Hôm nay,  

Kinh Tế Á Châu Không Chỉ Có Trung Quốc

17/08/201000:00:00(Xem: 9175)

Kinh Tế Á Châu Không Chỉ Có Trung Quốc

RFI & Nguyễn Xuân Nghĩa

Nhân công rẻ mà năng suất thấp thì vẫn không có lợi cho giới đầu tư...

Xưa nay, nói về sự phục hồi kinh tế Á Châu sau trận tổng suy trầm 2008-2009, người ta thường nghĩ tới Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng 9-10%. Tuy nhiên, giới đầu tư quốc tế bắt đầu có một cái nhìn khác. Họ chú ý tới các nước Đông Nam Á, cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao, mà trong những điều kiện có khi lại quân bình hơn kinh tế Trung Quốc. Liệu các nước Đông Nam Á có thể bước ra khỏi bóng rợp của Trung Quốc mà trở thành một đầu máy phát triển hay không" RFI nêu câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về triển vọng này của các nước Đông Nam Á trong Hiệp hội ASEAN.
RFI: Xin kính chào anh Nghĩa. Dường như giới đầu tư quốc tế đã thấy ra một chuyển động mới. Đó là các quốc gia Đông Nam Á lại có hoàn cảnh khá thuận lợi sau vụ suy trầm toàn cầu vừa qua nên có thể là nơi đầu tư đầy triển vọng. Nhìn cách khác, kinh tế Á châu không chỉ có Trung Quốc và 10 quốc gia trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đang ra khỏi cái bóng rợp của Trung Quốc để là một trung tâm thu hút đầu tư đáng kể. Anh nghĩ sao về cách đánh giá này"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta có thể nói về bối cảnh chung rồi so sánh hoàn cảnh chủ quan của Trung Quốc với điều kiện khách quan của các nước ASEAN.
- Thứ nhất, về bối cảnh chung, ba đầu máy kinh tế công nghiệp hóa là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản đều sa sút, sẽ tiêu thụ ít đi và cố trả nợ nhiều hơn trong những năm tới. Gặp hoàn cảnh ấy, các nước Á châu nói chung đều phải tự điều chỉnh chiến lược phát triển là giảm bớt sự lệ thuộc vào xuất cảng vì các thị trường xuất cảng Âu-Mỹ-Nhật đều co cụm và trong khá lâu.
- Trong bối cảnh ấy, ta mới nói đến Trung Quốc. Xứ này có tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu là nhờ đầu tư hơn là tiêu thụ. Mà đầu tư là do kế hoạch tăng chi và bơm tín dụng, với hậu quả thực tế ít ai chú ý là các chính quyền địa phương bị mắc nợ rất nặng. Tổng số nợ có thể lên tới một phần ba tổng sản lượng, chưa kể khoản vay cũng rất lớn của các tổng công ty thuộc trung ương. Với giới đầu tư thì vì sức tiêu thụ vẫn còn thấp, thị trường nội địa của Trung Quốc chưa thể là đầu máy thay thế hay bù đắp cho sự sa sút của xuất cảng.
- Thứ hai, từ năm tháng nay, giới đầu tư cũng thấy một thay đổi mới là thợ thuyền Trung Quốc ồ ạt đòi tăng lương, và thành công trong yêu sách đó khi mở ra các đợt đình công tự phát, trước tiên trong các hãng xưởng có vốn đầu tư từ Đông Á. Như vậy, lợi thế nhân công rẻ của Trung Quốc đang giảm dần, trong khi thực tế thì hãng xưởng của giới đầu tư nước ngoài vẫn thiếu nhân công có tay nghề. Xứ này dư người lao động mà thiếu nhân công có chuyên môn.
- Thứ ba, vì lý do chính trị nội bộ - có thể là để chuẩn bị Đại hội đảng vào năm 2012 - lãnh đạo Trung Quốc ngày nay có thái độ cứng rắn và cao ngạo hơn với doanh nghiệp nước ngoài. Đôi khi còn đổ lỗi cho họ về những khó khăn xã hội đang âm ỉ bên trong. Do đó, Trung Quốc hết còn là nơi kinh doanh hấp dẫn như xưa và giới đầu tư bắt đầu nhìn qua hướng khác.
RFI: Và thưa anh, họ nhìn qua các nước Đông Nam Á phải không" Hoàn cảnh khách quan của các nước này có gì thuận lợi hơn nếu so với Trung Quốc"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta không quên là khối Đông Nam Á này có tới gần 600 triệu dân, chứ không ít, và là thị trường đa diện vì gồm nhiều quốc gia khác nhau với lợi tức trung là 6.000 đô la tính theo tỷ giá mãi lực. Nhờ sự đa diện ấy mà họ lại có thể bổ xung cho nhau, là trường hợp khó thấy tại Trung Quốc nếu ra khỏi các tỉnh duyên hải. Khi kinh tế thế giới phải điều chỉnh trong hoàn cảnh mới, các nước Đông Nam Á cũng phải điều chỉnh để quân bình lại cơ cấu vĩ mô và ít lệ thuộc hơn vào xuất khẩu. Họ điều chỉnh được vì đã trải qua kinh nghiệm khủng hoảng thời 1997-1998 mà Trung Quốc không có.


RFI: Anh giải thích cho việc điều chỉnh từ kinh nghiệm của vụ khủng hoảng lần trước, cụ thể là như thế nào"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Lần trước, các nước đã hồ hởi sảng vì việc giải phóng tư bản mà vay mượn quá nhiều và không điều tiết được luồng vốn quá rẻ chảy vào như nước. Khủng hoảng bùng nổ từ lãnh vực ngoại hối của Thái Lan đã bung ra các nước Đông Á khác khiến họ phải thắt lưng buộc bụng, kềm hãm tín dụng, trả nợ và cố gắng tạo dựng một kho dự trữ ngoại tệ lớn hơn. 
- Sau đó, như Trung Quốc ngày nay, họ dồn sức vào đầu tư hơn là tiêu thụ và đạt mức tăng trưởng khả quan hơn cho tới trận suy trầm lần này. Các quốc gia ấy cũng gia tăng tiết kiệm và chuyển lượng tiết kiệm ra ngoài thành đầu tư, chủ yếu là trên thị trường Mỹ và có góp phần thồi lên bong bóng tại Hoa Kỳ. Bây giờ, họ có thể đảo ngược lại, tức là rút tiền về đầu tư ở bên trong. Họ có khả năng ấy và đấy cũng là một lợi thế.
RFI: Giới đầu tư quốc tế còn thấy lợi thế gì khác mà họ bắt đầu có vẻ ca tụng các nước Đông Nam Á khi so sánh với Trung Quốc"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng cũng rất cao, từ 6 đến 7%, chứ không ít, lại có cơ cấu vĩ mô khá quân bình sau vụ khủng hoảng lần trước, cụ thể là ít bị bội chi ngân sách và không mắc nợ nhiều. Thứ hai, khi đầu tư thì doanh giới quốc tế nghĩ ngay đến thị trường tiêu thụ. Với dân số gần 600 triệu có lợi tức cao đây là một thị trường đáng kể chứ không nhỏ. Có dân số cao, đang tăng trưởng mạnh và cần phát triển hạ tầng cơ sở cho một xã hội tân tiến hơn và thành phần trung lưu đông hơn thì đây là một thị trường có triển vọng. Thứ ba, dân số của các xứ này thật ra còn trẻ, thành phần có tay nghề cũng đông nên năng suất lao động không thua kém nguồn nhân lực tại Trung Quốc. Thứ tư, hạ tầng cơ sở luật lệ của họ văn minh thông thoáng hơn Trung Quốc, mà chính quyền địa phương cũng dân chủ hơn, đa số lại thông thạo Anh ngữ nên đấy cũng là một lợi thế khác.
- Chúng ta không quên rằng khối ASEAN này giao dịch buôn bán nhiều nhất là với nhau, rồi với các nước Âu châu, sau đó mới tới Nhật Bản, Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Họ cũng nhận được đầu tư nhiều nhất là từ Âu châu, rồi mới là đầu tư bên trong giữa các hội viên với nhau, sau đó mới tới Nhật Bản và Hoa Kỳ. Lượng đầu tư của Trung Quốc vào các xứ này thật ra không đáng kể. Nói vắn tắt, khối ASEAN làm ăn nhiều nhất là với Âu Châu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nên có sẵn quan hệ và thói quen kinh doanh với các nền kinh tế tiên tiến. Giới đầu tư có nhìn vào khu vực này để tìm giải pháp thay thế thị trường Trung Quốc thì cũng hợp lý. Chưa kể là họ không bị chính quyền bắt chẹt và có sẵn cơ chế hợp tác nội bộ do ASEAN thiết lập ra từ hơn 40 năm nay.
RFI: Câu hỏi cuối, thưa anh: Trong hoàn cảnh có vẻ thuận lợi hơn như vậy thì trường hợp Việt Nam ra sao, có được bằng các nước Đông Nam Á không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: Việt Nam không bằng như vậy vì hạ tầng cơ sở mục nát lạc hậu hơn các nước kia nên việc phân phối cho thị trường nội địa thật ra chưa tiện lợi. Thứ hai, Việt Nam cũng thiếu nhân công có tay nghề chuyên môn vì giáo dục đào tạo quá kém nên cứ tìm lợi thế nhân công rẻ y như Trung Quốc. Nhân công rẻ mà năng suất thấp thì vẫn không có lợi cho giới đầu tư. Thứ ba, hạ tầng cơ sở luật lệ và môi trường kinh doanh thiếu thông thoáng và có quá nhiều tham nhũng thì cũng là một cản trở. Việt Nam cần cải thiện chuyện này thì mới khai thác được cơ hội khi giới đầu tư muốn chuyển từ Trung Quốc ra các nước Đông Nam Á.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.