Hôm nay,  

Nước Pháp và Bầu cử

25/04/200700:00:00(Xem: 7102)

...Pháp là một con bệnh kinh tế của Âu châu và các cuộc bầu cử này rất quan trọng...

Chủ nhật tuần qua, dân Pháp đã đông đảo đi bầu tổng thống và hai nhân vật dẫn đầu sẽ gặp nhau ở vòng chung kết ngày sáu tháng Năm. Từ nay đến đó, họ phải huy động được 50% số phiếu hầu có thể làm Tổng thống Pháp. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về cuộc bầu cử Tổng thống đối chiếu với hiện tình của nước Pháp, qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

- Hỏi: Thưa ông cho đến vài ngày cuối, gần một phần ba cử tri Pháp vẫn chưa quyết định được về lá phiếu cho cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 22 vừa rồi. Thế rồi kết quả sơ khởi cho thấy ông Nicolas Sarkozy đã dẫn đầu với khoảng 30% số phiếu và bà Ségolène Royal về nhì với chừng hơn 25% số phiếu. Theo dõi cuộc bầu cử, dư luận thế giới cho là vào vòng chung kết ngày mùng sáu tới, hai phe tả hữu của Pháp sẽ trực tiếp đối đầu vì bà Royal là ứng viên của đảng Xã hội và ông Sarkozy cầm đầu đảng UMP thuộc xu hướng trung hữu. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này ta sẽ nói về cuộc bầu cử đó và về hiện tình của nước Pháp. Câu hỏi đầu tiên, ông nhận xét thế nào về cuộc bầu cử tại Pháp"

- Về bối cảnh, Pháp đang ở trong mùa bầu cử vì sau hai vòng bỏ phiếu để chọn Tổng thống vào tuần qua rồi mùng sáu tháng Năm thì qua tháng Sáu cử tri sẽ đi bầu 577 Dân biểu Hạ viện và khoảng hơn 100 Nghị sĩ, là một phần ba số đại biểu tại Thượng viện. Vì vậy, kết quả bầu cử Chủ nhật qua và hai tuần sau đó sẽ chi phối cuộc bầu cử Quốc hội nhưng lãnh đạo Pháp chỉ thực sự thành hình sau ngày 19 tháng Sáu tới đây với một Quốc hội mới.

Về nhận xét trên toàn cảnh, tôi thiển nghĩ rằng Pháp là một con bệnh kinh tế của Âu châu và các cuộc bầu cử này rất quan trọng vì sẽ phần nào quyết định về tương lai của Pháp. Riêng tôi thì cho rằng trong trung hạn, Pháp sẽ phải tu chỉnh Hiến pháp và nếu khủng hoảng xảy ra, nền Đệ ngũ Cộng hoà do Tướng de Gaulle thành lập năm 1958 có khi lâm nguy. Chúng ta có thể thấy ra điều ấy sau cuộc bầu cử Tổng thống kỳ tới, năm 2012.

- Hỏi: Ông hay có những nhận xét làm thính giả giật mình. Vì sao ông nghĩ rằng Pháp là một con bệnh kinh tế Âu châu và nhất là nền Cộng hoà được thành lập từ 48 năm nay có thể bị đe dọa" Là người đã tốt nghiệp Đại học tại Paris và từng sống bên Pháp khá lâu, ông có những phân tích gì khả dĩ chia sẻ với thính giả về nhận xét bi quan này"

- Những nhận xét bi quan nhất thật ra xuất phát ngay tại Pháp, từ những phần tử ưu tú của xã hội này thuộc cả hai khuynh hướng tả hữu. Tôi chỉ kết luận thêm là Pháp phải thay đổi nếu muốn là một cường quốc có trọng lượng trong thế kỷ 21 - cuộc bầu cử đầy sôi nổi năm 2002 là một cơ hội để lỡ - và để nhái lại lời một danh nhân Pháp, là chính de Gaulle, thì "nước Pháp chỉ có thể tiến hành cải cách trong cái trớn của một cuộc cách mạng"!

Nói rằng phải tu chính Hiến pháp hoặc Đệ ngũ Cộng hoà Pháp có thể lâm nguy thì ai cũng thấy lạ, nhưng từ cuộc Cách mạng 1789 đến nay, dân Pháp đã chặt đầu vua Louis XVI rồi dựng lên ba đế chế hay nền quân chủ, đã viết ra 19 bản hiến pháp, thành lập năm nền Cộng hoà và trải qua hơn năm chục cơn biến động có thể gọi là cách mạng được. Pháp đề cao tự do công bằng và bác ái nhưng cũng đề cao chủ nghĩa thực dân và phó thác cho một thiểu số ưu tú giải quyết các vấn đề sinh tử và thật sự e ngại di dân từ Phi châu.

Muốn trình bày sự thể đầy mâu thuẫn ấy, ta có thể đi từ dưới lên theo lối nhìn kinh tế xã hội, hay từ trên xuống theo cái nhìn của truyền thông về thời sự chính trị.

- Hỏi: Chúng tôi xin đề nghị là ông trình bày từ nhận xét tiên khởi hồi nãy của ông, rằng Pháp là một con bệnh kinh tế của Âu châu.

- Sau cuộc Cách mạng 1789, từ thời Napoléon, Pháp đã trở thành một cường quốc hiện đại theo thế quyền, tức là không bị chi phối bởi tôn giáo như một chế độ thần quyền. Suốt hai thế kỷ 19 và 20, Pháp là nước tiên tiến về nhiều mặt, từ văn học, nghệ thuật đến khoa học, kỹ thuật và tài chính kinh tế. Với sức mạnh đó, Pháp đã chinh phục các thuộc địa và góp phần xây dựng lên một cơ chế nay lại đe dọa tương lai của xã hội Pháp là Âu châu.

Bây giờ, sau nhiều năm ở biên độ trung bình của Âu châu về đà tăng trưởng là 2,2%, Pháp đã sút kém mức trung bình đó chừng 1%, bằng phân nửa. Xuất khẩu của Pháp suy sụp nặng vì bị nhập siêu lớn. Từ quê hương của Colbert, với lý luận xuất khẩu là tốt và nhập khẩu là xấu, thì đấy là một kết quả bi thảm, nhất là từ khi Âu châu thống nhất tiền tệ, từ năm cuối của thế kỷ 20. Sở dĩ như vậy vì Pháp lụt sức cạnh tranh do chính xã hội Pháp chưa tự chuẩn bị cho hiện tượng Âu châu hoá, chưa nói gì đến toàn cầu hoá. Đáng ngạc nhiên hơn cả là doanh giới Pháp thiếu sáng tạo để thỏa mãn thị trường quốc tế. Ngày nay, tìm ra một doanh nghiệp Pháp đặt làm gia công ở nước ngoài để ứng phó tại chỗ với những đổi thay của toàn cầu hoá là việc rất khó. Mà đấy vẫn là đi từ ngọn xuống gốc...

- Hỏi: Nếu đi từ gốc lên ngọn thì đâu là những vấn đề của "con bệnh kinh tế" này"

- Trước hết, sức mạnh lâu dài của một xã hội là dân số thì dân số Pháp suy sụp dần. Mà khi dân số giảm bên cạnh một xứ năng động và đông dân thì mình dễ bị nguy khốn như Pháp đã bị ba lần bên nước Đức từ 1870 đến 1940. Ngày nay, sự năng động ấy được biểu hiện qua sản xuất, với mỗi người dân là một thành tố sản xuất thay vì chỉ là đôi tay xin trợ cấp.

Bên dưới sự giảm sút dân số vì sinh suất quá thấp của người Pháp da trắng, ta lại có một sự bù đắp bất lợi của di dân, nhất là thành phần đến từ Bắc Phi và miền Nam Sahara của châu Phi. Thành phần này có sinh suất rất cao, đang chiếm một tỷ lệ dân số rất lớn và rất trẻ. Nếu kể cả con cháu của họ, đã có quốc tịch Pháp, thì lên tới 15 triệu và sẽ còn tăng rất nhanh. Tôi gọi sự bù đắp này là "bất lợi" vì thành phần di dân ấy lại không tự coi là người Pháp như đại đa số di dân tại Mỹ. Họ không được hội nhập vì yếu tố văn hoá của Pháp vả lại cũng không muốn hội nhập. Họ đang làm xã hội Pháp biến dạng dần và chỉ được chú ý sau những vụ bạo động xảy ra ngày một nhiều hơn nên xuất hiện rất ồn ào trên chính trường và truyền thông mà vẫn không làm thay đổi được số phận của họ.

Đâm ra ta có một nghịch lý, đó là xã hội Pháp bị lão hoá với tỷ lệ cao niên ngày một nhiều trong thành phần da trắng, mà bị nạn thất nghiệp nặng, gần 9%, gấp đôi các nước công nghiệp tiên tiến khác. Và thất nghiệp nặng nhất là trong thành phần trẻ, mà nguy kịch nhất là trong thành phần trẻ gốc Phi châu. Từ đấy suy lên, ta thấy ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, chưa nói đến những yếu tố chính trị hay chính sách.

- Hỏi: Nhưng các chính sách kinh tế của Pháp không giải quyết được các vấn đề này hay sao"

- Tôi lại cho rằng chính sách kinh tế mới là vấn đề. Tôi xin đơn cử vài thí dụ. Cách đây đúng 30 năm, một vị lãnh đạo của Việt Nam gặp "Việt kiều yêu nước" tại Pháp về đã hồ hởi tuyên bố rằng giai cấp công nhân của Pháp đấu tranh thành công đến mức độ đi làm có mấy tháng rồi nghỉ mà được ăn lương thất nghiệp bằng với 70% của mức lương cuối cùng. Câu hỏi sơ đẳng của kinh tế mà họ không thèm biết là: trong lúc đó, ai sẽ sản xuất để đảm bảo cho mức trợ cấp thất nghiệp ấy" Câu hỏi đó trở thành thời sự khi Thủ tướng Lionel Jospin của đảng Xã hội Pháp giảm giờ lao động pháp định từ 40 xuống 35 giờ một tuần mà không giảm lương. Điều kinh ngạc là ông Jospin này đã từng là giáo sư kinh tế!

Cả hai ứng viên dẫn đầu trong vòng bầu cử tuần qua đều phải luồn lách về lý luận để gỡ khỏi cái tròng 35 giờ một tuần này mà chưa chắc đã xong vì dân Pháp vẫn muốn thế.

- Hỏi: Ông đang nói đến một nghịch lý. Pháp bị thất nghiệp nặng nhưng vẫn đảm bảo cho mọi người điều kiện lao động tốt nhất là làm ít hơn mà vẫn có lương tối thiểu khả quan"

- Và đấy mới là vấn đề. Thống kê của tổ chức OECD cho biết là bình quân dân Pháp thực sự làm việc có 617 giờ một năm, trong khi dân Anh lao động hơn 800 giờ, dân Mỹ thì làm việc 865 giờ một năm. Người Pháp gọi đó là "phẩm chất của cuộc sống".

Hậu quả tai hại là thị trường lao động Pháp có hai cấp. Những người vào chính ngạch hay biên chế thì được hưởng sự ưu đãi ấy và trở thành gánh nặng làm doanh nghiệp mất sức cạnh tranh. Doanh nghiệp bèn đối phó bằng cách tuyển dụng ít hơn và giải quyết yêu cầu lao động bằng chế độ ngoại ngạch, quy chế bán thời gian, với số phận rất bấp bênh cho những người nằm ở tầng dưới, đa số là lao động trẻ hoặc thiếu tay nghề. Vì hai cấp lao động ấy, xã hội Pháp cũng có hai cấp công dân, một đa số sống nhờ chế độ bao cấp pháp định lãnh lương tối thiểu và một thiểu số có tóc thì bị gọt đầu vì thuế.

Khi bị thất nghiệp nặng, chính quyền khuyến khích doanh nghiệp tuyển thêm người trẻ và trấn an doanh nghiệp bằng giải pháp linh động là doanh nghiệp có quyền ký hợp đồng và sa thải sau hai năm thử nghiệm thì đề nghị ấy bị chính giới trẻ biểu tình chống đối năm ngoái. Trong con tầu lao động, họ muốn leo lên toa trên để được hưởng quyền ưu đãi như thành phần chính ngạch, và doanh nghiệp đành chịu thua, và Pháp giảm sức cạnh tranh trong khi dẫn đầu các nước về mức thất nghiệp.

Thật ra, chính sách bao cấp từ thời Mặt trận Bình dân, từ liên minh Cộng sản và Xã hội năm 1936 đã đẻ ra hiện tượng đầy nghịch lý ấy và vẫn được tiếp tục cho tới ngày nay. Vào nhiệm kỳ đầu kéo dài bảy năm, Tổng thống Jacques Chirac đã chỉ thị cho Thủ tướng Alain Juppé tìm cách cải tổ chế độ này mà bị dân chúng chống đối quá nên đành buông xuôi và qua nhiệm kỳ hai kéo dài năm năm, ông Chirac chỉ biết bọc xuôi là giỏi nên có thể được coi như Tổng thống tệ nhất trong năm vị tổng thống của Đệ ngũ Cộng hoà Pháp.

- Hỏi: Nhưng, nếu số người lao động lại giảm thì tiền đâu để chi cho chế độ bao cấp ấy"

- Pháp là quốc gia xã hội chủ nghĩa đích thực vì ngân sách quốc gia ngốn hết đến 54% tổng sản lượng. Cụ thể là cả nước sản xuất ra trăm bạc thì nhà nước xài hết 54 đồng. Một tỷ lệ 30% coi như là một lằn ranh của hiện tượng bao cấp. Và lợi tức người dân coi như bị đánh thuế mất 44%, một tỷ lệ quá cao khiến không ai muốn cố gắng nữa. Số thu ấy cho khu vực nhà nước chính là để duy trì chế độ bao cấp nhưng lại gây ra bội chi ngân sách khiến chính phủ phải vay tiền để tiếp tục trợ cấp.

Trong 20 năm qua, số công trái ấy đã tăng từ hơn 200 tỷ Euro lên tới 1.200 tỷ vào năm qua. Nếu kể thêm các khoản nợ thực tế khác theo kiểu Hoa Kỳ như hưu bổng cho công chức hay chi phí y tế, thì công trái của Pháp còn cao hơn gấp đôi, khoảng 2.700 tỷ Euro và tương đương với 130% GDP, tổng sản lượng toàn năm của cả nước. Điều ấy không thể tồn tại mãi vì đã từng dẫn tới sự sụp đổ của nhiều đế quốc hùng mạnh trong lịch sử.

Đây là ta chưa nói đến nhiều vấn đề xã hội khác cũng ở từ dưới gốc.

- Hỏi: Thí dụ như những vấn đề gì, ông có thể liệt kê ra ở đây không"

- Vấn đề chung là cảm giác bất an và bất mãn bàng bạc của đa số dân Pháp khi thấy xứ sở đang mất bản sắc. Thứ nhất, vì yếu tố di dân họ thấy xã hội hết còn thuần nhất, và điều ấy giải thích vì sao ứng viên cực hữu và muốn hạn chế di dân là Jean-Marie Le Pen đã về nhì trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002. Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử, cơ chế làm luật cao nhất hết là Tổng thống hay Quốc hội mà là Liên hiệp Âu châu, khiến đa số dân Pháp chống lại dự thảo Hiến pháp Âu châu năm 2005. Mà không có Âu châu, Pháp chỉ còn là Pháp!

Thứ ba, bên trong xã hội, họ thấy tội phạm gia tăng, an ninh suy sụp, một phần vì yếu tố di dân, một phần nữa vì sự băng hoại của sự kết hợp bền vững nhất xưa nay là gia đình, phần khác là sự suy giảm uy tín và khả năng huy động của các tôn giáo, nhất là Giáo hội Công giáo. Thứ tư, họ không hài lòng với các phần tử ưu tú đang lãnh đạo họ trên chính trường và cả doanh trường, là những người tốt nghiệp các đại học có uy tín nhất của xã hội, nhất là trường Quốc gia Hành chánh ENA.

Sau cùng, và đây là một mâu thuẫn trong nhiều mâu thuẫn, nước Pháp không còn thực lực và thế lực vận dụng diễn đàn Âu châu để trở thành một cường quốc có tiếng hơn có miếng sau sự thống nhất của nước Đức và sự xuất hiện của nhiều nước Đông Âu. Điều ấy có thể khiến Pháp thực tế rơi xuống đúng vị trí cường quốc hạng nhì, nhưng dân Pháp vẫn luyến tiếc vai vế giả tạo do de Gaulle đem lại cho họ nhờ Âu châu. Khi mặc cảm "huê dạng" theo kiểu d'Artagnan trong văn chương bị phá sản, thì dân Pháp sẽ tủi thân, bất mãn và quy tội cho lãnh đạo.

Vì vậy, cuộc bầu cử Tổng thống lần này mới chỉ mở đầu cho nhiều thay đổi bất ngờ khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.