì còn dưới Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Bộ trưởng Công An là Đại tướng Lê Hồng Anh, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Điều ấy cho thấy một sự thật mà truyền thông quốc tế hồ hởi nhìn không ra, là đảng quyền vẫn lớn hơn pháp quyền Nhà nước. Cho nên, dù có thành tích cải cách và chống tham nhũng từ khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé rồi Bí thư Thành ủy Sàigon, ông Triết cũng khó có những cam kết gì đáng kể cho tương lai Việt Nam vì cơ chế chính trị ở nhà. Nói chung, chuyến đi của ông Triết hay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp tới cũng chỉ có nội dung giao tế hơn là chỉ dấu xoay chuyển thực sự tại Việt Nam. Nhưng ta nên trở lại đề mục của kỳ này vì đấy mới là điều mà người Việt Nam cần quan tâm.

- Hỏi: Trở về cuộc khủng hoảng Đông Á, ông có thể nào tóm tắt ngắn gọn về những nguyên nhân hay không"

- Cho đến ngày nay, 10 năm sau vụ khủng hoảng, người ta chưa thống nhất cách gọi tên vì chưa thống nhất về nguyên nhân. Có người gọi là khủng hoảng tài chính Đông Á, có nơi gọi là khủng hoảng ngoại hối Đông Á, nhiều giới hữu trách Á châu lại gọi đó là khủng hoảng của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, với hàm ý quy trách IMF đã gây ra biến động.

Theo thiển ý, nguyên do đầu tiên là một sự hiểu lầm phổ biến về phép lạ kinh tế Đông Á, y như thế giới đang đánh giá quá cao tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam. Vì hiểu lầm nên mới có phản ứng theo bầy là ồ ạt đầu tư vào khu vực này mà càng hồ hởi sảng thì càng hốt hoảng bậy khi thấy có biến. Chuyện ấy sẽ còn có thể tái diễn nay mai.

Lý do thứ hai, tôi nghĩ là nằm trong nhược điểm cốt tủy của chiến lược phát triển Đông Á khi dồn sức vào xuất khẩu và mặc nhiên để cho nền kinh tế bị ảnh hưởng rất nhiều của những biến động trên thị trường quốc tế. Nôm na là vì mua bán với nhau quá nhiều nên xứ này bị chấn động là xứ khác bị hoạ lây. Tình trạng ấy chưa chấm dứt mà vẫn còn.

Lý do thứ ba, chiến lược phát triển ấy lệ thuộc vào vai trò quá lớn của nhà nước, vì chủ động đề ra và nâng đỡ các khu vực ưu tiên phát triển, các dự án ít giá trị kinh doanh mà nhiều rủi ro. Vụ khủng hoảng đã manh nha từ khi tập đoàn thép Hanbo của Nam Hàn bị điêu đứng từ tháng Giêng năm 1997 mà thiên hạ lúc đó chưa thấy. Hiện tượng nhà nước bao che cho doanh nghiệp lỗ lã vì lý do chính sách cho đến khi tuột tay là điều vẫn còn tại Trung Quốc và Việt Nam.

Lý do thứ tư là hiện tượng "ỷ thế làm liều", thuật ngữ kinh tế gọi là "moral hazard", khi các doanh nghiệp, ngân hàng và cả bộ máy công quyền tin rằng nhà nước sẽ giăng lưới đỡ cho các công ty lỗ lã hoạn nạn. Vì tin như vậy, các thành phần này đã lấy quá nhiều rủi ro về tài chính, ngoại hối và tín dụng cho tới khi sụp đổ thì kéo xập luôn các ngân hàng và doanh nghiệp. Do đó, khủng hoảng ngoại hối mới thành tài chính và kinh tế.

Bàng bạc bên dưới ngần ấy vấn đề là nạn tham nhũng, hiện tượng rất phổ biến trong các nước bị nạn, từ trong chính quyền ra ngoài doanh trường, và vẫn còn quá phổ biến tại Trung Quốc và Việt Nam. Đấy là những gì có thể gọi là cái "nhân", nguyên nhân sâu xa...

- Hỏi: Khi ông nói đến cái "nhân" tất cũng nghĩ đến cái "duyên". Biến cố gì đã châm ngòi cho sự sụp đổ dây chuyền ấy"

- Yếu tố chính và mẫu số chung trong khung cảnh đa diện và phức tạp ấy là tâm lý lượng định rủi ro. Khi các nước Đông Á tưởng thật là mình đã tạo ra sự kỳ diệu kinh tế làm cả thế giới khâm phục, họ trở nên lạc quan thái quá. Chính quyền thì duy trì chế độ ngoại hối cố định, cụ thể là giàng giá đồng bạc vào một vài ngoại tệ mạnh và tin rằng sức xuất khẩu của mình lẫn nguồn đầu tư từ nước ngoài sẽ bảo vệ được chế độ hối đoái ấy với một dự trữ ngoại tệ thấp. Dân chúng thì lạc quan vay tiền ở nước ngoài với lãi suất rẻ để đầu tư vào trong với lợi suất cao nhờ chính sách ưu đãi và sự bảo vệ của nhà nước.

Thế rồi số xuất khẩu có sút giảm, một phần vì sự xuất hiện của Trung Quốc, và lãi suất tại Mỹ lại tăng sau khi Hoa Kỳ ra khỏi thời kỳ suy trầm nhẹ vào năm 1991-1992. Vì lãi suất tại Mỹ gia tăng, giới đầu tư quốc tế thấy có mối lợi cao hơn và chuẩn bị rút khỏi Đông Á, cả Đông Bắc lẫn Đông Nam Á. Những doanh gia Đông Á đã vay mượn thả giàn bên ngoài bỗng thấy bị ngộp vì tiền ngoài hết rẻ hơn tiền trong và phải lo rút tiền trả nợ.

Các ngân hàng trung ương, trước tiên là Thái Lan, bị kẹt vì số thu bị giảm mà số chi lại tăng trong khối dự trữ ngoại tệ. Họ không thể duy trì chế độ hối suất cố định nên đành phá giá, thậm chí thả nổi đồng bạc. Và khủng hoảng ngoại hối bùng nổ. Nhưng nó trở thành khủng hoảng tài chính rồi kinh tế và lan rộng từ xứ này qua xứ khác vì những chứng tật nằm trong cốt tủy của hệ thống kinh tế Đông Á mà ta gọi là cái "nhân" ở trên.

Tựu trung, khủng hoảng xảy ra vì rất nhiều nguyên do, nhưng chính yếu là vì từ chính quyền đến doanh gia và giới đầu cơ bị say đòn nên không nhìn rõ quy luật thị trường.

- Hỏi: Và ông cho rằng ngày nay hiện tượng tâm lý ấy chưa chấm dứt"

- Ít ra tại Việt Nam và Trung Quốc. Vẫn là sự hồ hởi sảng đang thấy trên thị trường chứng khoán hay địa ốc và những khoe khoang về đầu tư nước ngoài đang dồn dập đổ bộ! Dân gian gọi hiện tượng đó là "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" vì 10 năm trước, Việt Nam và Trung Quốc không bị ảnh hưởng nặng như năm xứ Đông Á kia là Thái Lan, Nam Hàn, Indonesia, Malaysia và Philippines.

- Hỏi: Nhưng các nước bị nạn hẳn cũng đã thấy ra nguyên nhân và đã có sửa đổi chứ"

- Tất nhiên là có, mà cũng có nhiều khó khăn khi phải cải sửa vì các thế lực cưỡng chống bên trong là các cơ sở xưa kia được ưu đãi. Cũng vì lý do ấy mà tôi mới nghĩ rằng dù ông Nguyễn Minh Triết có muốn thay đổi thì chưa chắc đã được! Cơ chế là một cái ách.

Nói chung, sau khi bị khủng hoảng và có khi mất phân nửa tài sản quốc dân trong có mấy năm, các nước Đông Á đều biết sợ mà thủ rất kỹ bằng một khối dự trữ ngoại tệ cực lớn. Họ tự chuẩn bị để ngăn một vụ tẩu tán tư bản đã xảy ra 10 năm trước, nhưng thật ra chỉ tìm cách chống đỡ ở ngọn, ở cái duyên hơn là cái nhân. Và chính là cách ứng phó ấy lại là cái nhân cho một nguy cơ khủng hoảng khác mà Việt Nam cần thấy trước để tránh.

- Hỏi: Ông có thể giải thích điều ấy cho rõ hơn được không, vì nếu có khối dự trữ ngoại tệ dồi dào hơn thì cũng có thể tránh được hoàn cảnh phải phá giá đồng bath Thái Lan hoặc đồng Won của Hàn Quốc bị mất giá một nửa chứ"

- Trước hết, ngần ấy quốc gia vẫn tiếp tục giàng sinh mệnh kinh tế vào xuất khẩu tức là vẫn để bị lệ thuộc vào thị trường quốc tế như trước năm 1997. Và Việt Nam cũng đang cố gắng bước theo con đường rủi ro ấy thay vì tìm cách nâng cao lợi tức nội địa để gia tăng khả năng tiêu thụ nội địa, với một dân số rất lớn và một thị trường nội địa đủ đông để làm một đầu máy kinh tế thứ hai thay vì chỉ có một đầu máy xuất khẩu ngày một mạnh.

Kế tiếp, các nước Đông Á có thay đổi chế độ ngoại hối, từ cố định sang thả nổi có quản lý, mà chủ yếu vẫn là có kiểm soát, nên cơ chế kinh tế sẽ không kịp ứng phó với những giao động của thị trường quốc tế. Trong địa hạt này, Việt Nam khá hơn Trung Quốc một chút với biên độ giao dịch đồng bạc lớn hơn đồng Nhân dân tệ của họ so với tiền Mỹ.

Thứ ba, chiến lược xuất khẩu bằng mọi giá mà Trung Quốc và Việt Nam theo đuổi còn ráo riết hơn các nước Đông Á khác đã tạo ra ảo tưởng hùng cường ở khối dự trữ ngoại tệ do Nhà nước quản lý. Nhưng khối lượng tài sản ấy là tiền chết vì không đầu tư vào các nơi có lợi hơn cho kinh tế quốc dân, mà lại được định giá quá cao nên đối giá của nó là đồng bạc nội địa quá thấp. Nói cho dễ hiểu là người dân không được hưởng gì nhiều ở việc thắt lưng buộc bụng để xuất cảng và cũng vì vậy không nâng cao được khả năng tiêu thụ nội địa. Ta hay có chữ "lọt sàng xuống nia", cái sàng của nhà nước quá khít nên phần ơn ích dành cho người dân còn quá ít. Đấy là một mối nguy kinh tế và bất công xã hội.

- Hỏi: Câu hỏi cuối thưa ông, rủi ro của hiện tượng ấy là gì"

- Các nước Đông Á có thể đã học sai bài học của vụ khủng hoảng 10 năm trước và dồn sức chặn cửa bằng một khối dự trữ ngoại tệ rất cao với đối giá là những khoản hiện kim đang thổi lên các trái bóng đầu cơ khác trong khi chẳng nâng mức sống thực tế của người dân hay cải sửa hệ thống hạ tầng vật chất lẫn kiến thức của cả xã hội.

Nhưng các nước đó đã tiến xa hơn Việt Nam nên có bị khủng hoảng nữa khi bóng bể thì chưa chết. Việt Nam thì không, với tham nhũng cao gấp bội và sự hiểu biết rất hời hợt về quy luật thị trường. Đã thế mà cũng lại chỉ muốn lao ra ngoài trong khi chẳng cải thiện gì mức sống dân chúng. Khi đã ra tới bên ngoài mà bị khủng hoảng thì tai họa xã hội và chính trị không phải là nhỏ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.