Hôm nay,  

Sau 30 Năm Lìa Xa

06/03/200700:00:00(Xem: 17734)

Sau 30 Năm Lìa Xa                                                                         

Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình, như qua lời bản nhạc Tôi Sẽ Đi Thăm của Trịnh Công Sơn. Càng đi tôi càng nhận thức rằng chúng ta không nên quên chuyện non nước mình. Muốn hướng tới một tương lai công bằng, dân chủ, văn minh, giàu mạnh ta phải nhớ quá khứ; nhớ để tha thứ chớ không phải nhớ để nuôi dưỡng hận thù. Theo tôi, ngày 30/4/75 là ngày thống nhất đất nước, gỉai phóng miền Bắc khỏi sự cơ cực, dối trá; và không phải là ngày mà cả nước đều đi chung cuộc mừng với các nhà lãnh đạo Cọng Sản ở Ba Đình. 

Tôi đã thấy gì trong chuyến đi thăm xuyên Việt hồi tháng 12/06" Một nước Việt đang tiến bước và thay đổi rất nhiều. Hà Nội có một nếp sống đô thị đích thực, khởi sắc, sôi nổi chớ không gượng gạo, dè dặt và buồn như thời thập niên 80. Thủ đô nước Việt Nam đứng hàng thứ saú trên cả Bắc kinh trong cuộc bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á. Còn Saigon thủ đô của một chế độ đã chết, giờ mang tên mới Thành phố Hồ Chí Minh hết còn là Hòn Ngọc Viễn Đông, bị tụt hậu tuy có nhiều sửa sang, xây cất. Nón cối, dép râu, aó quần xộc xệch của cán bộ đã biến đi đâu mất.

Giao thông trong thành phố Saigon Hà Nội là một khủng hoảng lớn. Giờ cao điểm xe cộ rối nùi; mạnh ai nấy lách, lấn. Đi bộ băng qua đường là một thử thách. Du khách phải liều và bình tĩnh tiến bước mới được. Taxi và xe ôm rất thông dụng. Saigon co gồn tám triệu dân mà số xe gắn máy là bốn triệu chiếc.

Chuyện đánh cho Mỹ cút cho ngụy nhào, giờ đã xưa rồi vì rằng Mỹ không có cút và ngụy cũng chẳng có nhào. Đổi mới thực chất chỉ là trở về cái cũ. Thật vậy, ảnh hưởng Mỹ và ảnh hưởng của các con rồng, con cọp kinh tế Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai Á, Thái Lan, Nhật… hửơng lợi nhờ cuộc chiến nói trên, hiển hiện trong mọi sinh hoạt. Dân tình sính dùng tiếng Anh nhiều hơn thời Việt Nam Cọng Hòa. Một số người có cung cách Mỹ hơn cả Việt Kiều. Một anh bạn của tôi cho biết khi tới một quán cà phê karoke ở Saigon anh nghe thấy họ hát toàn nhạc tiếng Anh. Tôi không bị làm khó dễ ở phi trường khi nhập nội hay khi trở về Mỹ. Báo chí nở rộ; in ấn đẹp, đủ loại, đủ kiểu, rất hiện đại nhưng tất cả đều nằm trong vòng cương tỏa. Nhà văn, nhà báo được nhà nước và đảng xem như con cháu trong nhà.

Trong gần một tháng ở Việt Nam tôi không bị phiền nhiễu giấy tờ hay phải khai báo chỗ lưu trú. Tôi cũng không hề thấy dấu vết gì của Nga và Trung Cọng. Các điệu nhạc giống Tàu ra rã trong những ngày tháng sau khi quân miền Bắc tiến chiếm Saigon không còn nghe nữa. Thiên hạ mua bán rộn rịp. Nếu không thấy bóng dáng mấy anh cảnh sát hay cờ đỏ, khẩu hiệu, tượng hình Hồ Chí Minh thì ta sẽ có cảm tưởng như cuộc sống trở lại như thời trước 1975. Nhà văn Dư thị Hoàn trong một bài phỏng vấn trên Văn Nghệ Sông Cửu Long ngày 27/9/06 cho biết “cuộc chuyển hướng này không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua”.

* Cuộc cách mạng thầm lặng

Ngoài ra, ít ai biết một cuộc cách mạng thầm lặng đã diễn ra ở miền Bắc sau năm 1975. Đó là “cuộc cách mạng khu phụ, có người gọi là nền văn minh toa lết từ Saigon tràn ra”. Theo hai tác giả Nguyễn thị Ngọc Hà và Trần Chiến trong cuốn 36 Góc Nhìn, sự kiện này là biến đổi lớn trong nền kiến trúc nhà cửa của các gia đình Hà Nội. Người ta chịu tốn nhiều tiền hơn để xây kiểu “xí bệt” thay vì kiểu “xí xổm”. Phó Thủ Tướng Mả Lai Á Najib Razak trong một buổi triển lãm cầu tiêu nhằm cổ động cho ngành du lịch nước này trong năm 2007 nói rằng “cầu tiêu là bộ mặt của đất nước”. Và mức độ văn minh của quốc gia được đánh giá qua độ sạch sẽ của phòng vệ sinh. Nếu thế thì hóa ra, cuộc “giải phóng” miền Nam đã giúp và làm cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa văn minh hơn.

Về Việt Nam chưa được một tháng nhưng tôi đã đi thăm đủ bà con anh em thân thích, mồ mã cha ông từ Nam chí Bắc và gặp lại hầu hết bạn bè một thời; trở lại đường xưa phố cũ để nhớ về những kỹ niệm cũ. Tôi đã được ăn lại một số đặc sản của đất nước từ trái vú sữa, ly nuớc dừa ở Bến Tre, Bình Định, bưởi Biên Hòa, cho đến bánh xèo, bánh bột lọc ở Huế và chả cá, bánh cuốn ở Hà Nội... Lúc đầu tôi còn dè dặt sợ đau bụng nhưng sau nhiều lần ăn thử thấy không sao tôi đã không từ nan thứ gì bất kỳ ở đâu, từ đầu đường xó chợ cho đến các cửa tiệm như quán TIB gặp Hoàng Tá Thích và Trịnh Vĩnh Tâm, hai bạn cũ, kể chuyện về ông Bush ăn cơm Việt. Chỉ trừ uống nước có đá lạnh. Tôi thấy phở ở Việt Nam không ngon bằng phở ở ngoại quốc. Chỉ có bún bò Huế là ngon và càng ở chỗ bình dân lại càng tuyệt hơn. Tôi có dịp chiêm nghiệm lời nhận xét của nhà văn Trung Hoa Lâm Ngữ Đường cho rằng lòng yêu nước là lòng yêu những món ngon mà mình được ăn hồi nhỏ.

Sau khi đến Saigon một ngày, tôi đi Bến Tre thăm mộ Phan Thanh Giản ở ấp Thanh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri. Mộ được ông Phan Thanh Nhàn trông coi sạch sẽ. Tôi không hiểu đảng Cọng Sản thù hằn gì Phan Thanh Giản mà trong những ngày đầu chiếm miền Nam, họ đòi phải dời mộ cụ Phan đi chỗ khác. Ông Phan Thanh Nhàn lúc đó học lớp chín bị đuổi, không cho học tiếp. Nhà văn Lê Thị Huệ rất đúng khi trong cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 đã gọi “những người Cọng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Hạ”. (Tôi còn nhớ trước 1975 trong một chuyến làm phóng sự khi đi qua mộ của cha Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh, ông Tỉnh Trưởng chỉ cho tôi thấy và nói “chúng tôi vẫn giữ cho được sạch sẽ”. Chính mắt tôi thấy một người lao công đang quét dọn). Trước khi ra về, tôi ghé qua thắp nhang hai ngôi mộ Võ Trường Toản và Đồ Chiểu. Hai ngôi mộ này được ty Văn Hóa Thông Tin cử người đặc trách trông coi nên trông rất tươm tất và lại rộng rãi. 

Từ Saigon, tôi đi Qui Nhơn, Bình Định thăm mồ mã anh chị em, bà ngọai, bà nội, ba má tôi bằng máy bay của Hàng Không Việt Nam. Hồi xưa, trước năm 1945 gia đình tôi ở đó. Bước lên chiếc maý bay hai cánh quạt của Nga Sô làm tôi hơi ớn. Các cô chiêu đãi trên máy bay lịch sự, toàn là giọng Bắc nhẹ nhàng. Trời buổi sáng tốt trong xanh. Maý bay bay êm ả, mất khỏang một tiếng. Tôi được dịp nhìn bờ biển miền Trung. Qui Nhơn phát triển nhiều, xây cất khắp nơi; dọc bờ biển toàn là khách sạn dành cho du khách. Mồ mã chôn ở Huỳnh Kim, Nhơn Hòa, An Nhơn. Người bà con dùng xe gắn maý chở tôi đi thăm mộ; chạy loanh quanh qua các đường mòn nhỏ hẹp, len lõi qua nhiều cánh đồng. Sảng khoái vì có thể hít thở không khí trong lành ở nhà quê và ngắm dãy    núi Trường Sơn xa xa. Bức tranh thật đẹp.Tất cả như mơ.

* Từng đàn cò trắng

Hôm sau rời Qui Nhơn, tôi về Huế bằng xe lửa để viếng mộ hai ông cố Phan Tôn, Phan Liêm, ông nội; thăm bà con họ hàng sinh sống ở đất Thần Kinh; nhớ lại thời học sinh ở trường Quốc Học. Ruộng đồng, đồi núi, biển cả lần lượt lướt qua. Miền Trung có rất nhiều cò trắng. Chúng bay từng đàn hay chậm rãi bước trên những cánh đồng vắng. Ở trong Nam, khi đi Bến tre, xe chạy ra miền quê, tôi không thấy có nhiều cò như ở đây. Có lẽ miền Trung nhiều cò là vì chiều tối chúng có nơi trú ẩn ở các rặng núi xa xa" Xe lửa chạy mất một buổi mới đến Huế. Bầu trời xám xịt, ướt át. Huế mùa đông lúc nào cũng buồn. Về nhà người bà con ở. Nằm trong mùng nghe mưa rơi rĩ rã; tàu lá chuối sột soạt. Lòng bồi hồi. Ôi tiếng quê hương sao mà thấm vậy. Mấy mươi năm không về; cũng mấy mươi năm không ngủ trong mùng. Thao thức, mông lung.

Mộ hai ông Phan Tôn (1837-1893), Phan Liêm (1833-1896) được chôn ở chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Huế. Bia mộ làm cách đây hơn cả trăm năm, viết bằng chữ Hán nên con cháu, tuy biết nơi chôn, nhưng không định rõ mộ naò vì đọc không được. Sau này nhờ vị trù trì chùa dịch ra; con cháu mới làm thêm chữ quốc ngữ ở sau bia để dễ tìm. Mộ nằm gần núi, xa xôi cách trở nên khó đi lại. Muốn đến chùa phải đi qua một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Cũng là một dịp hay cho tôi để biết vì nghe nói nhiều về con đường này. Đường được tráng nhưa, rộng, tốt, nhưng vắng hoe. Không có xe nào chạy ngang cả. Ba ngày ở Huế, tôi đã đi lại những con đường quen thuộc. Vaò chợ Đông Ba, qua Gia Hôi; vào Thượng Tứ rồi lên Thiên Mụ, thăm Văn Miếu Huế và bia tiến sĩ, xây năm 1808 có những tên Phan Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Chu mạnh Trinh…;về Vỹ Dạ, tôi thấy Huế quá nhỏ và thời gian ở đây như chậm lại . Hồi đó đạp xe vòng vòng sao mà xa dữ.

Câu nói của tác giả Diệu Phước trên tập san Tiếng Sông Hương: “Huế quan liêu phong kiến, Huế cung cách bảo thủ, Huế thâm, Huế sâu, Huế trầm tĩnh hài hòa, Huế lãng mạn, ướt át, Huế khắt khe khó tính, Huế đam mê cực đoan, Huế đa tình, đa mang; vô vàng tĩnh từ khen chê khác nhau về người Huế, bề mặt và bề sâu, có đó mà không có đó” đủ để nói về cái chất và đất Huế. Mấy ai đã từng ở Huế hay đã đi qua Huế mà không vấn vương về Huế. Tôi đến đứng trước trường Đồng Khánh và Quốc Học để nhớ một thời. Thất vọng vì không còn thấy tà áo trắng. Trường nữ bây giờ là trường học hỗn hợp nam nữ học chung. Và việc chính quyền phá cái đàn Nam Giao để xây một đài liệt sĩ cũng làm cho tôi cảm thấy ghê tởm như nhà văn Phạm Xuân Đài đã viết trong Nghĩ Về Huế. Mặt khác, khi nhìn Tử Cấm Thành ở Huế quá nhỏ so với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh tôi không tránh khỏi buồn.

 Tôi đến Thăng Long, đất rồng bay, nơi mà năm 1010 Lý Công Uần lập đô, bằng chuyến xe lửa từ Huế ra, vào lúc 5:30 sáng ngày 20/12/06; thuộc loại vé “nằm mềm điều hòa”. Lần đầu tiên đặt chân xuống đất Hà Nội ở ga hàng Cỏ, tôi đã háo hức đi ra nhìn thành phố còn lù mù dưới ánh đèn đường. Tuy chưa bao giờ hít thở không khí quê ngoại của tôi, nhưng đã thấy ba mươi sáu phố phường, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, chùa Một Cột …  qua sách báo thơ văn từ thời niên thiếu. Thậm chí, còn nghêu ngao thì thầm hát Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành:  “Nhìn "em" mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời. Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly” bao lần.

* Hà Nội Trong Mắt Tôi

Tôi cũng đã biết thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ trong thập niên 80 qua lời kể của nhiều người trong đó có nhà tôi, trước khi vượt biên, đã ra Bắc tìm xác cha, ông đã mất lúc đi học tập cải tạo; qua Hà Nội Trong Mắt Tôi của nhà văn Phạm Xuân Đài; qua Lô Sơn Yên Tỏa của nhà phê bình Trần Doãn Nho; và qua cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21. Thời đó, hầu như không có người nào ăn mặc đẹp đẻ. Đầu đội nón cối. Quần áo bộ đội thì sẩm màu và nhầu nát. Xe đạp khắp nơi. Tiếng chuông xe leng keng chừng như át cả tiếng người. Ở đây không có ý niệm về đời sống của một đô thị văn minh. Ngã tư có hệ thống đèn giao thông nhưng không nơi nào dùng cả. Thành phố đang nằm dưới sức đè nặng trĩu của một cơ chế. Thảo nào, nhà văn Dương Thu Hương khi vào đến Saigon, ngồi xuống vệ đường ôm mặt khóc, vì “thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ”.

Hà Nội ngày nay rất đẹp. Trong cái lạnh se sẽ buổi sớm mai vào tiết cuối năm, dễ khiến cho du khách muốn lang thang cùng khắp. Nắng đã lên. Sinh hoạt rộn ràng, linh hoạt. Xe cộ chạy len lách chẳng khác gì Saigon. Tôi đã ngồi bệt xuống một cái ghế nhựa thấp kiểu vỉa hè, thưởng thức một diã bánh cuốn Thanh Trì. Ở xa nhìn tới thấy như một dúm người ngồi chồm hỗm bu quanh một gánh hàng mà ăn xì xụp.  Rất thú vị; một bửa ăn sáng đáng nhớ. Sau đó tôi đi loanh quanh để biết phố phường như thế nào. Rồi lại tạt vào một quán cà phê vỉa hè, quán Thái. Lại một lần nữa, tôi hưởng cái thú ẩm thực văn hóa vỉa hè. Một điệu nhạc quen thuộc của Trịnh Công Sơn vụt đến với tôi “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”. Xe lửa trước khi ngừng, họ bỏ bản nhạc Mùa Thu Hà Nội để nhắc mọi người là đã đến nơi ngàn năm văn vật rồi.

Muốn thăm dân cho biết sự tình có lẽ la cà ở các quán ở vỉa hè là tốt nhất. Hà NộI có trên ba triệu dân mà có đến 100.000 người sống nhờ văn hóa ẩm thực ở vỉa hè. Hằng ngày các hàng ăn uống được phép xử dụng vỉa hè để kinh doanh từ 5:00 giờ đến 8:00 giờ sáng hay từ 7:00 giờ đến 12:00 giờ đêm. Ngồi nơi đây có thể nghe đủ thứ chuyện. Họ làm thầy bàn từ chuyện thể thao đến chuyện thế giới hay chuyện riêng tư. Có một ông khách ngồi gần tôi cù tôi ghé quán ông mới mở có món thịt chó hầm sâm, vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ. Ông đã sáng tạo, kết hợp tài tình giữa ẩm thực Việt Nam và thế giới Trung Hoa, Đại Hàn để có một món ăn mới. Ăn thịt chó hầm sâm sẽ làm tăng được tính sinh lực cho cả ông lẫn bà và còn cho ta dáng đẹp lẫn làn da hồng.

Tôi viếng thăm Hà Nôi chỉ có ba ngày. Một ngày đi tham quan danh lam thắng cảnh Hạ Long. Còn hai ngày ngắn ngủi nhưng cũng đã thăm bà con bên ngoại, viếng Đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, Văn Miếu, làng Bát Tràng bên bờ sông Hồng. Từ Hànội đi đến Bát Tràng nếu bằng xe hơi mất chưa tới một tiếng. Đậy là nơi sản xuất đồ gốm lâu đời nhất. Tôi thấy họ bày bán đủ chén bát diã, mấy tách trà tốt và rẻ hơn ở bên Tàu. Tại Hà Nôi, tôi may mắn được hai người bạn trẻ, hiện làm việc cho các hảng ngoại quốc, hướng dẫn đi tham quan và ăn uống nên rất thoải mái. Tôi đã đi chợ đêm, ăn ốc ở Tây Hồ, chã cá Lã Vọng. Hà Nội tuy có nhiều khẩu hiệu, nhiều hình tượng lãnh tụ nhưng hai nam nữ mà tôi vừa quen rất thoáng và cởi mở. Họ tin rằng, tương lai nằm trong tầm tay của họ chớ không phải tuỳ thuộc vào cơ chế.

Các cô gái Hà Nội mà tôi gặp rất xinh, lịch lãm, khó quên. Giọng nói dễ làm xiêu lòng. Còn thành phố đẹp là nhờ có những hàng cây xanh xum xuê hơn ở Paris. Hình như mỗi phố có mỗi loại cây khác nhau. Ngoài ra, Hà nội còn có nhiều nước. Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch…lúc nào cũng trong xanh diụ mát. Nhiều cành cây là đà, rũ bên bờ trông rất thơ mộng. Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ vừa công bố kết quả bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á, qua đó, thành phố này đứng hạng sáu, trên cả Bắc Kinh. Ngoài những điểm nêu trên, Hà Nội còn là một thủ đô có bề dầy lịch sử một ngàn năm và có nét kiến trúc hòa quyện nét đặc trưng Á Đông với Phương Tây. Tuy nhiên, theo nhà văn Lê Thị Huệ thì thành phố buồn vì vắng tiếng chim hót. Cây xanh Hà Nội không phải là miền đất lành chim đậu vì nó không ăn ở tử tế với lòai vật bé nhỏ, hiền lành. Tôi cũng không thấy bóng dáng người ăn xin nào.

* Xa lạ nhưng vẫn vậy

Tôi ở Hà Nội chỉ có ba ngày rồi phải bay về Saigon, thành phố mà tôi đã lớn lên. Saigon vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc vì vẫn góc phố đó, vẫn khu nhà đó; nhưng người lạ, tiếng nói lạ, quang cảnh lạ. Tôi đã đi lại khắp phố cũ đường xưa. Tôi sống trong một tâm trạng khó tả. Tôi rời Việt Nam năm 1976 và nghĩ rằng sẽ không bao giờ trở lại và Không bao giờ mơ rằng sẽ có một ngày ngồi lại ở quán cà phê Givral, tán dốc với bạn bè thời trước. Bên kia Givral là toà nhà Quốc Hội bây giờ là nhà hát lớn. Nơi này một cách đây hơn ba thập niên đã có những sinh hoạt nghị trường, thể hiện phần nào cái mô hình xã hội miền đất bại trận mà theo nhà văn nữ miền Bắc Phạm Thị Hoài nhận định Việt Nam Cọng Hòa “là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ hiện đại”.

Nhờ có mô hình xã hội này mà “miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy cũng phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng”. Đó là nhận xét của nhà văn Võ Phiến trong văn học tổng quan. Sau ngày 30/4/75 sách, báo nhạc bị cấm bán, cấm hát; bị tịch thu đi, tịch thu lại năm lần bảy lượt cho kỳ sạch vết tích. Dù vậy, nó vẫn tồn tại trên mọi nẽo đường đất nước và trong tâm hồn nhiều người từ Nam chí Bắc. Các tên tuổi Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Kiều Mộng Thu…một thời ồn ào, nổi đình nổi đám từ chế độ này mà ra. Biết bao vui buồn, hỉ, nộ, ái, ố của thời Đệ nhất, Đệ Nhị Cọng Hòa. Sau ngày dinh Độc Lập bị xe tăng Nga Sô T54 uỉ tất cả êm re. 

Tôi hỏi một người bạn về những khuôn mặt chống đối chế độ cũ bây giờ đâu rồi" Anh ta trả lời: hào khí Nam kỳ - hễ thấy chuyện bất bình thì nỗi xung lên tiếng, bênh vực - bây giờ như ngọn lửa rơm. Chủ nghĩa Cọng Sản đốt cháy trụi. Phong trào Phục Hưng Miền Nam giờ chẳng còn ai. “Đụ mẹ tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn nói cái gì”" Ông Nguyễn văn Trấn, trong cuốn Viết Cho Mẹ & Quốc Hội cho biết ông Tôn Đức Thắng đang ngồi đã liền đứng dậy bước ra  khỏi ghế vừa đi vừa nói khi được hỏi sao để cho cải cách ruộng đất giết người nhiều như vậy" Điều này cho thấy rằng cái chủ nghĩa Cọng Sản mà ông Hồ Chí Minh mang về Việt Nam là nguyên ủy của mọi trì trệ, tang thương cho đất nước. Chất độc da cam thì níu áo Mỹ. Còn nọc độc của chủ nghĩa Cọng Sản được xem như tội ác chống nhân loại, thì bắt đền ai đây" 

Ngay giữa trung tâm Saigon có một công viên Lê văn Tám, khá đẹp. Công viên này trước kia là nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi. Bây giờ ai cũng biết nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật!  Nhà sử học Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động đã phịa ra Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Trần Huy Liệu được xem là một trong những nhà sử học hàng đầu và nhiều quyền lực tại miền Bắc VN, mất năm 1969.

Sách giáo khoa dành cho lớp 5 có nói về anh hùng này. Nhiều tỉnh và thành phố của VN lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài, công viên, đường phố. 

Khác với Trần Doãn Nho khi ra Hà Nôi, nhìn lăng ông Hồ Chí Minh, nhà phê bình đã băn khoăn “nghĩ đến những phiền hà mà thế hệ sau sẽ gặp phải trong cuộc phế hưng”.

Tôi cho rằng giữa Saigon mà có một biểu tượng dối trá, xúi trẻ thơ ăn đạn và chết là môt tội ác, tuy nhiên cũng là một điều hay. Bên Nga sau khi chế độ Cọng Sản cáo chung, chính quyền Mạc Tư Khoa lập một công viên goi là công viên những thần tượng bị hạ bệ. Họ lôi vào đó các tượng đài Lenine, Staline cho nằm lăn lóc. Tôi đã đến nơi này vào mùa hè năm 2006. Công viên anh hùng xạo Lê văn Tám đã được dọn sẵn để làm nơi an nghỉ cho các tượng đài hết thời trong một ngày nào đó. 

2/07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.