Hôm nay,  

Sài Gòn Trong Nhạc Việt

14/05/200700:00:00(Xem: 10017)

Nhà Thờ Đức Bà, Sài Gòn

  (Viết để tặng Phong Trào Quốc Dân đòi trả lại tên Sài Gòn do Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ chủ xướng và thân tặng Cô Nguyễn Thanh Hà, anh Việt Sĩ và Dominic Hoàng nhân dịp Đại Hội Thế Giới Phong Trào Sài Gòn lần thứ II, 2007)*

Vốn là người miền Trung nên khi bắt đầu vào bậc trung học đệ nhất cấp tôi mới nghe nói đến thành phố Sài Gòn, lý do là quí thầy cô khi đến nhậm chức thường hay giới thiệu từ đâu đến. Có Thầy tốt nghiệp đại học sư phạm đến từ Huế, Đà Lạt và có Thầy Cô đến từ Sài Gòn. Từ đó thủ đô Việt Nam Cộng Hoà mang tên Sài Gòn hiện hữu trong tâm trí của tôi. 

Sau này vì lý do nghề nghiệp ba má tôi thỉnh thoảng vào Sài Gòn (SG) và mỗi lần về kể lại cho nghe chúng tôi mới biết thêm về Sài thành, mới biết là thành phố SG sầm uất, với những ngôi nhà “cao chật trời” qua sự tưởng tương của trẻ thơ, với những con đường dập dìu xe cộ, với những cửa tiệm đầy hàng hóa đẹp được nhập cảng từ ngoại quốc v.v… Tóm lại là Sài Gòn có rất nhiều cái lạ, ngựa xe đông đúc mà tỉnh nhỏ tôi không có và không thể so sánh được:

Ai đến Sài gòn cũng khen Sài gòn lớn

Ai đến Sài gòn thấy chi cũng lạ hơn

Người đông xe đông đường phố mênh mông

Nhịp sống sôi động ngày đêm chờ mong

Ai đến Sài gòn nhớ vô thăm chợ Lớn

Thăm bến Bạch Đằng rất vui Thảo Cầm Viên

Từ khắp bốn phương mời hãy ghé thăm

Ai đến một lần để biết Sài gòn

Ước mơ được ghé thăm Sài Gòn chớm nở trong tôi từ khi nghe ba má nói vài ngày nữa Ba (hay Má) vào Sài Gòn nhưng …mãi đến hè 1965 khi học xong đệ tam, lần đầu tiên tôi mới được dịp vào thăm SG vài tuần. Lúc đó tôi được ba gởi vào ở nhà người bạn gần Việt Nam Quốc Tự nên đã có cơ hội làm quen với SG, một thời được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

Vào trú ngụ ở khu bàn cờ nhưng đâu biết tại sao người ta gọi như thế, rồi có dịp dạo phố, đi thăm sở thú v.v.. và điều mà tôi không quên được là trong những ngày ở đây tôi “đã khóc” hơi nhiều vì hầu như ngày nào cũng ngửi hơi lựu đạn cay vì luôn có các cuộc biểu tình trước khu Việt Nam Quốc Tự và cảnh sát muốn giải tỏa đoàn người biểu tình nên hay sử dụng loại vũ khí này. Dầu vậy trong trí óc của cậu học trò 16 tuổi lúc bấy giờ vẫn còn giữ lại vài hình ảnh khó quên, đúng như nhạc sĩ Văn Phụng diễn tả:

Cùng nhau đi tới Saigon

Cùng nhau đi tới Saigon

Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do

Dừng chân trên bến Cộng Hòa

Người Trung Nam Bắc một nhà

Về đây chung sống hát khúc hoan ca

Cùng nhau đi tới Saigon

Là nơi du khách dập dồn …

Ngựa xe buôn bán hẹn hò

Người dân no ấm sống đời tự do

(Ghé Bến Sài Gòn  của Ns Văn Phụng)

Lần thứ hai vào SG hè 1968, sau khi tôi học xong bậc trung học. Lần này ở SG lâu hơn nên tôi có nhiều thì giờ để thăm viếng thành phố Sài Gòn nhưng dù gì cũng chỉ là “khách phương xa” nên không dám nói về Sài thành. Khoảng sáu tháng sau từ giã gia đình, tạm biệt bạn bè tôi rời VN đi xa, thật xa với lời hứa hẹn đơn sơ là sẽ có ngày trở lại. Trong suốt chuổi ngày bôn ba xứ người thỉnh thoảng một mình trong căn phòng trọ tôi thường nghĩ về quê hương VN, gia đình bên kia bờ đại dương, ngồi ôn lại quá khứ và dĩ nhiên làm sao quên được thành phố Sài Gòn:

Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi

Nhớ Sài Gòn như nhớ người thương,

Bao năm xa cách thiết tha miên trường

Xuân sắc một thời em xinh như mộng,

Đẹp ơi là đẹp, Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông

(Nhớ Sài Gòn của Ns Bùi kim Cương & Nhất Tâm)

Tôi nói riêng lại nhớ đến SG nhiều hơn nữa mỗi lần nhận thư bạn bè từ VN gởi sang. Mà không nhớ sao được khi vài cô bạn gái “chơi ác” nhắc khéo:

Anh còn nhớ không anh "

Nhớ Sài Gòn mưa rơi thật nhiều

Nhớ Sài Gòn bao nhiêu là chiều

Nhớ Sài Gòn từng tiếng hát đêm

(Sài Gòn  2 mùa)

Tuy chưa có dịp tìm hiểu nhiều về Sài Gòn vì chỉ ở có hơn 5 tháng nhưng tôi cũng đã từng dạo phố Sài Gòn những chiều thu. So với cái lạnh chết người xứ mà tôi (bất đắc dĩ) tìm đến chẳng thấm vào đâu nhưng cũng đã trải qua cái lạnh nhè nhẹ cuối năm của Sài Gòn ngày nào:

Khoác chút áo màu ra phố

Lang thang mùa Đông Sài Gòn

Anh đi đâu mùa khốn khó

Tôi (*) cô đơn đến ngại ngùng

(Mùa đông Sài Gòn của Ns Nguyễn ngọc Thiện)

(*) Nguyên văn là: Em cô đơn đến ngại ngùng

Thế rồi như đã nói, tôi rời SG năm 1968 khi VN đang cuối đông. Thời gian trôi đi nhanh thật, sau 6 năm xa xứ, giữ đúng lời hứa tôi đã trở lại quê hương, ghé thăm Sài Gòn vào mùa Xuân 1975, phản ảnh phần nào tâm trạng của nhạc sĩ Khúc Lan:

Sài Gòn nơi đi Sài Gòn chốn đến

Ai bước chân đi chẳng mong ngày về

Tàu nào ra khơi mà không nhớ bến

Trở lại quê xưa vẹn một lời thề.

(Sài Gòn Niềm Nhớ của Ns Khúc Lan)

Đây là lần thứ ba tôi đặt chân đến Sài Gòn sau nhiều năm cách biệt. Rất tiếc tình hình chính trị VN vào thời điểm này trở nên căng thẳng nên chỉ về trung được có một tuần lễ thăm gia đình là tôi phải vào lại SG, ở đó cho đến khi từ giả thành phố này. Không ngờ lần chia tay này (cho đến nay!) cũng là lần chót tôi giã từ SG vì sau đó VNCH thua trận, miền Nam VN bị cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm. Tôi mất nước từ 30.04.1975, xin tị nạn xứ người và SG của tôi ngày nào đã bị đổi tên. Dầu vậy, mỗi lần nhắc đến Hòn Ngọc Viễn Đông dạo nào thì Sài Gòn vẫn là cái tên luôn ngự trị trong tim, không bao giờ phai nhạt đối với tôi nói riêng và hầu hết người Việt tị nạn nói chung:

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên

như giòng sông nước quẩn quanh buồn

như người đi cách mặt xa lòng ta hỏi thầm em có nhớ không

Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao

trong niềm vui tiếng hỏi câu chào sáng đời tươi thắm vạn sắc màu

nay còn gì đâu...

(Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Ns Nguyễn đình Toàn)

Cưỡng chiếm miền Nam VN xong rồi thì cộng sản áp đặt sự thống trị trên phần đất chúng chiếm được. Quân cán chính VNCH thì hết lớp này đến lớp khác bị đẩy vào các trại cải tại, ra đi mà chẳng biết ngày về. Chưa đủ, cs đã xóa luôn tên thủ đô VNCH. Hãy nghe nhạc sĩ Trần quang Lộc bùi ngùi tiếc thương dùm cho đồng hương miền Nam của mình:

Sài Gòn giờ đã thay tên

Cũng như em đã đổi họ năm nào

Sài Gòn vui buồn dấu trong tim

Chỉ biết thương nhau bằng ánh mắt nhìn

(Trả Lời Thư Em của Ns Trần Quang Lộc)

Tình yêu dành cho thành phố Sài Gòn không vì thế mà phai nhòa. Ngược lại là khác. Nhiều văn sĩ, nhạc sĩ đã mượn lời thơ giòng nhạc để viết về Sài Gòn, để tiếc thương một thành phố đã ăn sâu vào tâm thức người miền Nam VN nói chung. Tâm trạng đó đã được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên diễn tả qua ca khúc “Sài Gòn còn đó nỗi buồn”:

Còn đâu nữa Sài Gòn

Còn chăng nữa niềm đau không tên

Bao nhiêu năm qua, đời như đợi chờ

Đời như tình cờ, đời như mịt mờ

Đời như nắng mưa qua

(Sài Gòn  còn đó nỗi buồn của Ns Ngô thụy Miên)

Sau 30.04.1975 hàng triệu người Việt lưu lạc khắp năm châu. Khi quyết định bỏ nước ra đi hầu như mọi người đều ấp ủ hoài bảo và hẹn sẽ có ngày trở lại. Có lẽ tâm trạng của nhạc sĩ Nam Lộc cũng là tâm trạng của những người cùng cảnh ngộ, đã phải lìa bỏ quê hương ra đi để tìm sự sống:

Sài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về

Người tình ơi, tôi xin giữ trọn mãi lời thề

Dù thời gian, có làm một thoáng đam mê

Phố phường vắng ánh sao đêm

Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.

(Vĩnh Biệt Sài Gòn của Ns Nam Lộc)

Và sau khi sang được đến bờ tự do, được định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó, người Việt tị nạn cộng sản vẫn không quên thành phố Sài Gòn. Dầu đang đi giữa thành phố hoa lệ Paris mà ngày nào từng mơ ước được một lần ghé thăm nhưng kỷ niệm cũ quay về, hình ảnh Sài Gòn lờn vờn trước mặt, nổi buồn lâng lâng được thể hiện qua tâm trạng của Ngô Thụy Miên:

Tôi đi giữa trời Paris mà nhớ thương Sài Gòn

Nắng Sài Gòn hôm nao dìu bước chân em

Qua phố phường vào quán chợ thân quen

Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng

(Nắng Paris Nắng Sài Gòn của Ns Ngô thụy Miên)

Càng sống lâu nơi đất lạ người Việt chúng ta mới có thể so sánh để rồi lại nhớ thương về quê mẹ, về Sài Gòn của chúng ta thưở nào. Nhạc sĩ Phạm anh Dũng đã mượn lời nhạc phát họa cho chúng ta thấy vài hình ảnh của Hòn Ngọc Viễn Đông ngày xưa và nếu ai tình cờ vào trang nhà Phan Châu Trinh nghe nữ ca sĩ Xuân Thanh với tiếng hát điêu luyện, ngọt ngào của “người con gái miền sông Hương núi Ngự” trình diễn trọn bài hát này thì chắc chắn sẽ nhớ Sài Gòn ghê lắm:

Nhớ đến em nhiều này Sài Gòn ơi.

Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng.

Duy Tân im lìm phố vắng.

Thương ai cây lá hoang tàn.

Người xây giấc mơ hồi hương

Này Sài Gòn yêu thương …

(Nhớ Sài Gòn của Ns Phạm Anh Dũng)

Còn rất nhiều nhạc sĩ sáng tác những bản nhạc viết tặng riêng cho Sài Gòn như: Sài Gòn Có Em của Phạm mạnh Đạt; Đêm nhớ về sài Gòn của cố nhạc sĩ Trầm tử Thiêng; Sài Gòn Em và Tôi của Y Vũ; Sài Gòn trên đường Nguyễn Du và Sài Gòn ơi tôi còn em đó của Trường Sa; Mùa Đông Sài Gòn của Nguyễn ngọc Thiện hay Hẹn Em Sài Gòn của Hà Thúc Sinh, Chiều trên đường Hồng Thập Tự của Nguyễn Tất Nhiên v.v… Gần đây có nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã sáng tác và trình diễn nhiều bài hát viết cho Sài Gòn như Sài Gòn Em Ở Đó, Sài Gòn Một Thoáng 30 Năm….nhưng xin thông cảm cho là tôi không thể trích dẫn hết ra đây được.

Khi rời Sài Gòn lần sau cùng thì tôi còn là một thanh niên trẻ. Thắm thoát đã hơn 30 năm biệt xứ kể từ tháng 04-1975, chưa một lần ghé lại thăm nên tôi nói riêng rất thích nghe và thường khẽ hát bài hát do Kim Tuấn và Lê Uyên Phương sáng tác, có lẽ vì nội dung bản nhạc phản ảnh đúng tâm trạng của chính mình!. Vâng tôi đã xa Sài Gòn khá lâu, không biết là

Sài-gòn  bây  giờ  trời  mưa  hay  nắng"

Sài-gòn  bây  giờ  ai  khóc  thương  ai"

Sài-gòn  giới  nghiêm  che  kín  đêm  dài"

Sài-gòn  khói  bay,  Sài-gòn  nắng  đổ"

Sài-gòn  có  còn  bước  chiều  bơ  vơ"

(Khi Xa Sài Gòn của Ns Kim Tuấn & Lê Uyên Phương)

… Nhưng từ ngày nghe biết đến phong trào Sài Gòn thì trong tôi lại toé lên một tia sáng hy vọng. Phong trào Quốc Dân đòi trả lại tên Sài Gòn (gọi tắt là PTSG) do Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ chủ xướng, với sự hổ trợ đắc lực của Cô Nguyễn Thanh Hà, các ông Việt Sĩ và Dominic Hoàng, từ đó lại có thêm nhiều bản hát viết về Sài Gòn ra đời, bài đầu tiên được phổ biến trên trang nhà SaigonforSaigon là “Hãy Trả Lại Tôi Sài Gòn” của Nhạc Sĩ Xuân Điềm, kế đến là những bản hát khác như Đòi lại tên Sài Gòn của Hải Sơn, Trả lại ta tên Sài Gòn của Nhật Tùng, Mãi Mãi Sài Gòn của Phan văn Hưng và Nam Dao hay gần đây với bản nhạc mới xuất hiện với tựa đề Sài Gòn Còn Mãi Trong Tôi của Cù Hoà Phong và Nhật Hạnh …. Phải nói đây là việc làm đáng hoan nghênh và nên tiếp tục thực hiện. Viết nhạc với chủ đề Sài Gòn để vinh danh SG, để  NVTNCS không quên Sài Gòn, để cái tên Sài Gòn yêu dấu từ đó trở nên quen thuộc trong lòng mọi người Việt tha hương!

Phong trào Sài Gòn được sự ủng hộ khá mạnh mẽ của NVTNCS hải ngoại cũng như đồng hương ở quốc nội và văn thư đòi đổi tên Tổng Giáo Phận HCM thành Sài Gòn đã được gởi đến Toà Thánh Vatican. Hy vọng rằng một ngày không xa, Vatican sẽ chuẩn y nguyện vọng của NVTNCS, biến ước mơ thành sự thật, để (tưởng như là):

Thấy mình vừa trở lại quê hương

Đã gặp người một trời yêu thương, cho lòng thêm chút ấm

Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau, Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau và lúc đó chúng ta sẽ cùng nhau quây quần nắm tay vui mừng cất tiếng hát vang bài “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân:

Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!

(Thượng tuần tháng 05.2007)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.