Hôm nay,  

Sau Ngày Tang

17/08/201000:00:00(Xem: 5341)

Sau Ngày Tang

Như Quang
Tôi vừa trở về từ một khoá thiền ngắn hạn. Vào diễn đàn nào cũng nghe cáo phó, phân ưu về sự ra đi của sư bà Diệu Từ. Tiểu sử sư bà vừa được các MC đọc, vừa được phổ biến trên màn hình. Chỉ cần nghe một người nào vừa mất mẹ là lòng tôi rưng rưng bởi vì tôi cũng đã từng mất mẹ. Nghe mẹ ra đi mà mình không về được để thọ tang có người con nào không thắt ruột" Tôi muốn gởi đôi lời chia buồn đến những người con côi cút nhưng trong không khí sôi động này tôi nghĩ không khéo lời chia buồn của mình sẽ trở thành lố bịch vì những sáo ngữ.
Sau ngày hỏa táng sư bà Diệu Từ, tôi ngồi lại lắng lòng viết những giòng tâm bút để chia sẻ nỗi đau mất mẹ với toàn thể gia đình sư Giác Giới. Những giòng mực tâm không bao giờ trễ muộn bởi những điều xuất phát tự tâm là những điều không có thời gian tính.
Tôi chưa từng biết sư bà Diệu Từ cũng như không hề biết bà Phạm thị Thu. Tôi chỉ biết Bà Tư, người tu nữ từ hòa tại chùa Siêu Lý Vĩnh Long. Tôi đến chùa Siêu Lý vào một ngày mùa hè 2008 và ở đó một ngày, một đêm. Một đêm an trú ở ngôi chùa này tựa như một đêm an trú trên cõi trời Đạo Lợi. Tôi được nghe kinh, được sư Giác Giới dạy đạo, được hành thiền bất cứ nơi nào tôi muốn. Vị trụ trì chùa Siêu Lý là một vị trụ trì vô cùng đặc biệt, tôi chưa hề gặp một vị trụ trì nào như thế. Sư ít giao tiếp và suốt bao nhiêu năm chỉ có một ngôi chùa mà trụ. Mới gặp tôi lần đầu mà sư đã trao cho tôi quyền … trụ trì. Sư giao quyền cho tôi không cần văn bản mà chỉ bằng một câu nói vô cùng đơn giản: ai cũng có thể làm trụ trì. Cô cũng có thể làm trụ trì: trụ giới và trì giới.  Định nghĩa trụ trì của sư giản dị quá nhưng chắc chắn rất khó hành. Sư cho tôi tham dự vào khóa kinh tối, kinh sáng của chư tăng, chỉ khi chư tăng tụng giới bổn sư mới mời tôi ra ngoài.


Buổi chiều trong khi chờ lên chánh điện học giới với sư Giác Giới, tôi ngồi trò chuyện với bà Tư. Bà ngồi nơi ngưỡng cửa trước cốc của bà, hai bàn chân sưng phồng. Tôi nói bà để con xoa bóp cho. Tôi dùng kỷ thuật xoa bóp chân mà người bạn Đông y sỹ người Trung Hoa đã dạy, bấm nhẹ các huyệt dưới lòng bàn chân và xoay cổ chân cho bà. Gương mặt bà hiện ra nét thư giãn và bà hỏi tôi một câu hỏi mà tôi nghĩ là bà đợi chờ để hỏi cả ngày nay vì bà biết tôi ở nước ngoài về: “Cô có ở gần sư Trí Tịnh không"” Câu hỏi của bà làm tôi xúc động vì trước mắt tôi là một bà mẹ quê tiêu biểu. Một bà mẹ ngồi nơi ngưỡng cửa mong con, thấy ai cũng tưởng con về, thấy ai cũng tưởng có quen biết với con mình. Tôi không dám thú thực với bà tôi không hề biết sư Trí Tịnh, chỉ nghe nói sư Giác Đẳng có người em là sư Trí Tịnh nhưng sư ở đâu tôi không được biết. Tôi chỉ biết sư Giác Giới, mà gia đình quen gọi là sư Ba, sư Giác Đẳng, sư Giác Nguyên và sư Pháp Nhiên. Nhưng tại sao bà chỉ hỏi thăm sư Trí Tịnh mà không hỏi thăm sư Giác Nguyên hay sư Giác Đẳng" Có lẻ trong lòng bà mẹ nào đứa con út ít cũng là đứa con chiếm vị trí quan trọng nhất. Tôi định bụng khi trở về Canada sẽ hỏi thêm về sư Trí Tịnh nhưng công việc bề bộn khiến tôi quên. Điều này làm tâm tôi luôn trạo hối.
Ngày bà Tư mất, nếu không nghe thông báo bà có 7 người con, tôi nghĩ số con của bà đông hơn con số bảy kỳ diệu. Xem qua các hình ảnh trên mạng Internet, tôi thấy một người luôn có mặt bên cạnh quan tài bà, luôn đứng cạnh sư Giác Giới. Nếu không biết rõ vị này tôi có thể nghĩ đây là trưởng nam của bà Tư. Và người đặc biệt này chính là vị trụ trì chùa Siêu Lý. Thêm một người con nữa ngay khi nghe tin bà Tư từ trần đã vội vàng bay về từ một trường thiền tại Miến Điện. Một giờ sáng sư đã có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để kịp về Vĩnh Long kính viếng bà Tư. Có lẻ còn nhiều người con nữa không do bà Tư sanh ra cũng đã vội vàng về nhìn người mẹ từ bi lần sau cuối. Điều này nói lên được tánh hạnh của người đã chết. Cung cách sống suốt quãng đời hộ tăng của của bà đã đem lại sự tôn kính từ nhiều người khi bà nằm xuống. 
Sau ngày tang của bà Tư tôi nghĩ tôi cần phải thắp nén nhang lòng để kính viếng bà và để chuộc cái lỗi đã không cho bà được một niềm vui nhỏ nhoi về đứa con út ít của bà. Tôi tin tưởng cảnh giới bà đang ở là một cảnh giới vô cùng an vui, ngợp bóng y vàng của những người con yêu quý. Tôi không tạo được phước báu gì lớn lao ngoài chút phước xuất gia gieo duyên, hành thiền vừa qua để hồi hướng đến cho bà. Và do những lời chân thật này, nguyện cho sự an lạc hằng đến với bà.
Như Quang
Canada, Mùa Vu Lan, 2010
Phật lịch 2554

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.