Hôm nay,  

Tăng Và Giảm Mức Lưu Hoạt

21/10/201000:00:00(Xem: 12206)

Tăng và Giảm Mức Lưu Hoạt

Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long RFA

...Đông Á bị kẹt giữa hai chuyển động ngược của kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc...


Đúng một tuần sau khi Ủy ban Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ xác nhận sẽ tiếp tục gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ để kích thích kinh tế thì Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại quyết định giảm mức lưu hoạt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất huy động và cho vay thêm 25 điểm, tức là 0,25%. Biện pháp khá bất ngờ của Bắc Kinh khiến các thị trường tài chính thế giới bị chấn động, cổ phiếu và vàng tuột giá trong khi Mỹ kim lên giá. Hai động thái trái ngược này cho thấy nhiều mâu thuẫn phức tạp của kinh tế thế giới và cũng là bài toán nan giải cho Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế kỳ này sẽ tìm hiểu về bài toán đó qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
Chúng ta đang chứng kiến hai hiện tượng trái ngược giữa hai bờ Thái bình dương. Tại Hoa Kỳ, kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi và khi lãi suất đã hạ tới số không thì Ngân hàng Trung ương chỉ còn biện pháp "gia tăng mức lưu hoạt có định lượng" hay "quantitative easing" mà ông gọi là "in bạc bơm vào kinh tế". Hậu quả là Mỹ kim càng sụt giá nặng khi tư bản đang chảy qua Á châu làm nhiều nước Đông Á bị động vì tiền lên giá và phải can thiệp vào thị trường ngoại hối. Thế rồi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa quyết định nâng lãi suất thêm 25 điểm kể từ Thứ Tư 20, nhằm tiết giảm mức lưu hoạt tiền tệ để ngăn lạm phát. Quyết định bất ngờ ấy cũng lại gây chấn động cho các thị trường tài chính thế giới và khiến Mỹ kim lên giá.
Trong chương trình tuần trước, ông dí dỏm nói đến sự chuyển động của đồng Mỹ kim và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc trong bài "Hai Đồng Bạc Múa Đôi". Bây giờ, có lẽ chúng ta cần tìm hiểu xem đồng bạc Việt Nam bị kẹt thế nào trong cái nhịp múa đôi trái chiều đó. Trước hết, xin ông vui lòng trình bày cho bối cảnh của những chuyển động phức tạp này.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nói về bối cảnh thì ngẫu nhiên sao hôm Thứ Ba 19, Ngân hàng Thế giới vừa công bố tại Tokyo bản Báo cáo Cập nhật về Kinh tế Đông Á trong đó định chế này nói đến triển vọng hồi phục mạnh mẽ nhưng rủi ro gia tăng tại Đông Á. Đó là khung cảnh chung của các nền kinh tế đang phát triển tại Đông Á. Trong khi ấy, các nền kinh tế đã phát triển là ba khối Âu-Mỹ-Nhật thì chưa sáng sủa. Hậu quả của sự trái chiều này là Hoa Kỳ sẽ còn phải kích thích kinh tế khi lãi suất đã giảm tới sàn và bội chi cùng công trái đều tăng vọt lên trời.
- Vì Chính quyền Mỹ bị tê liệt khi đã tăng chi ào ạt để kích thích kinh tế mà vô hiệu thì còn lại Ngân hàng Trung ương phải in bạc bơm tiền theo lối bất thường là "quantitative easing" làm Mỹ kim sụt giá. Một số nhà nghiên cứu còn báo động là Mỹ có thể bị "giảm phát" là khi hàng mất giá mà bán không được và thất nghiệp không giảm, thậm chí bị rơi vào cái gọi là "bẫy xập thanh khoản", là tiền rẻ và dư dôi mà sản xuất vẫn không tăng. Nhưng, với các nước khác, nạn tiền rẻ và Mỹ kim sụt giá khiến hàng Mỹ thành quá rẻ, dễ bán hơn nên Bộ Ngân khố Mỹ phải giải thích là Mỹ không có chủ ý đánh hạ đồng đô la để cạnh tranh nhờ xuất khẩu rẻ hơn.
- Trong khi ấy, kinh tế Trung Quốc cũng có vấn đề là kế hoạch kích thích kinh tế bằng tăng chi ngân sách và bơm tín dụng ào ạt trong hai năm 2008-2009 đã nâng mức đầu tư và sản xuất, nhưng lại thổi lên nguy cơ bong bóng và lạm phát. Vì vậy, Bắc Kinh mới tìm cách hút bớt tiền ra khỏi kinh tế khi nâng mức dự trữ pháp định của ngân hàng và phát hành công khố phiếu. Rồi sau cùng thì phải tăng lãi suất vốn đang thực tế ở vào số âm. Nghĩa là trong khi Mỹ tăng mức lưu hoạt để kích thích thì Trung Quốc giảm mức lưu hoạt để giảm nhiệt.
Việt Long: Đúng là ta đang gặp hiện trượng trái chiều. Ở giữa là các nước Đông Á khác bị kẹt vì đồng Mỹ kim sụt giá thì đồng Nhân dân tệ sụt theo khiến đồng tiền các nước này mới lên giá và người ta đã thấy hậu quả là các nước này phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng bạc. Nguy cơ của chiến tranh ngoại hối vì vậy mới gia tăng như ông có phân tích kỳ trước.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng vậy, và trong chuyện này, ta thấy ra hai vấn đề.
- Thứ nhất là tiền quá rẻ của các nước công nghiệp hoá đã tràn vào các thị trường ta gọi là "tân hưng" để tìm cơ hội kiếm lời; loại tiền gọi là "nóng" ấy làm đồng bạc của các nước này lên giá. Thứ hai, khi đồng bạc lên giá như vậy thì hàng hóa của họ cũng tăng giá và khó bán hơn trong khi Mỹ kim sụt giá và đồng Nguyên của Trung Quốc cũng sụt theo vì ràng vào tiền Mỹ. Cho nên vấn đề ngoại hối đẩy qua vấn đề mậu dịch và nhiều nước đã phải can thiệp hoặc kiểm soát ngoại hối, bằng cách hoặc mua vào ngoai tệ và bán ra nội tệ để giảm giá đồng bạc, hoặc như Thái Lan vừa qua, tăng thuế suất trên đầu tư của nước ngoài để hạ nhiệt loại tư bản nóng ấy.
- Để sơ kết về bối cảnh, chúng ta thấy các nước Đông Á bị kẹt giữa hai chuyển động ngược của kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc và gặp bài toán rất khó giải quyết ở ba mặt một lúc. Không phải là bài toán "lưỡng nan" ở hai vế mâu thuẫn mà ở ba vế. Thứ nhất là vẫn phải kích thích sản xuất và xuất khẩu, trong khi vẫn phải canh chừng lạm phát khi tiền chảy vào quá nhiều và quá rẻ, và thứ ba là tránh cho đồng nội tệ khỏi lên giá. Xứ nào áp dụng chế độ tự do ngoại hối, tức là để đồng tiền tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu, thì bị thiệt nhất nên họ đành phải can thiệp vào thị trường ngoại hối mặc dù họ đều biết là không thể mãi mãi dùng đồng bạc rẻ để xuất khẩu.
Việt Long: Bây giờ, ta mới nói đến trường hợp Việt Nam, một quốc gia cũng cần xuất khẩu và có chế độ kiểm soát ngoại hối, nhưng lại đang lo sợ là đồng bạc mất giá so với Mỹ kim trong khi lạm phát vẫn là nguy cơ rất đáng ngại.


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Việt Nam là một ngoại lệ đáng ngại vì không thuộc vào một diện nào trong các nước Đông Á.
- Việt Nam không là một nước xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu và có lợi nhờ nguyên nhiên vật liệu đang tăng giá như trường hợp một số nước Đông Á khác. Việt Nam có dân số đủ đông để phát triển thị trường nội địa làm lực đẩy cho bộ máy sản xuất nhưng vì hạ tầng cơ sở quá thô sơ nên chưa thể đi vào chiến lược cần thiết đó. Việt Nam chủ yếu vẫn làm gia công, là nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu vào chế biến để bán ra và kiếm lời nhờ lao động. Và rất hồ hởi với triển vọng hội nhập sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 thì Việt Nam bị lạm phát nặng. Và vừa phải đối mặt với nguy cơ nóng máy bằng cách tăng lãi suất để hạ nhiệt thì kinh tế thế giới lại bị suy trầm năm 2008. Đó là về tình hình chung.
- Khi kinh tế thế giới bị suy trầm năm 2008-2009, Việt Nam áp dụng bài bản kích thích của Trung Quốc là tăng chi ngân sách, nhất là bơm tín dụng vào hệ thống ngân hàng. Kết quả thì kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và trên bề mặt thì có vẻ như đã ra khỏi nạn suy trầm.
Việt Long: Đó là trên bề mặt, chứ chìm sâu bên dưới thì cũng có nhiều vấn đề phải không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, mà toàn là loại vấn đề nan giải.
- Trước hết, Việt Nam bị nhập siêu nặng, từ nay nên tính bình quân là mỗi tháng sẽ mua nhiều hơn bán chừng một tỷ đô la, khi mà các thị trường xuất khẩu truyền thống là Âu-Mỹ đều co cụm.
Cán cân vãng lại bị thiếu hụt nên vừa bào mỏng khối dự trữ ngoại tệ quá ít ỏi của mình vừa gây ra hoài nghi cho dân chúng và thị trường. Họ giữ vàng và Mỹ kim để thủ thế và càng gây sức ép cho trị giá của đồng bạc so với Mỹ Kim. Việt Nam đã phá giá ba lần trong vòng một năm qua và sẽ còn phải phá giá nữa vì áp lực của thị trường đang vượt qua biên độ giao dịch chính thức của đồng bạc. Những biến động thăng giảm đột ngột của Mỹ kim và vàng sẽ chỉ gây thêm bất ổn cho thị trường và thách đố khả năng ứng phó của Chính quyền trong thời gian tới.
- Thứ hai, khi bơm tín dụng để kích thích kinh tế, Việt Nam có gặp vấn đề cũng như Trung Quốc là thổi lên một số nợ xấu, khó đòi và có thể mất. Hệ thống ngân hàng vì vậy đang bị đe dọa nặng và việc nâng mức dự trữ pháp định của ngân hàng để điều tiết khối tiền tệ sẽ lại gây vấn đề nữa. Ta càng nên chú ý đến rủi ro này vì các tập đoàn kinh tế quốc doanh đã chạy theo bơm tiền vào khu vực ngân hàng và bất động sản nên lại thổi lên bong bóng đầu cơ như đã thấy năm 2008.
- Vấn đề thứ ba, áp lực vật giá đã từng hoành hành tới đầu năm 2008 nay lại trở về, tức là lạm phát lại tăng kể từ cuối năm nay trở đi và là một rủi ro khác. Khi kinh tế đã tạm hồi phục, việc thu hồi các biện pháp kích thích như nâng lãi suất hay dự trữ ngân hàng là điều cần thiết, nhất là với áp lực lạm phát đang tăng, nhưng lại không dễ thi hành trên nền móng bấp bênh hiện nay. 
Việt Long: Ông có nhắc đến việc tiền nóng từ các nước công nghiệp hoá đang chảy về Đông Á. Trong các nước đó có Việt Nam không" Và điều ấy có giảm bớt khó khăn của cán cân vãng lai hay không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Cùng với nạn suy trầm 2008-2009, giới đầu tư có thấy ra nhiều bất trắc tại thị trường Trung Quốc và có ý hướng tìm đến các thị trường tân hưng khác để đầu tư. Việt Nam đã phần nào được hưởng một nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao hơn năm ngoái và năm nay có thể lên tới tám tỷ đô la. Chính là nguồn đầu tư ấy và một phần là tiêu thụ của tư nhân đã góp phần kéo kinh tế ra khỏi suy trầm.
- Nhưng, thị trường Việt Nam chưa đủ vững mạnh và an toàn để tiếp nhận đầu tư tài chính, gọi là "tiền nóng", như các nước kia. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tuột khỏi đỉnh từ năm 2007 và chỉ còn phân nửa giá cũ mà vẫn chưa được chiếu cố dù kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số VN Index ở trong Nam, là thị trường mạnh nhất, thì cũng vẫn xê dịch giữa hai mức 350 tới 450 điểm chứ chưa bung khỏi mức chặn là 500 điểm. Một chỉ dấu khác là Việt Nam vẫn phải mời chào giới đầu tư với phân lời công khố phiếu cao hơn các thị trường chung quanh tới 400 điểm, tức là 4%. Nghĩa là phải trả tiền lời khá đắt để vay tiền thiên hạ, mà vẫn ế. Những tai tiếng liên tiếp xày ra cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, điển hình là vụ Vinashin, cho thấy tình trạng thiếu an toàn và thừa rủi ro của thị trường Việt Nam.
Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông, hình như là sóng gió và rủi ro đang nổi lên ở khắp nơi, làm sao Việt Nam có thể thoát khỏi những bất trắc này khi mua hàng nhiều nhất là từ Trung Quốc và lại bán hàng nhiều nhất là cho thị trường Hoa Kỳ"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trong một kỳ trước, chúng ta có nói đến hoàn cảnh khó khăn đó của Việt Nam khi kẹt giữa hai khối kinh tế đang có mâu thuẫn và sẽ có tranh chấp là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cái thế kẹt ấy không chỉ là chuyện ngoại thương hay mậu dịch và là một bài toán quản lý vĩ mô rất tế nhị và khó giải quyết trong năm tới, nhất là trong khung cảnh mờ ảo và thiếu thông tin minh bạch như hiện nay.
- Nhìn vào tương lai dài hạn hơn, tôi thiển nghĩ là Việt Nam phải duyệt lại chiến lược phát triển nhờ xuất khẩu mà mở rộng thị trường nội địa. Thứ hai, Việt Nam còn phải xét lại vai trò, sức đóng góp và nhất là gánh nặng của các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Chúng bóp nghẹt tư doanh, gây tham ô lãng phí và là một sự bất công. Nhưng dù có chuẩn bị đại hội cho khóa 11 vào năm tới, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám đụng vào chuyện này vì quyền lợi quá lớn của các đảng viên cán bộ ở trên cùng. Cho nên rủi ro thì vẫn còn nguyên vẹn.
Việt Long: Xin cám ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.