Hôm nay,  

Thiền Viện Chân Nguyên, Adelanto, Cali, Ngày Càng Phát Triển: Biết Ơn Và Báo Ơn Trong Mùa Vu Lan

21/08/201000:00:00(Xem: 7986)

Thiền Viện Chân Nguyên, Adelanto, Cali, Ngày Càng Phát Triển: Biết Ơn và Báo Ơn Trong MÙA VU LAN

Hình ảnh Thiền Viện Chân Nguyên.

Phổ Nghĩa Võ Thiện Hiếu
Từ ngày Tôn tượng Quán Thế Âm được khánh thành tại Thiền Viện Chân Nguyên, Adelanto vào 27 tháng 11 năm 2007, với vầng hào quang thị hiện tỏa sáng rực rỡ trong lúc cử hành Lễ Khánh Thành trước sự chứng kiến của trên 500 đồng hương và đồng bào Phật tử tham dự. Từ ngày ấy đến nay, đã có hàng chục ngàn lượt đồng hương và đồng bào Phật tử khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, cũng ít nhất một lần đến thăm hoặc cá nhân hoặc gia đình hoặc cả những phái đoàn hành hương bằng xe bus đến chiêm bái Tôn tượng Quán Thế Âm.
Bằng vào những điều linh ứng mầu nhiệm mà rất nhiều Phật tử đã chứng kiến và cảm nhận từ Tôn tượng Quán Thế Âm đã được các cơ quan truyền thông, báo chí và truyền hình, có cả báo chí và truyền hình của Mỹ đều nhắc đến sự hiện diện của Thiền Viện Chân Nguyên trên vùng sa mạc Adelanto của miền Nam California qua các phóng sự địa phương. Ngay cả người nước ngoài có những tôn giáo không phải Phật giáo, vẫn thường xuyên lui tới Thiền-Viện để cầu nguyện, vì những hiển linh họ đã cảm nhận được và đem đến cho họ thêm nhiều đức tin.
Tuy chỉ mới hơn 2 năm, bằng vào sự mầu nhiệm của đức Quán Thế Âm nên phần đông Phật tử ai cũng mong ngôi Tam Bảo chóng hoàn thành, để có nơi chiêm  bái và tu học. Chính điều này đã thôi thúc Thầy Viện Chủ Thiền Viện Chân Nguyên, Tỳ-kheo Thích Đăng-Pháp, một vị chân tu rất khiêm nhường, đã luôn cầu nguyện mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, các vị Chư Thiên, Long Thần Hộ Pháp nơi đây gia bị cho các Phật tử góp sức mỗi người một tay, mỗi người một miếng ngói, mỗi người một viên gạch, nhất là được sự trợ duyên của hàng Chư Tôn Giáo Phẩm tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới nhiếp tâm trợ duyên để ngôi Tam Bảo chóng thành tựu.
PHÁT NGUYỆN BỒ ĐỀ TÂM:
Người viết tò mò hỏi Thầy trụ trì vì nhân duyên nào mà Thầy lại chọn một nơi xa xôi chưa một ai biết đến, lại là một vùng sa mạc hẻo lánh với khí hậu khắc nghiệt như thế này mà những năm qua Thầy lại đơn độc chịu đựng vững vàng với tuổi già sức yếu để xây ngôi Tam Bảo tại nơi đây" Thì Thầy vui vẻ tâm sự: "Năm 2001 nhân trong một chuyến hướng dẫn Phật tử Nam Cali đi hành hương đất Phật ở Ấn Độ và Népal. Khi phái đoàn đến Bồ Đề Đạo Tràng, là một trong Tứ Động Tâm mà hàng Phật tử ai cũng ước ao trong đời được một lần đến viếng thăm và chiêm bái. Chính tại cội Bồ-Đề này, Đức Phật đã Thành Đạo sau 49 ngày tham thiền nhập định. Cũng tại nơi Bồ Đề Đạo Tràng, Đức Phật đã dày công giáo hóa cho 60 vị A La Hán là những người đầu tiên được Đức Phật truyền thừa y chỉ cùng những lời giáo huấn, để những vị này nhiếp thọ y giáo phụng hành lời Phật dạy, mang đi khắp nơi phổ biến lại cho đời sau. Đức Phật đã nhen nhúm ngọn đuốc Trí Tuệ để soi sáng chỉ đường, chính những Vị La Hán đầu tiên này là những người đã mang ánh sáng ấy phát tán và lưu truyền khắp năm châu bốn biển ngọn Đuốc Chơn Lý của Đức Phật suốt trên 25 thế kỷ qua. Từ niềm cảm xúc đó mà Thầy Đăng Pháp không ngăn nổi xúc cảm dâng trào nước mắt và cũng từ thời điểm này, Thầy đã phát nguyện Bồ Đề Tâm, noi gương và quyết chí nối gót theo các Vị La Hán và các Thầy Tổ về sau, để khi về lại Hoa kỳ, Thầy luôn ưu tư về việc phải làm một điều gì hầu Trùng hưng Chánh giáo của Đức Phật và phải luôn phát triển và xiển dương Chánh Pháp nối tiếp con đường mà Đức Phật đã dày công giáo hóa. Trước sự xúc động vô ngần nơi Bồ Đề Đạo Tràng ấy đã thôi thúc Thầy làm sao phải xây dựng một Ngôi Tam Bảo đúng nghĩa để có nơi cho hàng cư sĩ tu học và cho hàng xuất gia có nơi giáo dục Tăng sinh và đào tạo Tăng tài; cũng như có chổ để đồng hương và đồng bào Phật tử có nơi hành hương và chiêm bái.
Do đó khi vừa trở lại Hoa Kỳ, Thầy đã mua ngay một miếng đất vừa với túi tiền của gia đình mà Thầy đã dành dụm, và cũng từ đó với một Mobilehome cũ kỷ nằm trên vùng đất sa mạc Adelanto 15 mẫu, Thầy dùng làm nơi tu học và lúc đó hầu như không có một Phật tử nào biết đến. Nhưng không lâu sau đó, điều phát nguyện của Thầy tại Bồ Đề Đạo Tràng đã được mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát và Chư Thiên đã hộ trì chứng giám, ước nguyện của Thầy lựa chọn bắt đầu có được nhiều thuận duyên mang tới, Phật tử ngày càng biết đến và đóng góp cúng dường. Thầy cũng thường nói là khi đã quyết chí xuất gia thì chính những chướng duyên và trở ngại vì thời tiết khắc nghiệt của nắng gió sa mạc, xa hẳn chốn phồn hoa đô hội hầu có sự thanh tịnh để tu hành, thì những khó khăn bên ngoài chỉ là những  thử thách tâm bất thối cùng ý chí và sự kiên trì bền bỉ của một người tu sĩ xuất gia. Thầy nói: "Ngày nay mình tu như vầy làm sao có thể so sánh với Đức Phật khi còn tại thế, đã vứt bỏ cung vàng điện ngọc để vào rừng quyết chí tầm ra con đường chân lý, cũng đã phải trải qua bao nhiêu chướng duyên, nghịch cảnh cùng những thử thách của ma vương, chướng khí …thì sự chịu đựng những khó khăn nơi đây không bằng một hạt cát so với sự hy sinh vô biên của Đức Phật, thì hãy an vui tự tại để phụng sự chúng sanh, vì "phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật" rồi vậy."
Ngay trong ngày lễ Phật Đản của Thiền Viện Chân Nguyên tổ chức hôm 6-6-2010 Thầy cũng đã phát biểu: "Chọn một nơi xa xôi và khí hậu khắc nghiệt như thế này cũng là một thử thách mà Chư Thiên đã định, do đó với một đại nguyện dựng xây ngôi Tam Bảo và một tấm lòng từ ái, dấn thân vì đại chúng và cho đại chúng, nhất tâm quyết chọn nơi này để xây dựng ngôi Tam Bảo Thiền Viện Chân Nguyên cho dù thân tứ đại này có hoại cũng quyết cho đến hơi thở cuối cùng. Với sự linh hiển hộ trì của Chư Thiên và mười phương chư Phật cùng sự góp sức của toàn thể đại chúng đồng hương và đồng bào Phật tử khắp nơi, chắc chắn nơi đây sẽ là một trung tâm Văn Hóa Phật Giáo có tầm vóc, để góp tay với các Chư Tôn Giáo Phẩm khắp nơi hầu Trùng Hưng Phật Giáo tại hải ngoại này."
THIỀN VIỆN CHÂN NGUYÊN TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN:


Ngày nay có dịp đến thăm Thiền-Viện Chân-Nguyên, so với những ngày đầu mới khánh thành Tôn Tượng Quán Âm quả là một sự phát triển vượt bực, mới hơn 2 năm từ một bãi sa mạc, thời tiết khắc nghiệt, chỉ với cái Mobilehome mà nay đã hiển lộ một cảnh quang thật hoành tráng như trong một giấc mơ. Tôn Tượng Quán Âm cao 12 mét uy nghi và sừng sững vươn lên giữa một không gian mây trời lúc nào cũng xanh biết với hai hàng 18 tượng Thập Bát La Hán, hai bên tả hữu tiền diện với hai tôn tượng Thích Ca và Di Lặc. Với cách thiết trí vừa hiện đại tân kỳ vừa mang bản sắc Dân Tộc do Kiến Trúc Sư Ong Phát thiết kế. Trước ngưỡng cửa vào bằng cổng Tam Quan theo lối kiến trúc cung đình chùa chiền ở Huế, vừa vào cổng là con đường ciment rộng 30 feet làm đường để Phật tử lễ lạy Tam Bộ Nhất Bái dài đến chân Tôn Tượng Quán-Âm. Hai bên hàng tượng Thập-Bát La-Hán là hai hành lang làm đường Thiền hành tráng ciment rộng 8 feet. Cập theo hai bên lối thiền hành với những hàng cây xanh rợp bóng thật thoáng mát. Cây xanh cũng trải rộng khắp sân. Vào trong hai bên Tượng Quán Âm là 2 đài Dược Sư Cát và Địa Tạng Cát thật hài hòa. Sau lưng tôn tượng Quán Âm là tượng Phật Nhập Niết Bàn nằm trải rộng theo hướng Đông Tây dài 20 feet. Cách một khoảng sân rộng 40 feet là ngôi chánh điện gần 8,000 square feet đang tiến hành xây dựng. Nhìn nơi đây chúng ta không thể không liên tưởng đến câu thơ bất hủ của Thiền-Sư Mãn-Giác:
"Mái chùa che chở hồn Dân Tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ Tông".
Ai đã một lần đến viếng Thiền Viện Chân Nguyên chắc chắn sẽ trở lại nhiều lần vì ngoài sự thu hút của cảnh quang bên ngoài ngày càng trở nên tươi xanh rợp bóng mát, mà điều quan trọng là tìm thấy nơi đây một niềm hạnh phúc an nhiên tự tại vì có sự linh ứng của Mẹ hiền Quán Thế Âm. Đứng dưới chân Tôn Tượng ngước nhìn lên mặt Mẹ Quán Âm, ai cũng dâng lên một niềm cảm xúc an lạc nhiệm mầu, gương mặt Mẹ thật bao dung và hiền từ như Mẹ của mình từ bao đời quen thuộc. Càng nhìn, ánh mắt Mẹ thật dịu dàng và thật gần gũi. Có nhiều Phật tử tâm sự với người viết là với sự cầu nguyện thành tâm, Mẹ sẽ ứng hiện bước đến thật gần trước mặt chúng ta như một bóng dù luôn che chở cho chúng ta là những đứa con nhỏ bé đang khao khát cần Mẹ và muốn đến gặp Mẹ. Chính những sự mầu nhiệm này đã đưa rất nhiều Phật tử không ngại đường xa muôn dậm hay xuyên Đại dương, xuyên Lục địa họ cũng đã đến với Thiền Viện Chân Nguyên, Adelanto ngày càng nhiều.
Để chung vai góp sức xây dựng Ngôi Tam Bảo. Thiền Viện Chân Nguyên đã bước vào giai đoạn khởi công xây dựng, bắt đầu từ ngày lễ Phật Đản Sanh 6-6-2010 Thiền Viện đã phát động qua Tâm Thư của Thầy Viện Chủ gửi đến đồng hương và chư Phật tử khắp nơi, tùy theo khả năng, mỗi người chung tay góp sức một hoặc nhiều tượng Quán Âm chạm nổi size 5x7 inches, có khắc tên người cúng dường và trang trọng đặt trong Đại Hùng Bửu Điện của ngôi Tam Bảo. Hoặc có thể mỗi người một hoặc vài viên gạch hay một hoặc vài miếng ngói. Xin quý đồng hương và chư Phật tử gần xa phát tâm cúng dường để gầy dựng ngôi Tam Bảo vì Ngôi Tam Bảo này là của chung của mọi người; dù ít dù nhiều, tất cả mọi sự đóng góp cúng dường đều nói lên tấm lòng kính quý và niềm tin bất thối của người con Phật xin kính dâng lên mười phương chư Phật và Chư Bồ-Tát. Mọi tâm hoan hỉ cúng dường đều vô lượng lợi lạc như nhau.
Ngoài ra Thiền Viện Chân Nguyên cũng đang phát động chương trình "mỗi Phật tử cúng dường một cây xanh" để đến khi Thiền Viện hoàn thành thì hình ảnh một "ốc đảo Chân Nguyên" xanh tươi giữa sa mạc Adelanto quả là một khung cảnh hiện thực thật mát dịu của chốn thiền môn nhờ vào sự cúng dường tích cực của toàn thể đại chúng. Cây xanh hiện đang vương mình chạy đua song song cùng nhịp độ xây cất ngôi chánh điện. Giai đoạn I của ngôi chánh điện đã xong với chân đế của nền móng sâu 4 feet và nền chánh điện cao 5.3 feet  đồng thời đã đổ xong 32 trụ bêtông cốt thép kiên cố với 16 dầm khung sắt chữ H cao 34 feet. Nhìn tổng quát cảnh quang hiện tại ngôi chánh điện và vòng rào Thiền Viện được bao bọc bởi những tàng cây xanh phủ đầy sân tạo thành một ốc đảo màu xanh giữa vùng trời sa mạc. Được biết cây xanh được trồng là loại cây Marble và cây Magnolia xuất xứ từ Canada chịu đựng được thời tiết vùng sa mạc có tàng cây cao lớn và cho bóng mát rợp sân.
Một lần nữa xin quý đồng hương và chư Phật tử khắp nơi hãy thắp sáng ngọn đuốc Từ Bi và Trí Tuệ để cùng nhau chung sức dựng xây mái nhà chung của chúng ta nơi hải ngoại bằng cách cúng dường tịnh tài để Ngôi Tam Bảo có đủ phương tiện hầu nhanh chóng thành tựu.
ĐỂ THAY LỜI KẾT:
Một điều đáng nói ở đây là sự hình thành Thiền Viện Chân Nguyên là do nhu cầu phát triển tâm linh cũng như xiển dương và truyền thừa Chánh Pháp ngay trong thời mạt pháp để cho Phật Giáo được trường tồn. Chư Phật tử cúng dường đến đâu là dựng xây đến đó. Tuyệt đối không do một nguồn cung cấp tài chánh nào từ bên ngoài (phía bên kia) như có dư luận xấu cho rằng tiền từ đâu mà Thiền Viện Chân Nguyên phát triển nhanh như thế "!!!. Xin thưa, duy nhất chỉ từ Phật tử khắp nơi tin tưởng, gửi tịnh tài cúng dường mà thôi.  Thầy trụ trì vì xuất thân từ một Huynh trưởng của Gia Đình Phật Tử Quảng Thiện ở Quảng Trị và là một Sĩ Quan cao cấp của QLVNCH, có lập trường và quan điểm rất rõ ràng, đáng lẽ Thầy nay là một vị xuất gia, không muốn nhắc lại quá khứ cá nhân, nhưng Thầy có thố lộ tâm sự là ngày nay chúng ta còn sống là nhờ biết bao xương máu của các chiến sĩ QLVNCH đã đổ ra, Thầy luôn trân trọng và tri ơn những người Quốc Gia đã nằm xuống vì lý tưởng Tự Do.
Trong mùa Vu Lan này, xin mọi người hãy thắp một nén tâm hương, ngoài việc Báo Hiếu Tứ Ân: ơn Cha Mẹ, ơn Chúng Sanh, ơn Tổ Quốc và ơn Tam Bảo, chúng ta cũng không quên ơn Chính phủ và Quốc gia Hoa kỳ đã cưu mang chúng ta đang là những người mang ID "Tỵ nạn Chính trị." Chúng ta còn phải nhớ ơn những Thương Phế Binh của QLVNCH đã cống hiến một phần thân thể nhưng vẫn còn đang chịu những khổ nhục, đày đọa trong nước bởi sự phân biệt đối xử của bọn bạo quyền khiếp nhược Cộng sản. Xin tưởng nhớ đến Anh-Linh các Anh Hùng Tử Sĩ của QLVNCH đã "Vị Quốc Vong Thân", họ nằm xuống cho chúng ta sống còn vì chính nghĩa quốc gia.
Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu năm nay, chúng ta hãy cùng nhau lắng đọng tâm tư suy nghĩ về ý nghĩa của hai chữ "BIẾT ƠN" và "BÁO ƠN" để thành tâm kính dâng lên những ân nhân hiện tiền cũng như những vị đã quá vãng mà ta đã và đang mang ơn thọ nhận.                                                                       
Phổ Nghĩa Võ Thiện Hiếu
Mùa Vu-Lan Báo-Hiếu 2554-2010.
Thiền Viện Chân Nguyên, www.thienvienchannguyen.org
20635 US Hway 395, PO BOX 248,
ADELANTO, CA 92301, (714) 656-5004.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tính cho đến nay con số người Việt sống bên ngoài lãnh thổ VN khoảng 4,2 triệu người, 3,2 triệu người đang sống tại Mỹ và Châu Âu và Úc châu
Có lẽ phải xin lỗi em vì tôi chưa đọc hết "Tuyển tập Trần Khải Thanh Thủy" dầy gần 400 trang này. Có lẽ tôi sẽ không đọc tiếp nữa, hoặc nếu đọc
Từ một năm nay, ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng tạo nên hy vọng cho không ít bà con ta trong và ngoài nước.
Chủ Nhật vừa qua, Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, gọi tắt là APEC, đã kết thúc tại Sydney của Australia
Vụ án Lê Phước Tuấn đả thương ông Nguyễn Quốc Huy, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ CHXHCN Việt Nam
Đọc bài báo có tựa đề "Câu kết trong ngoài và mưu đồ chính trị nham hiểm" trên báo Quân Đội Nhân Dân, người đọc có hiểu biết một chút
Hồ Chí Minh lại đưa ra một quan điểm trái ngược: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.”
Chủ quan là nhìn một chiều theo cái muốn của cái tôi. Cái tôi nghĩ như vầy, muốn như vầy, và điều gì ngược lại hay giống như cái tôi nghĩ, cái tôi muốn, thì tạo ra rối loạn tâm tư, tạo sự bực mình hay buồn bã
Đó là ý chí quật khởi, không xu hướng mà phải “chủ hướng.” Tức không buông xuôi theo dòng thời gian mà phải nắm bắt và chủ trì thời gian. Không thụ động không bất động, mà phải hành động tiến bước
Quốc trưởng của một quốc gia được quốc trưởng của một quốc gia khác mời tới thăm viếng quốc gia bạn thì chuyến công du này
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.