Hôm nay,  

Việt Nam: Sách Trắng Tôn Giáo - Thừa Thải Tẻ Nhạt

09/02/200700:00:00(Xem: 8151)

Việt Nam: Sách Trắng Tôn Giáo - Thừa Thải Tẻ Nhạt, Hiến pháp Cho ‘Tự Do’, Pháp Lệnh Lại ‘Kìm Kẹp’

  Việt Nam Cộng sản công bố  tài liệu về Tôn giáo ngày 1/2 (2007) được gọi là "Sách trắng" mang tên "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam"

Nguyễn Thế Dương, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ khoe với báo chí tại Hà Nội: "Việt Nam là một đất nước rất ôn hoà trong quan hệ giữa các tôn giáo, có truyền thống đoàn kết tôn giáo".

Theo Báo Lao Động (2-2-2007),  "Sách trắng dày 87 trang cung cấp bức tranh tổng thể về tình hình phát triển các tôn giáo tại VN cũng như các chính sách của nhà nước VN đối với tín ngưỡng, tôn giáo."

Trước khi tìm hiểu xem "các chính sách"  này đã vi phạm Hiến pháp và xâm phạm quyền tự do Tín ngường và Tôn giáo của người dân như thế nào, ta nên cố  "phấn khởi" đọc lời mở đầu: "Nước Việt Nam có truyền thống văn hoá lâu đời và là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội."

"Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (năm 1946) đến Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay đều luôn khẳng định quyền "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" là một trong các quyền cơ bản của con người. ở Việt Nam không có sự phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo; các tín đồ theo tôn giáo khác nhau cùng chung sống hài hoà trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam."

Tài liệu viết tiếp: "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật"; đồng thời khẳng định chủ trương ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân.

Nhà nước Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế, đồng thời không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo của người dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, dân chủ, công bằng và văn minh."

Nhưng tại sao Việt Nam lại  ra "Sách trắng" về Tôn giáo vào lúc này" Lời Mở đầu giải thích:  "Tuy nhiên, ở trong nước và ngoài nước, do thiếu thông tin và do những định kiến nhất định, vẫn có những người chưa hiểu hết và hiểu chưa đúng về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Để giúp bạn đọc trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm hiểu rõ và đầy đủ hơn tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ trân trọng giới thiệu cuốn sách "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam".

Thứ nhất, chả ai có "định kiến nhất định" với các Tôn giáo tại Việt Nam mà chỉ có "định kiến nhất định" với đảng Cộng sản mà thôi.

Tại sao" Vì cái đảng cầm quyền độc tài này đã coi các Tôn giáo chẳng ra gì.  Tuy  kêu gọi các Tổ chức Tôn giáo vận động tín đồ ủng hộ các chính sách của đảng, nhưng đảng chỉ  "nhớ" đến Tôn giáo  khi nào có  lợi cho đảng và sử dụng các Tổ chức Tôn giáo như một công cụ.  Các Tổ chức Tôn giáo còn  bị chi phối bởi Mặt trận Tổ quốc, Tổ chức chính trị-xã hội ngoại vi do đảng lập ra để kiểm soát và lũng đọan các tổ chức, chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

Đội ngũ những người CSVN không hề tin vào đời sống thiêng liêng của con người, nói chi đến Chúa, Phật, Thần, Thánh nên mới có trên 90 phần trăm đảng viên và Đại biểu Quốc hội đã ghi "Không" vào phần "Tôn giáo" trong lý lịch cá nhân.   Hai chữ "Vô thần" đã trở thành đặc trưng của người Cộng sản Việt Nam.

Không những thế, đảng còn tìm đủ mọi cách và vẽ ra đủ thứ Nghị quyết, Pháp lệnh để trói buộc các Tôn giáo, người theo đạo và hành đạo.  Bằng chứng hiển nhiên nhất đã phơi bầy trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo của  ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18-6-2004.  Năm tháng sau, ngày 15-11-2004, Pháp lệnh có hiệu lực thi hành.

Sách Trắng khoe: "Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có 6 chương, 41 điều đã thể hiện chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chương, Điều lệ của các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với việc quản lý các hoạt động tôn giáo được quy định cụ thể theo hướng cải cách các thủ tục hành chính như trình tự, thời hạn, phân cấp rõ thẩm quyền giải quyết của chính quyền các cấp trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tôn giáo; làm lành mạnh hóa các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ và tổ chức tôn giáo, vì lợi ích chung của toàn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế."

Nội dung đầy rẫy "hoa lá cành" này đã không diễn ra trong thực tế đối với các Tổ chức Tôn giáo, nhất là các Tôn giáo không chịu để cho Mặt trận Tổ Quốc kiểm soát như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do Tăng thống Thích Huyền Quang đứng đầu, Giáo hội Công giáo và Phật giáo Hòa Hảo (Cụ Lê Quang Liêm). Đồng bào Thiểu số ở Tây nguyên (Cao nguyên miền Nam) và miền Thượng du miền Bắc  theo đạo Tin lành và Thiên Chuá giáo tiếp tục bị ám hại.

Bản Tuyên bố của Human Rights Watch ở  New York, ngày  14/06/ 2006 viết: "Các viên chức Việt Nam tiếp tục ép buộc đồng bào Thiểu số theo đạo Thiên Chúa phải ký lời thề bỏ đạo, dù Nhà nước đã thông qua vào năm ngoái (2005) những điều ngăn cấm những hành động này. Chính quyền tại một số khu vực còn hạn chế đi lại giữa các dân làng này qua làng kia, đặc biệt đối với các lý do tôn giáo, nếu không được phép của Chính phủ. Giáo dân cũng bị ngăn cấm tập họp tại nhiều khu vực, ngoại trừ các buổi tập hợp này được chủ tọa bởi các Vị Chăn chiên đã được Nhà nước công nhận."

(Vietnamese officials continue to force Montagnard Christians to sign pledges renouncing their religion, despite passage of new regulations last year banning such practices. Authorities in some areas restrict freedom of movement between villages - in particular for religious purposes not authorized by the government - and ban Christian gatherings in many areas unless they are presided over by officially recognized pastors.) 

Như vậy thì tự do tín ngưỡng ở chỗ nào  mà Sách trắng dám viết: "Năm 1958, khi trả lời câu hỏi của các cử tri Hà Nội: "Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không"", Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc lại thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo: "Không. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam ta cũng vậy"

Đã thế  Hiến pháp đầu tiên 1946 còn công nhận quyền "Tự do tín ngưỡng" của Công dân nơi Điều 10; Hiến pháp 1959 ghi trong Điều 26: "Công dân nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào."

Hiến pháp tu chính năm 1980 cũng lập lại quyền này trong Điều 68: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước."

Và sau cùng, Hiếp pháp Tu chính năm 1992, trong Điều 70 viết chi tiết hơn: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước."

Nhưng hai chữ "Tự Do" của CSVN lại có nghĩa chỉ  được làm những điều "có phép", hay thực hành theo "điều kiện" của Chính phủ nên Tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo đã biến thành thứ " Đặc Quyền, Đặc lợi" dành cho Nhà nước sử dụng và ban phát cho những ai chịu chấp hành theo lệnh đảng.

Vì vậy mà các biện pháp  kiểm soát Tôn giáo đã ghi trong Điều 11 của Pháp lệnh ngày 18-6-2004:

"1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.

2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện."

Tại sao  "lễ nghi tôn giáo" và "giảng đạo" mà  cũng chỉ được phép thực hiện " tại các cơ sở tôn giáo""  Như vậy, những Tín đồ ở xa  nơi Thờ phượng như Nhà thờ hay Đền Chùa thì làm sao đến dự lễ  hay cầu nguyện được"

Việc làm này đã được đảng CSVN áp dụng trên khắp miền Bắc đối vớI đồng bào theo đạo Công giáo, từ sau 1954 nên nhiều Nhà thờ đã bị bỏ hoang, nhiều giáo dân không còn cơ hội giữ đạo trọn vẹn theo giáo luật.

Đảng CSVN phủ nhận tố cáo "cấm đạo" nhưng hạn chế người có đạo hành đạo cũng chẳng khác gì ép buộc người ta bỏ đạo.

Hành động "nhúng tay vào mọi sinh hoạt tôn giáo" còn được chứng minh trong Điều 12 của Pháp lệnh: "Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng kí chương trình hoạt động tôn giáo hằng năm diễn ra tại cơ sở đó với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã); trường hơp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng kí thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận."

Đến Điều 13 còn vi phạm trắng trợn quyền hành đạo của người Tu hành và tiếm quyền của cấp Giáo phẩm lãnh đạo trực tiếp các Tu sỹ  : "1. Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật thì không được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lí tổ chức của tôn giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng. 2. Đối với người đã chấp hành xong các hình phạt hoặc biện pháp xử lí hành chính quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ sau khi được tổ chức tôn giáo đăng kí hoạt động và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức của tôn giáo."

Đối với các Tổ chức đoàn, hội của các Tổ chức Tôn giáo  cũng phải có phép và chịu  kiểm soát của Nhà nước, theo như Điều 16: "1. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lí, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;

b. Có hiến chương,điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;

c) Có đăng kí hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;

d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp; đ. Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận."

Ngay cả chuyện tu hành của công dân và quyền phong chức của nội bộ Tôn giáo cũng phải thông qua nhà nước, theo như các chi tiết ghi trong Điều 21 : " 1. Người đi tu tại các cơ sở tôn giáo phải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Người chưa thành niên khi đi tu phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 2. Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng kí với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo."

Điều 22 viết: "1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thoả thuận trước với cơ quan quản lí nhà nước về tôn giáo ở trung ương. 2. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:

a) Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt;

b) Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;

c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

3. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng kí về người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền."

Nhóm chữ "yếu tố nước ngoài" là nhắm thẳng vào hệ thống tổ chức của Giáo hội Công giáo nói chung và riêng Việt Nam mỗi khi Tòa thánh Vatican muốn phong chức một Giám mục, Tổng Giám mục hay Hồng y thì ứng viên phải được sự đồng ý của đảng CSVN.

Tại sao chuyện nội bộ này lại phải qua mạng lưới gạn lọc của Nhà nước và với mục đích gì, nếu không phải là  muốn nhúng tay vào chuyện nộ bộ các Tôn giáo"

Ngay cả chuyện đào tạo cũng không thoát khỏi bàn tay của đảng. Điều 24 đã chứng minh: 

 "1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

2. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.

Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khoá trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

3. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.

4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng tôn giáo do Chính phủ quy định."

Điều được gọi là "Môn học về lịch sử Việt Nam"  là nhắm thằng việc buộc Tu sinh phải học về Hồ Chí Minh, lịch sử đảng CSVN và Chủ nghĩa Mác-Lênin như các Sinh viên cấp Đại học và Cao đẳng. Hai chữ "chính khóa" có nghĩa là  các môn chính bắt buộc, nếu không đủ điểm, Thí sinh hay Tu sinh không được cấp bằng tốt nghiệp.

Chuyện giản dị nhưng nhiêu khê của Nhà nước Việt Nam trong Pháp lệnh Tín ngường, Tôn giáo năm 2004  là như thế mà cần gì phải ra Sách trắng để giải thích và tuyên truyển  cho phí tiền của nhân dân"

Tập Tài liệu này chẳng làm cho sinh hoạt của các Tôn giáo sáng lên chút nào. Nó chỉ  làm cho mặt mũi Đảng đen đuốc thêm mà thôi. -/-

Phạm Trần

(02/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kim chỉ nam “Xây Dựng Đất Nước Trong Thời Kỳ Qúa Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội” của đảng Cộng sản Việt Nam viết trong Cương Lĩnh năm 1991 coi như đã hết linh
Một bóng ma đang đe dọa các nước nghèo, là lương thực vượt khỏi tầm tay nhiều người vì quá đắt.
Ngọn Đuốc Thế Vận hôm Thứ Tư bất ngờ đổi lộ trình chạy ở San Francisco để đánh lạc hướng nhiều ngàn người biểu tình đang chờ ngăn chận.
Đã đến lúc mọi người dân Việt Nam, Cộng Đồng Thế Giới chứng kiến sự thoái trào cuối cùng của chủ thuyết độc tài trên toàn Thế Giới
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam - Lời tuyên bố nhân kỷ niệm 2 năm thành lập.
Vừa bước vào trong rạp hát Convention Center của Long Beach, khán giả có cảm giác như bị choáng ngợp bởi một khung cảnh hoàn toàn khác lạ với thế giới bên ngoài.
Trong thời gian ở Houston dự Lễ Hội Quan Âm lần thứ bẩy, chúng tôi cố thu xếp thì giờ ghé thăm tư gia cư sỹ Liên Hoa-Diệu Tịnh.
Mỗi năm cứ vào Xuân, khi hoa đào nở rộ khắp vùng trời Hoa Thịnh Đốn thì các cựu Cảnh Sát QG/VNCH chọn một buổi chiều thật đẹp tổ chức Hội Xuân
Năm 1896, lần đầu tiên một Thế Vận Hội Mùa Hè ( Olympic ),được tổ chức vô cùng trọng thể tại kinh đô của nước Hy lạp ( Greece) là thành phố Athens.
Kinh tế Mỹ đang đi vào chu kỳ tuột dốc... Từ cuộc khủng hoảng địa ốc bây giờ qua đến khủng hoảng năng lượng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.